Khoảng cách thế nào là phù hợp trong thuyết trình

Kết quả

Khoảng cách trong giao tiếp (giao tiếp phi ngôn từ):

Trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, khoảng cách giữa ta và thính giả thể hiện mối quan tâm, quan hệ. Với mỗi mối quan hệ khác nhau, người ta có xu hướng chọn khoảng cách khác nhau. Trên lý thuyết, khoảng cách được quy định như sau:

  • Thân thiện < 1m
  • Riêng tư < 1,5m
  • Xã giao < 4m
  • Công cộng > 4m

Nhưng trên thực tế, khoảng cách được định lượng chủ yếu dựa trên cái bắt tay. Trong quan hệ xã giao, hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm tay bắt. Khoảng cách đó mang lại một không gian vừa đủ cho mỗi người đứng thoải mái, khi vung tay không chạm phải nhau, và một người thứ ba có thể đi qua giữa hai người. Còn khi ta đứng nói ở nơi công cộng, tuỳ thuộc vào đám đông mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp. Đám đông càng lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả hội trường. Một nguyên tắc chung nhất là ta phải đứng ở trung tâm của hội trường, nơi mà tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy bạn, đồng thời là nơi gần gũi nhất với thính giả mà ta có thể. Hãy luôn cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa ta và thính giả. Trong những trường hợp với những hội trường rất dài, nếu có thể, trong quá trình thuyết trình nên di chuyển sâu vào trong hội trường, quan tâm tới những người ở đằng sau. Càng đứng gần thính giả, ta càng có khả năng ảnh hưởng tới họ nhiều hơn. Tuy nhiên khoảng cách gần nhất mà ta có thể tạo nên trong trường hợp thính giả đang ngồi và ta đang đứng là khoảng từ 1,2 mét cho tới 1,5 mét. Khoảng cách này cho phép tầm mắt của ta và người đối diện ngang nhau; họ sẽ không phải ngước lên nhìn bạn. Nếu ta thấp, có thể di chuyển lại gần hơn và ngược lại.

Tóm lại, cơ thể chúng ta giống như một nhạc cụ. Để chiếc nhạc cụ phát ra những âm thanh hay, từng bộ phận trên cây đàn đó phải rung lên, phải ngân nga hoà cùng một nhịp. Muốn nói hay thì phải nói bằng cả người, nói bằng tổng lực: nét mặt nói, dáng đi nói, trang phục nói, tay nói, từng đường gân thớ thịt đều nói. Trong triết tự tiếng Trung Hoa, chữ “Trí” được cấu thành từ chữ “Tâm” ở dưới, và chữ “Sỹ” ở trên. Có nghĩa là, khi thuyết trình, muốn thay đổi ý chí người nghe thì cái “Tâm” là nền tảng, trên cơ sở đó mới thay đổi đến cái “Trí” người nghe. Nói bằng cả người, lúc nào cũng nhiệt tình, lúc nào cũng tổng lực, đam mê, đó là bí quyết thành công của thuyết trình.

Quantri.vn - Biên tập và hệ thống hóa

Ý nghĩa của khoảng cách và các vùng khoảng cách trong giao tiếp khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho tới nơi hội đồng xét xử ngồi nên ở vùng nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.7 KB, 2 trang )

Đặt vấn đề
Quan hệ giao tiếp giữa người với người không chỉ dựa vào lời nói, vì toàn bộ
cơ thể con người đều có khả năng diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm. Đôi khi
cách biểu đạt bằng ngôn ngữ hình thể đó lại tỏ ra chân thực và nhanh chóng hơn
cả ngôn ngữ. Các tín hiệu phi ngôn ngữ khác cũng đều có ý nghĩa thông tin và
tình cảm trong giao tiếp. Trong đó việc lựa chọn khoảng cách và vùng khoảng
cách khi giao tiếp là một việc quan trọng và có ý nghĩa trong nghề luật.
Nội dung
1. Khái niệm khoảng cách
Khoảng cách là một chỉ báo trong giao tiếp phi ngôn ngữ, nó nói lên mức
độ thân mật, thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp. Mỗi khoảng cách
khác nhau thể hiện mức độ thân mật khác nhau.
Ví dụ: Khi lên lớp, giáo viên thường có xu hướng tiến lại gần về phía sinh
viên để tạo được sự giao lưu gần gũi. Hay trong quá trình bắt những đối tượng
khả nghi gây án, cán bộ công an phải giữ khoảng cách với đối tượng đó để hạn
chế sự tác động xấu từ đối tượng.
2. Các loại khoảng cách
Có nhiều cách xác định khoảng cách, một trong những cách mà nhiều nhà
tâm lí học đã phân chia thành bốn vùng khoảng cách (X) giữa những người giao
tiếp như sau:
Vùng công cộng: X > 7m: đây là khoảng cách thích hợp nhất mà chúng ta
cần giữ khi giao tiếp với một nhóm người như: thuyết trình bài giảng tại hội
trường lớn, công bố trước công chúng, biểu diễn nghệ thuật... Khoảng cách thích
hợp nhất từ người nói đến người nghe khoảng 7m trở lên.
Vùng xã hội: 3,2m < X < 7m: còn gọi là vùng xã giao. Đây là khoảng cách
thích hợp nhất mà chúng ta cần giữ khi tiếp xúc với những người lạ, những
1


người khách hàng, những người xét xử ở tòa...
Vùng cá nhân: 1,25m < X < 3,2m: khoảng cách chúng ta thường giữ với


người khác khi cùng họ dự các bữa tiệc, khi tụ tập bạn bè, khi giao tiếp với đồng
nghiệp ở cơ quan,...
Vùng thân mật: X < 1,25m: đây là vùng quan trọng nhất, chỉ những người
thân thiết, gần gũi, ruột thịt mới có thể được chủ nhân cho phép tiếp cận như: bố
mẹ, vợ chồng, con cái, anh em ruột, họ hàng gần, người yêu, bạn bè thân...
Vận dụng khoảng cách như thế nào trong giao tiếp cho phù hợp chúng ta
cần chú ý tới: Mức độ thân mật của người trong vùng giao tiếp, địa vị xã hội của
mỗi người, yếu tố văn hóa...
3. Khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho đến nơi hội đồng xét xử ngồi nên
ở vùng nào?
Khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho đến nơi hội đồng xét xử ngồi nên ở
vùng xã hội, vì những lí do sau:
Một là, khoảng cách tại vùng xã hội đủ xa an toàn để hội đồng xét xử
tránh được những tình huống bất ngờ mà bị cáo xảy ra như làm loạn, gây rối tại
phiên tòa, tấn công hội đồng xét xử, khạc nhổ vào hội đồng xét xử...
Hai là, khoảng cách tại vùng xã hội không quá xa. Khoảng cách này giúp
thẩm phán có thể theo dõi được nét mặt, cử chỉ, hành vi, biểu lộ cảm xúc của bị
can, bị cáo một cách rõ nét nhất, từ đó phân tích được đặc điểm tâm lý bị can, bị
cáo và giải quyết được vụ án.
Ba là, khoảng cách này sẽ giúp cho bị cáo đứng không quá xa hội đồng
xét xử, làm tăng mối quan hệ hợp tác giữa bị cáo với hội đồng. Tâm lý bị cáo
khi ra tòa thường có thái độ bất hợp tác. Bởi vậy, khi bị cáo ở một khoảng cách
không quá xa, điều đó sẽ giúp bị cáo cảm nhận được ý chí muốn giao tiếp với bị
cáo của phiên tòa, từ đó sẽ góp phần đưa ra những lời khai chuẩn xác.

2




Khoảng Cách Trong Giao Tiếp

1.Bạn đã hiểu kỹ năng thuyết trình là gì chưa?

