Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính

Khu di tích lịch sử Đền Hùng toạ lạc tại Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là một điểm đến tâm linh, thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan.

Khu di tích này nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 90km. Với những khách từ Hà Nội có thể đến đền Hùng bằng đường bộ thuộc quốc lộ 2 hoặc theo tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Đền Hùng – mảnh đất cội nguồn các dân tộc Việt Nam

Đền Hùng nằm trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, bao quanh bởi những hàng cây xanh cổ thụ, cùng các loài thảo mộc phong phú. Vùng đất này vốn là đất đế đô của Nhà nước Văn Long. Nơi đây có địa hình núi cao hùng vĩ, là nơi khí thiêng đất trời hội tụ.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Hùng – vùng đất Tổ linh thiêng

Đây cũng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, Tổ tiên, những người đã có công dựng nước. Trong tâm thức con dân Việt bao năm nay, mảnh đất này là mảnh đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn các đồng bào các dân tộc Việt Nam. Qua bao nhiêu những thăng trầm của lịch sử, cảnh quan Đền Hùng luôn được giữ gìn và thường xuyên tu bổ, tôn tạo nhưng vẫn giữ gìn được nét cổ kính, nghiêm trang.

Với những ý nghĩa quan trọng trong lịch sử, văn hoá, tâm linh, vào tháng 8 năm 2009, đền Hùng được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vào năm 2012.

Kiến trúc tôn nghiêm, cổ kính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Trong khu vực đền Hùng bao gồm các đền, lăng, chùa cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác. Các kiến trúc được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên nơi núi rừng hùng vĩ.

Từ chân núi Hùng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích sau:

Cổng đền

Cổng đền Hùng được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917) theo dạng vòng cuốn. Cổng cao 8,5m, gồm 2 tầng và 8 mái. Các mái được lớp giả ngói ống. Tầng dưới có cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ. Cổng trên có cửa vòm nhỏ hơn. Bốn góc tầng mái được điêu khắc, trang trí Rồng, nghê. Mặt trước của cổng được đắp nổi phù điêu hai võ sĩ oai hùng. Mặt sau cổng thì có hình ảnh của hai con hổ hiện thân như thần canh giữ.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Cổng đền Hùng

Đền Hạ

Đền Hạ được được xây dựng vào thời nhà Hậu Lê (XVII-XVIII), đã trải qua một vài lần tôn tạo. Kiến trúc của Đền theo kiểu chữ “nhị”, tương đối đơn sơ. Đền Hạ thờ Thần Núi, 18 đời vua Hùng cùng 2 bà công chúa là Tiên Dung, Ngọc Hoa.

Truyền thuyết kể lại rằng, tại đây, xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng. Ở phía sau Đền vẫn còn lưu lại dấu tích “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu cơ ấp trứng. Khi các con khôn lớn, 50 người con theo cha về vùng biển. 49 người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm. Và người con trai cả ở lại làm Vua, dựng lên Nhà nước Văn Lang, truyền được 18 đời đều mang tên gọi Hùng Vương.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Hạ

Ngay dưới chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác. Trong nhà bia trước đây được đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Cho đến hiện nay, nội dung đã được thay thành bia đá, ghi lại lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đền Hùng vào năm 1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Chùa Thiên Quang

Kiến trúc chùa Thiên Quang bao gồm các toà Tiền đường, Thiêu Hương, Tam bảo, dãy hàng lang và nhà Tổ. Trong chùa thờ Phật theo lối Đại Thừa.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Chùa Thiên Quang

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

Đền Trung được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XII), cũng đã trải qua nhiều lần tu bộ. Cấu trúc hiện nay của chùa theo kiểu chữ nhị, gồm tiền tế và hậu cung. Tương truyền, nơi đây Vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đền Trung cũng là nơi vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo đã làm ra bánh chưng, bánh giày.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Trung

Đền Thượng

Đền Thượng còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Đền được làm theo kiểu chữ Vương, chia ra làm ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trồng, tiền tế, đại bái và hậu cung.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Thượng

Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương là mộ của Vua Hùng đời thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thương, mặt quay theo hướng Đông Nam; có vị thế đầu đội sơn, chân đạp thuỷ.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Lăng Hùng Vương

Đền Giếng

Đền Giếng còn có tên gọi là Ngọc Tỉnh. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo lối kiến trúc kiểu chữ Công. Đền là nơi thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung, hai người đã có công dạy dân trồng lúa và trị thuỷ.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Giếng

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đường đi lên đền được xây dựng bằng 553 bậc đá. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được khởi công xây dựng mới vào năm 2001 với lối kiến trúc cổ . Đền bao gồm các hạng mục: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… Trong đền thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng.

Xem thêm: [Du lịch Tâm Linh] Đền Mẫu Âu Cơ – huyền tích xưa còn mãi

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Mẫu Âu Cơ

Đền thờ Lạc Long Quân

Đền Lạc Long Quân được xây dựng trong khuôn viên rộng 13,79 ha, khởi công vào năm 2007. Chùa gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính, tả, hữu vu. Bên trong đền có tượng Lạc Long Quân được đúc bằng đồng cùng các hạng mục khác được tạo khối, trang trí tinh xảo.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Đền Lạc Long Quân

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996, và khánh thành vào đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003. Trong đền trưng bày nhiều hiện vật cổ, bức ảnh cổ, có giá trị.

Khu di tích đền hùng có bao nhiêu đền chính
Bảo tàng Hùng Vương

Đền Hùng là điểm đến tâm linh, mang ý nghĩa văn hoá lịch sự của dân tộc. Đây là tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, tổ tiên, cũng là nơi nhắc nhở con cháu Lạc Hồng luôn phải cố gắng gìn giữ, xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

Khu di tích Đền Hùng rộng bao nhiêu?

PTĐT- Khu di tích lịch sử Đền Hùng có tổng diện tích 1.030ha (trong đó có 538ha rừng) với hàng chục điểm thờ cúng Hùng Vương. Hằng năm, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch...

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao nhiêu?

Theo Quyết định, Khu du lịch quốc gia Đền Hùng có diện tích 11.350,74ha, gồm diện tích Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tích hợp cùng toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Việt Trì (diện tích thành phố Việt Trì là 11.175ha; diện tích Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là 845ha, trong đó có 669,26 ha nằm trong diện tích thành ...

Đền Hùng còn có tên gọi khác là gì?

3.3. Đền Trung ở Đền Hùng còn gọi là Hùng Vương Tổ miếu được tương truyền là nơi các Vua Hùng ngắm cảnh và luận bàn việc nước cùng chư vị Lạc hầu, Lạc tướng. Đây cũng chính là nơi gắn liền với sự tích vua Hùng thứ 6 truyền ngôi cho Lang Liêu – vị hoàng tử đã làm ra bánh chưng bánh dày.

Khu tưởng niệm các vua Hùng gồm bao nhiêu bậc?

Điểm nổi bật của lối lên đền là hàng tre xanh tỏa bóng mát hai bên, gợi nhắc hình ảnh làng quê Việt. Con đường làm bằng đá, có tổng cộng 107 bậc thang.