Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Meme “đó không phải lỗi, đó là tính năng” thường được game thủ dùng để chế nhạo những tựa game có quá nhiều lỗi. Thế nhưng có nhiều trường hợp các nhà phát hành đã biến lỗi thành tính năng dùng được đấy!

The Skyrim Space Program

Đối mặt với một tên khổng lồ trong Skyrim không phải là cái gì đó dễ chịu cho lắm, khi mà bọn này cao gấp 3 lần người chơi và mỗi cú đập chùy đúng nghĩa là rung chuyển cả đất, nhưng việc bạn bị đánh bay thẳng lên thinh không vũ trụ thì lại là chuyện khác. Đây vốn là một glitch của game, khi một cú đập ngẫu nhiên của bọn khổng lồ sẽ tống nhân vật của bạn bay lên tận chín tầng mây.

Bethesda vốn là một công ty “nổi tiếng” với hàng trăm ngàn lỗi vụn vặt trong game của họ, nên thêm một cái cũng chẳng ảnh hưởng mấy. Nhưng sau đó cộng đồng lại thấy hứng thú với màn được đi tên lửa này, nên Bethesda đã nhân tiện biến lỗi thành tính năng luôn và nó được giữ nguyên không thay đổi trong Skyrim. Đây là lần hiếm hoi mà Bethesda không phải làm gì mà lỗi cũng "được sửa".

Creeper

Vào cái thời ban sơ khởi đầu của Minecraft, vốn dĩ không có sinh vật gọi là Creeper. Cái thứ xanh lè khủng khiếp man rợ này thực chất là mô hình của một con lợn, nhưng trong quá trình phát triển không biết lập trình viên nào đã code lỗi, nhập sai cả chiều cao lẫn chiều dài mà không để ý, kết quả nhận được là thay vì từ một con lợn vô hại, chúng ta có một con quái vật kinh dị nhất mọi thời đại.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Vì một cái lý do quái đản nào đó, mà đội ngũ lập trình thuận tiện biến lỗi thành tính năng luôn (có nhiều tin đồn là do… lười), họ quyết định thổi hồn sự sống vào nó và thế là con quái Creeper ra đời vào năm 2009. Trong hơn một thập kỉ tiếp theo, Creepers đã đem tới sự kinh hoàng cho hàng triệu game thủ Minecraft, khi xuất hiện từ bóng đen sâu thẳm và nổ tanh bành mọi thứ trước mặt.

Zorencoptering

Một trường hợp khác cũng rất biết cách tận dụng biến lỗi thành tính năng đó là Warframe. Vào thời điểm cách đây rất lâu thì Warframe tồn tại một lỗi khá là thú vị, đó là người chơi có thể “bay khinh công” trên trời để lướt vừa nhanh vừa xa, điều mà các phương thức di chuyển bình thường không thể làm được. Bằng cách sử dụng các đòn đánh xen kẽ trên không, giống như một cái cánh quạt phản lực, game thủ sẽ thực sự “bay” theo đúng nghĩa đen, do đó cái lỗi này được gọi bằng một cái tên rất kêu là “Zorencoptering”.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Bất chấp cái lỗi này hoàn toàn là phá game, nhưng nhà phát hành Digital Extremes lại thấy hứng thú với nó và quyết định đưa nó chính thức vào game. Tất nhiên là bản xịn không thể nào có cái màn “hack speed” như bản lỗi, nhưng giờ đây game thủ Warzone cũng có thể lướt giữa không trung, khiến cho game trở nên đặc sắc cũng như hấp dẫn hơn nhiều khi nó thay đổi hoàn toàn cách thức di chuyển cổ điển.

The Spy

Vào năm 1996, một nhóm modder từ Aussies đã tạo ra Team Fortress, vốn là một bản mod cho Quake. Bản mod này có một cái lỗi khá kì cục, khi nickname của người chơi bị đổi màu, khiến cho nhìn qua có cảm giác như họ đang ở đội đối phương chứ không phải trong team của mình. Vì một vài lý do nào đó mà cái lỗi này này đã bị bỏ qua, không sửa được hay không ai quan tâm thì không rõ.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Các lập trình viên sau đó đã nghĩ ra một ý tưởng biến lỗi thành tính năng và cho ra đời một nhân vật game sáng tạo nhất lịch sử - The Spy. Hắn ta có khả năng hóa trang thành thành viên trong đội đối thủ và chính thức xuất hiện trong bản patch QuakeWorld Team Fortress. Về sau khi Team Fortress trở thành một game độc lập, thì The Spy cũng đi theo, trở thành một class sáng tạo và độc đáo nhất mà game thủ từng chứng kiến.

Rocket Jumping

Đây có lẽ là một trường hợp lỗi biến thành tính năng có ảnh hưởng nhất tới làng game. Thứ mà chúng ta đang nói tới là trick Rocket Jump của tựa game Quake. Các game thủ đã phát hiện ra rằng nếu như bạn canh thời gian để nhảy đúng lúc bắn đạn rocket xuống đất, thì nhân vật có thể nhảy lên rất cao và nếu tiếp tục làm như vậy thì chúng ta gần như là “bay” trên không luôn.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Cái trick này cho người chơi lợi thế cực lớn trong game và bị đánh giá là không cân bằng, nhưng các lập trình viên Quake lại thấy nó là một thứ rất thú vị và nên được giữ lại. Rocket Jump từ đó được giữ lại và có mặt gần như tất cả các game Quake về sau, không một game thủ nào lại không biết tới cái trick này, tới mức nó giống như một thủ thuật trong sách giáo khoa bắt buộc phải học thuộc vậy.

Gandhi Nuked

Đây cũng là một cái meme vô cùng nổi tiếng, không chỉ trong dòng game Civilization mà còn mở rộng ra thêm nữa. Ở những bản Civilization đầu tiên, vị lãnh tụ Gandhi được nhà phát triển ấn định sẵn là một người rất ôn hòa, và khi AI điều khiển ông thì nó sẽ không chủ động tấn công người chơi và luôn trong trạng thái hòa bình. Chủ yếu là Gandhi được lập trình là có chỉ số thù hằn rất thấp, coi như là ở mức thấp nhất game.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Nhưng do một lỗi quái đản khi nghiên cứu chuyển đổi, khiển cho chỉ số thù hằn của Gandhi bị đẩy ngược lên mức cao nhất, ông lão này đột biến biến thành kẻ hủy diệt chính hiệu, khi lăm lăm nhấn vào nút phóng nuke bất cứ lúc nào có thể. Có vẻ đây là một trường hợp cố tình để lỗi thành tính năng, khi Gandhi nuke không ngừng nghỉ từ bản Civilization II nhưng tới tận bản V mới được sửa, kéo theo những trải nghiệm kinh hoàng của game thủ khi trong ván có mặt Gandhi.

Combo

Đây khả năng là trường hợp biến lỗi thành tính năng có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử game, khi nó tạo ra thứ quan trọng nhất trong làng game đối kháng đó là combo. Tựa game khai sinh ra nó không ai khác là Street Fighter II – ông tổ của game đối kháng hiện đại. Vốn dĩ khái niệm combo lúc đó còn khá mơ hồ, nhưng trong Street Fighter II có một lỗi cho phép game thủ cancel đòn đánh của mình sớm hơn, qua đó khiến cho họ tấn công nhanh hơn và không cho đối thủ cơ hội phản kháng.

Không phải là lỗi đó là tính năng năm 2024

Đây vốn là một lỗi ẩn trong quá trình thiết kế khiến cho người chơi ra đòn mượt hơn, nhưng khi mà đám nhóc ở khu trò chơi đứa nào cũng biết làm “combo” thì Capcom quyết định tận dụng nó luôn. Super Street Fighter II được làm ra và quảng cáo với trọng tâm là những đòn phối hợp này. Người chơi Street Fighter II thậm chí còn được thưởng điểm tương xứng với số lượng combo mà họ gây ra trong trận, một tính năng về sau được hầu hết các game đối kháng học theo.

Kết

Các lỗi biến thành tính năng có lẽ sẽ vẫn tiếp tục còn kéo dài mãi, vì một tựa game nào mà chả có lỗi và kiểu gì cũng có mấy dị nhân kiếm được cách để tận dụng nó.