Khi nào có phôi thai

Thông thường trong kỳ siêu âm sớm đầu tiên ngay khi mang thai có thể mẹ sẽ thấy kết quả chưa có phôi thai. Điều này khiến mẹ lo lắng và bất an đến sự phát triển của bé. Vậy phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy? Hãy tham khảo ngay bài viết sau, mẹ nhé!

Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy bạn biết chưa?Sự phát triển của thai nhi là một quá trình khá phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau. Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh sau đó phát triển thành túi phôi, phôi và sau đó là một thai nhi hoàn chỉnh.

Phôi thai là giai đoạn rất quan trọng bởi đây là mốc quan trọng của sự hình thành cơ thể. Theo đó, khi biết được phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy, người mẹ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Khi nào có phôi thai

Mẹ có biết mấy tuần thì có phôi thai không?

1. Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, tinh trùng gặp trứng và tạo thành bộ 46 nhiễm sắc thể, đây được gọi là hợp tử. Trứng đã được thụ tinh gọi là phôi dâu sẽ tiếp tục di chuyển qua các ống dẫn trứng về phía tử cung và phân chia thành các tế bào.

Sau khi thụ thai bao nhiêu tuần thì có phôi thai? Các phôi dâu phát triển thành phôi nang và gắn vào lớp niêm mạc tử cung, quá trình này được hoàn thành vào ngày thứ 9 hoặc 10 sau khi thụ thai. Các tế bào của phôi nang này phát triển một phần tạo thành túi phôi, một phần tạo thành nhau thai.

Khi nào có phôi thai

Mẹ có biết sự phát triển của thai 5 tuần tuổi như thế nào không? Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng, tai và có kích thước bằng hạt mè. Nhịp tim của bé đập khoảng 80 đến 85 lần một phút, giống như nhịp tim của người lớn. Bé vẫn còn rất nhiều phát triển nữa diễn ra trong tuần này, hãy cùng MarryBaby khám phá nhé.

Theo đó, một số tế bào từ nhau thai phát triển thành một lớp bên ngoài (màng đệm) bao bọc xung quanh túi phôi. Các tế bào khác phát triển thành một lớp bên trong gọi là màng ối, trong đó sẽ hình thành túi ối.

Khoảng từ 10 đến 12 ngày túi phôi sẽ được hình thành và được xem như là một phôi thai hoàn chỉnh vào khoảng 5 tuần tuổi. Bên trong túi ối chứa đầy chất lỏng trong suốt hay còn gọi là nước ối sẽ bao bọc phôi thai đang phát triển.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏimấy tuần có phôi thai hay phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy chính là khoảng tuần thứ 5 ngay sau khi mang thai.

Vì vậy, nếu trong quá trình siêu âm đầu dò (nhận biết mang thai sớm hơn siêu âm bụng) bác sĩ kết luận chưa có phôi thai thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Chỉ là chưa đến lúc phôi thai vào trong tử cung mà thôi. Thử đợi thêm cho đợt siêu âm sau, mẹ nhé!

Khi nào có phôi thai

2. Phôi thai phát triển thế nào để trở thành thai nhi?

Khi đã biết phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy ắt hẳn mẹ cũng sẽ quan tâm đến việc phôi thai phát triển như thế nào để tạo thành một thai nhi hoàn chỉnh.

Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo phôi thai sẽ tiếp tục phát triển bên trong túi ối. Thời điểm này chính là lúc hình thành hầu hết các cơ quan nội tạng cũng như cấu trúc cơ thể bên ngoài của thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo:Xử nhanh cơn đau lưng khi mới mang thai tháng đầu

Phôi thai bắt đầu kéo dài và dần dần giống với hình dạng con người. Não và tuỷ sống (ống thần kinh) bắt đầu phát triển. Tim và các mạch máu lớn được hình thành vào khoảng ngày thứ 16.

Trong khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh hầu như tất cả các bộ phận cơ thể đã được hoàn thành một cách tương đối. Trừ bộ não và tuỷ sống sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Người mẹ cần biết rằng các dị tật (dị tật bẩm sinh) thường xảy ra trong khoảng thời gian khi các cơ quan đang hình thành. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm phôi thai dễ bị tổn thương, ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài như: Các loại tia bức xạ, virus, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma tuý), người mẹ bị bệnh, thuốc uống Vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý và cẩn thận trong giai đoạn này.

Khi nào có phôi thai

Thông thường phôi thai xuất hiện ở khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ

3. Mẹ cần làm gì để đảm bảo thai nhi phát triển khoẻ mạnh?

Khi đã rõ phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy, mẹ cần biết phôi thai được xem là thời kỳ quan trọng nhất của quá mang thai. Vì vậy, mẹ cần giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Đồng thời chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng cần được quan tâm nhiều hơn.

Thời điểm này bạn không cần đặt nặng về vấn đề cân nặng cũng như phải cố gắng ăn thật nhiều. Chỉ cần quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng.

Tập chung bồi bổ các dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn này như sắt, vitamin và khoáng chất, đặc nhiệt nhất là bổ sung a-xít folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi rất hiệu quả.

>>> Bạn có thể tham khảo:Không có tim thai có bị nghén không?

Bên cạnh đó, mẹ cần tránh xa một số loại thực phẩm gây hại đến sức khoẻ của thai nhi như:

  • Rượu, bia, caffein, các loại nước uống có gas
  • Các loại gia vị cay, có tính nóng như hạt tiêu, ớt
  • Các loại cá có chứa nhiều thuỷ ngân như cá thu, cá ngừ, cá kiếmvì chất thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Thực phẩm dễ gây sảy thai như đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, rau răm,ngải cứu, rau chùm ngây

Khi nào có phôi thai

Món ăn nào giúp mẹ an thai? Một số thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng ngăn ngừa sảy thai. Điều đó có nghĩa là, mẹ bầu sẽ được hưởng lợi ích gấp đôi khi đưa những món này vào chế độ ăn của mình

Bên cạnh việc quan tâm phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy, mẹ cũng nhớ theo dõi sức khỏe của mình trong giai đoạn đầu của thai kỳ để đảm bảo không có bất trắc gì xảy ra. Đồng thời, mẹ nên ổn định tâm lý, sẵn sàng cho một hành trình làm mẹ đang chờ đợi phía trước.

Nhật Lãm

Tham vấn y khoa:Bác sĩ chuyên khoa Sản Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN

Khi nào có phôi thai

  • Quá trình học tập:Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược TP. HCM, học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
  • Thâm niên công tác:Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
  • Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP. HCM.
  • Các chứng chỉ về y khoa bác sĩ Kiên đã đạt gồm:
    Chứng chỉ hành nghề sản phụ khoa do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp
    Chứng chỉ siêu âm tổng quát do trường Phạm Ngọc Thạch cấp
    Chứng chỉ tập huấn an toàn tiêm chủng, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM.
    Hiện tại, bác sĩ Kiên đang nghiên cứu sâu về phẫu thuật thẩm mỹ tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và hợp tác tham vấn chuyên môn cho các bài viết về mẹ và bé của MarryBaby

Nguồn:

1. Embryo
https://www.sciencedirect.com/topics/earth-and-planetary-sciences/embryo
Truy cập ngày: 12/07/2021

2. Fetal development: The 1st trimester
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302
Truy cập ngày: 12/07/2021

3. Fetal development
https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/fetus
Truy cập ngày: 12/07/2021

4. Fetal development
https://medlineplus.gov/ency/article/002398.htm
Truy cập ngày: 12/07/2021

5. How Your Fetus Grows During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy
Truy cập ngày: 12/07/2021