Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Khó chịu ở cổ họng khi mang thai
Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Viêm họng là bệnh khá phổ biến và bạn có thể dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, nếu bị viêm họng khi mang thai, bạn dùng thuốc phải hết sức cẩn thận.

Viêm họng là bệnh mà niêm mạc hầu và họng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra, đôi khi cũng có thể là do nhiễm khuẩn. Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể có thể dẫn đến đau họng cùng với các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhức đầu. Viêm họng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng trong thai kỳ và thường nó sẽ biến mất sau 7 ngày.

Các triệu chứng của đau họng khi mang thai

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Cổ họng sưng đỏ
  • Khó nuốt
  • Thường xuyên đau ở cổ họng
  • Sốt
  • Đau tai
  • Amidan sưng đỏ
  • Khàn tiếng

Có thể bạn sẽ không gặp phải tất cả các triệu chứng này cùng một lúc. Hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 7 ngày.

Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai

Biết được lý do gây viêm họng, bạn có thể tránh được tình trạng này. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là:

  • Trào ngược axít
  • Dị ứng với bụi hoặc phấn hoa
  • Cơ bị căng (do nói chuyện to, nói chuyện liên tục mà không nghỉ ngơi)
  • Do hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng cổ họng lây lan qua ho hoặc hắt hơi
  • Viêm xoang.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là một chứng viêm họng nghiêm trọng do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra. Chúng rất dễ lây lan. Một số triệu chứng của bệnh này là:

  • Ớn lạnh
  • Cổ họng sưng đỏ
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chán ăn
  • Sưng amidan
  • Đau bụng
  • Phát ban.

Cách giảm các triệu chứng viêm họng trong thai kỳ

Những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm viêm họng trong thời gian mang thai:

  • Tránh đồ uống có ga và nước lạnh khi bị viêm họng bởi những thức uống này có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng thêm.
  • Uống nhiều nước để làm mát cơ thể.
  • Tránh thức ăn nhanh và những loại thực phẩm chế biến, đặc biệt là những món ăn có nhiều màu nhân tạo và chất bảo quản.
  • Uống các loại trà thảo dược như trà chanh hoặc trà xanh để giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.
  • Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi và đau rát cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất ba lần một ngày vì muối có đặc tính kháng khuẩn. Bạn cũng có thể thêm một ít bột nghệ vào nước muối vì nghệ có tính chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân, khăn tắm hoặc ly với người bị viêm họng vì bạn có thể bị lây.
  • Đừng nói quá nhiều, hãy để cổ họng của bạn được nghỉ ngơi.
  • Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Tránh hút thuốc lá vì nó có thể làm tình trạng này trở nên xấu đi.

Biện pháp điều trị viêm họng tại nhà

1. Nước chanh mật ong

Mật ong giúp làm dịu cổ họng. Còn chanh giúp chống lại vi khuẩn và làm sạch chất nhầy.

Thực hiện: Đun sôi một tách nước, thêm một ít mật ong và chanh, để nguội và uống.

2. Xông hơi

Xông hơi giúp làm mát cổ họng và giảm cảm giác đau rát khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc máy làm ẩm để giữ ẩm không khí trong nhà.

Thực hiện: Đun một nồi nước sôi và xông trong khoảng 25 – 30 phút.

3. Súc miệng bằng nước muối

Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà an toàn nhất . Nước muối giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau rát.

Thực hiện: Cho một thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Khuấy đều để muối tan và súc miệng mỗi giờ 1 lần để làm dịu cơn đau họng.

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong đó, trà giúp giảm đau tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng viêm và hạ hỏa.

Thực hiện: Đun sôi một tách nước. Cho một túi trà hoa cúc vào và để khoảng 5 phút. Lấy túi trà ra, cho một ít mật ong vào và thưởng thức.

5. Trà gừng

Gừng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Do đó, nó giúp điều trị viêm họng.

Thực hiện: Đun sôi một ít nước và cho thêm vào đó vài lát gừng đã bóc vỏ. Ngâm khoảng 5 phút, sau đó thêm mật ong và uống. Bạn cũng có thể cho thêm một ít bạc hà tươi để làm tăng hương vị của thức uống này.

Nếu tình trạng đau họng đã trở nên nghiêm trọng và các biện pháp điều trị tự nhiên này không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc điều trị viêm họng

Nếu tình trạng viêm họng kéo dài liên tục, bạn nên đến bác sĩ để khám. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Cepacol: Dạng xịt
  • Sucrets: Dạng viên
  • Chloraseptic (không dùng quá 2 ngày): Dạng xịt hoặc dạng viên
  • Robitussin: Dạng viên
  • Vicks: Dạng viên

Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn:

  • Cephalexin – An toàn cho bà bầu
  • Penicillin – An toàn cho bà bầu
  • Amoxicillin – Chưa chắc an toàn cho bà bầu

Thuốc kháng sinh không được sử dụng để điều trị viêm họng do nhiễm virus. Bất kỳ sơ suất nào về liều lượng trong quá trình dùng thuốc cũng có thể khiến bệnh viêm họng quay trở lại. Do đó, tốt hơn hết, bạn nên sử dụng theo đúng lời khuyên của bác sĩ.

