Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Khoa Cơ khí được thành lập vào năm 1975, là một trong 04 khoa đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Với bề dày lịch sử đó, trong suốt chặng đường dài 40 năm qua, khoa Cơ khí đã cùng với Nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Một số cột mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của khoa:

  • 1975: Khoa Cơ khí được thành lập, gồm 04 tổ chuyên môn: Cơ khí chế tạo, Kỹ thuật kim loại, Cơ khí động lực và Cơ kỹ thuật.
  • 1980: Tổ chuyển tên thành bộ môn.
    • Bộ môn Kỹ thuật kim loại tách thành 2 bộ môn: Đúc – Nhiệt luyện, Hàn – Gia công áp lực.
    • Bộ môn Cơ kỹ thuật tách thành 2 bộ môn: Sức bền vật liệu, Nguyên lý – Chi tiết máy.
  • 1987: Bộ môn Cơ khí động lực tách khỏi khoa Cơ khí, sáp nhập cùng với bộ môn Nhiệt điện (khoa Điện) thành khoa Năng lượng.
  • 5/1993: Các bộ môn trong khoa được điều chỉnh lại. Khoa gồm 06 bộ môn: Chế tạo máy, Công nghệ kim loại, Cơ học kỹ thuật, Nguyên lý – Chi tiết máy, Hình họa – Vẽ kỹ thuật.
  • 1995:
    • Các bộ môn Cơ học kỹ thuật, Nguyên lý – Chi tiết máy, Hình họa – Vẽ kỹ thuật tách khỏi khoa Cơ khí và thành lập khoa Cơ sở kỹ thuật (nay là khoa Sư phạm kỹ thuật).
    • Bộ môn Cơ khí động lực được nhập về lại khoa Cơ khí.
  • 2001: Bắt đầu đào tạo chuyên ngành Cơ điện tử.
  • 01/2005:
    • Bộ môn Động lực tách khỏi khoa Cơ khí và thành lập khoa Cơ khí giao thông.
    • Bộ môn Cơ điện tử được thành lập.
  • Hiện nay, khoa Cơ khí gồm 03 bộ môn: Chế tạo máy, Cơ điện tử và Công nghệ vật liệu với đội ngũ cán bộ gồm 32 người, trong đó có 02 Phó giáo sư, 10 Tiến sĩ, 04 Nghiên cứu sinh đang đào tạo tại nước ngoài, 17 Thạc sĩ và 01 Kỹ sư (Số liệu thống kê 09/2020).

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Quá trình hình thành và phát triển của khoa Cơ khí

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Tập thể cán bộ, công chức khoa Cơ khí

Một số thành tích mà khoa đạt được trong chiều dài 45 năm lịch sử:

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

2. Công tác đào tạo

Từ khi thành lập đến nay, khoa Cơ khí đã đào tạo được trên 10.000 Kỹ sư, trên 100 Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Cơ khí chế tạo máy, mở thêm các ngành đào tạo mới như Cơ điện tử và Cơ khí Luyện cán thép. Quy mô đào tạo ngày càng phát triển, loại hình đào tạo đa dạng. Hiện đang có khoảng trên 1400 sinh viên đại học hệ chính qui đang theo học tại khoa. Ngoài ra, còn có nhiều học viên Cao học và Nghiên cứu sinh đang nghiên cứu, học tập tại Khoa.

Hiện nay, khoa Cơ khí đang có các hệ đào tạo với các chuyên ngành:

  • Đại học: Công nghệ Chế tạo máy, Kỹ thuật Cơ điện tử, Cơ khí Hàng không
  • Cao học: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Nghiên cứu sinh: Công nghệ chế tạo máy

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Tập thể cán bộ, công chức Bộ môn Chế tạo máy 

3. Định hướng phát triển

  • Hoàn chỉnh chương trình đào tạo đại học cho hai ngành Công nghệ chế tạo máy và Kỹ thuật Cơ điện tử để tham gia kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN.
  • Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để tạo sự gắn kết giữa đào tạo và thực tế.
  • Hướng nghiên cứu chính: gia công các bề mặt phức tạp, độ chính xác cao; ứng dụng các loại vật liệu mới, các phương pháp gia công tiên tiến, thiết kế, chế tạo các thiết bị, hệ thống sản xuất tự động và ứng dụng điều khiển tự động trong các quá trình sản xuất.

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Tập thể cán bộ, công chức Bộ môn Cơ điện tử

4. Cơ sở vật chất

Hiện khoa Cơ Khí đang có 12 phòng thí nghiệm chuyên ngành, 01 Xưởng thực tập, 01 Trung tâm nghiên cứu và 01 Viện công nghệ cơ khí & Tự động hóa với các thiết bị, máy móc, dụng cụ từ truyền thống đến rất hiện đại.

Cơ sở vật chất của khoa được đầu tư rất mạnh và được đánh giá là hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu thí nghiệm, thực tập cho sinh viên, học viên và nghiên cứu khoa học của cán bộ.

Khoa cơ khí đại học bách khoa hà nội

Tập thể cán bộ, công chức Bộ môn Công nghệ vật liệu

5. Hợp tác với các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ

Khoa Cơ khí có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Hội Cơ khí, Hội Tự động hóa và Hội Cơ khí luyện kim của TP Đà Nẵng; các công ty, xí nghiệp như Công ty Sông Thu, Công ty CP Cơ điện miền Trung, Công ty CP Xi măng Hải Vân, Công ty CP Cao su Đà Nẵng; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Phạm Văn Đồng để tham gia giảng dạy và đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường chất lượng đào tạo.

Đồng thời mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động của Nhà trường và các cán bộ của khoa đang làm Nghiên cứu sinh tại nước ngoài. Giáo sư của các trường Đại học, Viện nghiên cứu như ÉTS (Canada), Grenoble (Pháp), Milan (Italia), Cao Hùng (Đài Loan)… hiện đang cộng tác và quan hệ với khoa trong hợp tác nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh hơn bao giờ hết với rất nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực CAD/CAM/CNC, thiết kế và lập trình cho các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp, nghiên cứu chế tạo thiết bị tự động phục vụ các lĩnh vực sản xuất theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền công nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên.