Khẩu độ f2.0 và f2.4 cái nào lớn hơn

Khẩu độ là độ mở của ống kính giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Khẩu độ càng lớn, tức độ mở ống kính càng lớn thì lượng ánh sáng mà cảm biến thu được càng nhiều. Và ngược lại.

Hiểu một cách đơn giản, khẩu độ được thể hiện qua các số f, ví dụ: f/1.8, f/2.0, f/2.8, f/4, f/8… Khi bạn mở khẩu càng lớn, thì số f càng nhỏ, và khi khép khẩu thì số f tăng lên.

Khẩu độ f2.0 và f2.4 cái nào lớn hơn

Hình ảnh minh họa cho khẩu độ càng lớn thì thì số f càng nhỏ

Thông thường khi nói đến khẩu độ lớn là các số f như f/1.4, f/2, f/2.8… Còn tính đến khẩu độ nhỏ là các số f như f /8, f/11, f /16, f/22…

2. Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ phơi sáng

Khẩu độ ảnh hưởng rất lớn tới độ sáng của một bức ảnh. Như đã nói ở phần “Khẩu độ là gì?” trên đây, khẩu độ lớn thì lượng ánh sáng vào cảm biến càng nhiều, giúp ảnh sẽ sáng hơn. Và ngược lại, khẩu độ càng nhỏ, lượng ánh sáng vào cảm biến giới hạn thì ảnh sẽ tối hơn.

Khẩu độ f2.0 và f2.4 cái nào lớn hơn

Khẩu độ càng lớn thì ảnh càng sáng và ngược lại

Nắm được điều này, bạn sẽ học được cách thay đổi khẩu độ camera để phù hợp với điều kiện chụp ảnh. Trong điều kiện ánh sáng yếu hay vào ban đêm, bạn nên mở khẩu tối đa để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể.

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh hiểu một cách đơn giản là thuật ngữ chỉ vùng rõ nét của bức ảnh. Ảnh có hậu cảnh càng mờ nhiều thì tức là độ sâu trường ảnh nông. Và ngược lại, ảnh càng sắc nét nhiều từ tiền cảnh đến tận hậu cảnh có nghĩa là độ sâu trường ảnh sâu.

Vậy đối với độ sâu trường ảnh của một bức ảnh thì khẩu độ ảnh hưởng như thế nào? Hay mối quan hệ giữa khẩu độ và độ sâu trường ảnh như thế nào? Bạn cần nhớ đầy đủ 2 điều sau:

- Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng nông làm cho đối tượng rõ nét và hậu cảnh sẽ nhòe mờ. Do đó, khi chụp ảnh chân dung thì bạn nên cài đặt khẩu độ lớn để đạt được hiệu ứng xóa phông tuyệt đẹp.

- Ngược lại, khẩu độ nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng sâu, hay nói cách khác thì ảnh càng có nhiều chi tiết rõ nét. Do đó, nếu chụp phong cảnh, công trình kiến trúc thì bạn nên sử dụng khẩu độ nhỏ để đảm bảo ảnh được rõ nét đến cả hậu cảnh.

Khẩu độ f2.0 và f2.4 cái nào lớn hơn

Khẩu độ càng lớn thì độ sâu trường ảnh cành nông và ngược lại

3. Cách cài đặt khẩu độ máy ảnh

Bạn có thể dễ dàng cài đặt khẩu độ trên máy ảnh bằng 2 cách dưới đây:

- Chọn chế độ “Ưu tiên khẩu độ” để tùy chỉnh khẩu độ và máy sẽ tự chỉnh tốc độ màn trập.

- Chọn chế độ “Thủ công” để tùy chỉnh cả khẩu độ và tốc độ màn trập theo ý muốn.

Thông thường chế độ “Ưu tiên khẩu độ” trên máy ảnh sẽ được ký hiệu là “A” hoặc “Av”. Và trong cả hai cách, thực ra bạn đều có điều chỉnh ISO tự động hoặc thủ công để có sự phối hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO trong một bức ảnh.

Xem ngay video dưới đây để nắm rõ hơn cách cài đặt khẩu độ nhé!

4. Hướng dẫn chọn khẩu độ phù hợp với mục đích chụp ảnh

Tùy mục đích chụp ảnh mà bạn chọn khẩu độ phù hợp. Một số gợi ý cho người mới bắt đầu để chọn khẩu độ hợp lý như:

- Khẩu độ f/1.8, f/2, f/2.8 là lựa chọn lý tưởng để chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu. Hay chụp ảnh chân dung với hiệu ứng xóa phông đẹp để đối tượng chính được nổi bật. Các ống kính có khẩu độ này thường được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

- Kích thước khẩu độ f/2.8, f/3/ f/4 có thể cung cấp độ sâu trường ảnh phù hợp cho nhiều đối tượng, như chụp chủ đề thể thao, du lịch, chụp động vật.

- Các giá trị khẩu độ nhỏ như f/8, f/11, f/16 giúp bạn lấy được nhiều chi tiết của bức ảnh cả tiền cảnh và hậu cảnh. Nên thủ thuật này rất lý tưởng cho chụp ảnh phong cảnh, kiến ​​trúc, nhà xưởng và chụp macro.

Khẩu độ f2.0 và f2.4 cái nào lớn hơn

Sử dụng khẩu độ phù hợp với mục đích chụp ảnh của bạn

Kết luận

Bài viết trên đây hi vọng giúp những người mới hiểu được khẩu độ là gì cũng như vai trò của nó trong nhiếp ảnh. Nắm rõ được những thông tin này, bạn sẽ biết cách chọn khẩu độ làm sao cho phù hợp. Cũng như kết hợp với tốc độ màn trập và ISO để chụp được những bức ảnh hoàn chỉnh nhất.