Viêm họng do vi khuẩn streptococcus không gây nguy hiểm nếu bạn được điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến bác sĩ khám ngay nhé. Trường hợp bị nặng, chứng bệnh này có thể làm hư van tim và thận đấy.

2. Viêm họng liên cầu khuẩn và nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B giống nhau không?

Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn streptococcus nhóm A ở cổ họng gây ra, trong khi nhiễm trùng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn streptococcus nhóm B ở vùng trực tràng và âm đạo gây ra. Vi khuẩn nhóm B có thể truyền từ mẹ sang con thông qua dịch màng ối.

Viêm họng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng trong thời gian mang thai và nó cũng không gây hại cho bạn và bé. Tuy nhiên, viêm họng có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Dù vậy, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trong thời kỳ mang thai, hầu hết mẹ bầu thường gặp phải tình trạng thai nghén như mệt mỏi, mất ngủ… trong đó có nghẹn cổ họng ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và của thai nhi trong bụng. Vậy cảm giác nghẹn cổ khi mang thai mẹ bầu phải làm sao?

Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai là tình trạng bạn luôn có cảm giác như ăn cơm bị nghẹn, ngủ bị nghẹn nuốt không trôi. Cảm giác này là do chứng trào ngược dạ dày gây ra và bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cảm giác khi bà bầu bị trào ngược dạ dày

Tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai sẽ khiến bạn cảm nhận những hiện tượng sau đây:

  • Nóng rát ở cổ họng
  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Cảm giác nóng, chua hoặc mặn ở phía sau cổ họng
  • Đau ngực, đặc biệt là sau khi cúi xuống, nằm hoặc ăn
  • Cảm giác như thức ăn vẫn còn kẹt lại ở giữa cổ họng hoặc ngực
  • Một cảm giác nóng rát ở ngực xảy ra sau khi ăn và kéo dài vài phút đến vài giờ

Nguyên nhân bà bầu bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai xảy ra khi van giữa dạ dày và thực quản không thể ngăn axit dạ dày quay trở lại thực quản. Khi mang thai, hormone progesterone làm cho van giãn ra và tần suất trào ngược dạ dày cũng tăng lên, đồng thời tạo điều kiện khiến axit dạ dày đi vào thực quản và kích thích niêm mạc.

Tình trạng khó tiêu và trào ngược dạ dày thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 bởi khi thai nhi lớn và đè lên ruột, dạ dày khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số lý do khác khiến bạn gặp phải tình trạng này như:

  • Thừa cân
  • Ăn quá nhiều
  • Stress khi mang thai
Khó chịu ở cổ họng khi mang thai
  • Ăn ngay trước khi đi ngủ
  • Bận quần áo ôm sát và chật
  • Uống thức uống chứa caffein và đồ uống có ga
  • Ăn một số thực phẩm dễ gây trào ngược như như hành tây, sô cô la, bạc hà, thực phẩm giàu chất béo, trái cây họ cam quýt, tỏi, thực phẩm cay, cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua…

Cảm giác nghẹn cổ khi mang thai phải làm sao?

Sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp làm giảm cảm giác nghẹn ở cổ khi mang thai, nhưng mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chưa kể đến có một số loại thuốc chứa hàm lượng natri cao, có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể. Thêm vào đó, cũng có vài loại thuốc có chứa nhôm, đây là khoáng chất đánh giá không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, ngăn ngừa bị trào ngược dạ dày khi mang thai là cách tốt nhất để điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Ăn từng bữa nhỏ

Cho dù bạn chưa mang thai hay đang mang thai nếu dạ dày chứa quá nhiều thực phẩm có thể góp phần gây trào ngược dạ dày. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa một ngày thì bạn hãy chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa ăn để không khiến dạ dày phải làm việc quá tải và giải tỏa một số triệu chứng khác, như mệt mỏi khi mang thai.

Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Uống nhiều nước

Bà bầu nên ưu tiên nước lọc hoặc những thức uống tốt cho dạ dày và chứng ốm nghén khi mang thai, chẳng hạn như trà gừng, sữa chua, trà hoa cúc để làm dịu cảm giác khó chịu.