Khoảng cách thế nào là phù hợp trong thuyết trình
Bạn đã hiểu kỹ năng thuyết trình là gì chưa?

Tôi tin rằng, sau 4 - 5 năm dùi mài kinh sử trên giảng đường đại học, ngoài những kiến thức chuyên ngành, môi trường học tập tốt, những người bạn mới, vài ba mối tình sinh viên, vài thành tựu nho nhỏ về kỹ năng như tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn...một điều mà có lẽ ít người mang ra bàn luận, đó là kỹ năng thuyết trình.

Thứ mà ngay từ những bài tập nhóm về nhà từ ngày đầu tiên đã phải ứng dụng. Chắc bạn đã quen dần với cảm giác đứng trước đám đông và cũng quen với việc giao tiếp, gặp gỡ những người mới. Nhưng đó chỉ là những điều cơ bản chúng ta hằng gặp trong cuộc sống. Song với công việc, bạn cần đến khả năng giao tiếp cao hơn.

Để phỏng vấn suôn sẻ, dự án nhóm hiệu quả, để trình bày ý tưởng khoa học nhất, dễ hiểu nhất...bạn cần đến kĩ năng thuyết trình. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì?

Trước khi hiểu về kỹ năng thuyết trình là gì, bạn cần hiểu thuyết trình là gì đã nhé. Thuyết trình được chiết tự trong tiếng Hán. Thuyết là “nói” (Diễn thuyết), trình là trình bày(bày tỏ). Chúng ta có thể đây là một hình thức giao tiếp. Trong đó, chúng ta trình bày quan điểm, ý tưởng trước đám đông và tạo ra đồng điệu về mặt thông tin. Những lần bạn lên bảng và diễn tả những nội dung bài tập nhóm trên Slide hay những người nổi tiếng xuất hiện trên show ted-talk.

Đó là họ đang thuyết trình. Nếu chỉ hiểu thuyết trình là loại hình giao tiếp thì có vẻ không quá khó để bạn và tôi cùng thực hành mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thuyết trình được xếp vào kỹ năng - một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong công việc, chúng ta phải nhìn một cách nghiêm túc về vai trò của nó lẫn phương án thực hành hiệu quả nhất. Kỹ năng thuyết trình là khả năng kết hợp hoàn hảo giữa 3 thành tố: hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ hình thể và lời nói...để diễn đạt ý tưởng của mình về một vấn đề, chủ đề nhằm truyền đạt thông điệp đến người đối diện.

Khoảng cách thế nào là phù hợp trong thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là khả năng kết hợp hoàn hảo giữa 3 thành tố: hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ hình thể và lời nói...để diễn đạt ý tưởng của mình

Trong đó, hình ảnh, sơ đồ được gọi là những phương tiện để giúp người thuyết trình dễ dàng minh họa và làm sáng tỏ quan điểm. Nếu ví bài thuyết trình của bạn như một bài văn nghị luận thì cách nói và liên kết các câu từ sao cho hút khán giả bên dưới là những lý lẽ còn những hình ảnh hay sơ đồ được xem là những dẫn chứng để làm bài nói đó trở nên thuyết phục hay đủ khả thi. Ngày nay, với sự hỗ trợ đặc biệt các kỹ thuật hiện đại, một bài thuyết trình sẽ diễn ra trơn tru hơn, thu hút hơn.

Dĩ nhiên, tất cả chúng ta chỉ bị ấn tượng bởi những thứ đủ sức để nổi bật. Không một nhà tuyển dụng nào hài lòng” với một ứng viên mà ngay trong buổi phỏng vấn đã không tự ti để trình bày quan điểm của mình. Không một khán thính giả nào thích việc ở lại ngồi nghe một ai đó đứng trên sân khấu huyên thuyên rót vào tai họ những câu chữ y chang trên Slide hoặc chăm chăm nhìn vào giấy. Đó là điều tạo nên sự khác biệt giữa một người nói trước đám đông và một người sở hữu kỹ năng thuyết trình siêu đẳng.