Hãy hạn chế sữa bò bởi các thành phần trong sữa sẽ gây khó tiêu, góp phần cho chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Bạn có thể thử một số loại sữa hạt vừa tốt cho thai nhi vừa làm giảm cảm giác nghẹn cổ:

  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa đậu nành
  • Sữa hạt điều
  • Sữa hạt lanh
  • Sữa óc chó
  • Sữa dừa

Vận động nhẹ sau khi ăn

Khi mang thai hãy cố gắng đi bộ, vận động một chút như làm việc nhà, đứng thẳng sau mỗi lần dùng bữa thay vì nằm xuống sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện. Thêm vào đó, bạn cũng không nên thực hiện những động tác cúi người bởi sẽ tạo điều kiện cho axit có cơ hội trào ngược lên thực quản.

Không ăn trước khi ngủ

Một trong những nguyên nhân gây nên cảm giác nghẹn cổ khi mang thai đó chính là thói quen của các bà bầu. Thường ăn no và đi ngủ ngay sau đó. Theo các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên cố gắng không ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước khoảng một vài giờ.

Kê cao gối khi ngủ

Khi nghỉ ngơi, bạn hãy kê gối để nâng độ cao của ngực và đầu. Điều này giúp cho axit nằm yên trong dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ

Bao tử hoạt động quá sức, không khí tràn đầy bên trong dạ dày làm cảm giác bị nghẹn tăng lên. Để hạn chế điều này, bạn không nên ăn quá nhanh. Thay vào đó, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ.

Kiểm soát cân nặng

Bà bầu tăng cân và khó kiểm soát lượng cân nặng sẽ gây áp lực lên dạ dày và gây ra tình trạng bị nghẹn ở cổ khi mang thai. Hãy đảm bảo chất dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu một cách hợp lý nhé.

Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Mặc quần áo rộng rãi

Khi mang thai, mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi. Các trang phục ôm hay thắt nơ dưới ngực cũng gây áp lực lên bụng, đặc biệt khi bạn mới ăn no. Vì vậy sẽ xuất hiện chứng bị nghẹn ở cổ khi mang thai.

Khi bị nghẹn, nên ăn một chút đồ lạnh

Để giảm bớt cảm giác nghẹn cổ khi mang thai tức thì, các mẹ có thể thử ăn kem, uống nước lạnh để dạ dày hạ nhiệt hơn. Tuy nhiên, chỉ một chút thôi các mẹ nhé vì ăn nhiều đồ lạnh cũng có hại cho dạ dày và bà bầu đấy.

Nên ăn các củ, quả tốt cho hệ tiêu hóa

  • Táo: Giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng nghẹn cổ khi mang thai bà bầu có thể sử dụng táo, uống nước ép hoặc sinh tố táo. Loại quả này cũng cung cấp thêm nhiều pectin giúp quá trình bài viết được thuận lợi hơn, không những thế kali, canxi trong táo cũng rất có lợi cho cơ thể mẹ bầu.
  • Nước dừa: Khi mang thai từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, bà bầu có thể uống nước dừa để ngừa chứng bị nghẹn ở cổ trong thai kỳ. Nước dừa chứa nhiều chất điện phân và các chất khoáng giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
  • Gừng: Việc bổ sung một ít gừng trong thức ăn có thể giúp mẹ bầu trung hòa dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa, ngừa chứng bị nghẹn ở cổ họng.

Những điều cần tránh để khắc phục cảm giác nghẹn cổ khi mang thai

Tránh ăn các món chiên xào, món cay nóng và chứa caffeine

Để không bị cảm giác nghẹn cổ làm khó chịu, bà bầu nên tránh ăn các món chiên xào như cơm chiên. Nên tránh những món chiên xào bởi các loại thực phẩm này khiến bao tử chịu áp lực nặng nề, khiến chứng nghẹn ở cổ ngày càng tăng cao.

Khó chịu ở cổ họng khi mang thai

Đừng chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống

Nhiều bà bầu thường có thói quen chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống, sẽ làm hại dạ dày chứ không khiến thức ăn dễ tiêu hơn như bạn thường nghĩ. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải, gây kích thích sản sinh axit và bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

Tránh căng thẳng

Mẹ bầu dễ bị căng thẳng vì đủ lý do như ốm nghén, lo lắng sức khỏe thai nhi… Tuy vậy, bạn không nên rơi vào tình trạng này vì đây là lý do dẫn đến bị nghẹn khi mang thai.

Để chào đón thành viên mới, các mẹ bầu phải gặp rất nhiều khó chịu trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như chứng nghẹn ở cổ. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp để ngăn chặn và cải thiện tình trạng này hiệu quả. Mặt khác nếu bạn cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc xuất hiện những cơn đau, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!