Khu vực 2 nông thôn được cộng bao nhiêu điểm năm 2024

Căn cứ Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tại khoản 4 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hướng dẫn về cách tính điểm ưu tiên cho đối tượng ưu tiên có tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên như sau:

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
4. Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này

Như vậy, đối tượng ưu tiên có tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên thì việc tính điểm ưu tiên thi đại học được thực hiện như sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên

Theo công thức trên thì điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều. Đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Cách tính điểm ưu tiên thi đại học 2023 cho đối tượng ưu tiên có từ 22,5 tổng điểm trở lên ra sao? (Hình từ Internet)

Mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2023 ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học), năm 2023, chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực trong tuyển sinh vẫn giữ nguyên 4 khu vực.

Áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế.

Điểm ưu tiên là gì?

Điểm ưu tiên là mức điểm mà được Nhà nước ưu ái dành cho các học sinh, đặc biệt là những học sinh thuộc những trường hợp đặc biệt hoặc một số khu vực được quy định.

Cụ thể hơn, điểm ưu tiên là số điểm được cộng thêm vào số điểm thi thực tế mà thí sinh đã đạt được trong kỳ thi của mình. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng được cộng điểm ưu tiên mà chỉ những trường hợp được thuộc diện quy định của pháp luật.

Với điểm ưu tiên, thí sinh sẽ có cơ hội cao hơn trong các kỳ thi như: kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Quy định về điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay, có hai loại điểm ưu tiên dành cho các thí sinh: Điểm ưu tiên theo khu vực và Điểm ưu tiên theo đối tượng.

Mức cộng điểm ưu tiên theo khu vực

Trước khi học sinh tham gia vào các kỳ thi, căn cứ vào khu vực nơi mà thí sinh sinh sống có thuộc vào một trong những trường hợp được Nhà nước quy định thì sẽ biết mình có được cộng điểm ưu tiên theo khu vực hay không?

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh Đại học nêu rõ:

- Nếu thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì được hưởng khu vực tiên theo địa điểm học đó.

- Trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) nếu chuyển trường thì thời gian học lâu hơn ở khu vực nào thì khu vực đó được chọn là khu vực ưu tiên.

- Học sinh nếu mỗi năm học ở một trường học thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường học này còn nửa thời gian lại học ở trường học kia thì khi tốt nghiệp ở khu vực nào sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Còn các trường hợp dưới đây sẽ được hưởng ưu tiên khu vực theo đúng hộ khẩu thường trú của thí sinh đó, cụ thể:

- Thứ nhất, đó là học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Thứ hai, đó là học sinh các trường, lớp dự bị đại học.

- Thứ ba, là học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng ở tại:

+ Các xã thuộc khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi dựa theo văn bản chi tiết mà pháp luật đã quy định.

+ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới cũng như các xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135.

+ Các thôn, các xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại khu vực thuộc những huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;

- Thứ tư, trường hợp với các trường hợp là quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi:

+ Nếu thí sinh đó đã đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực mà mình đã đóng quân đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, còn tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn.

+ Nếu thí sinh đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực đóng quân có thời gian dài hơn.

+ Nếu thí sinh đóng quân dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú của mình trước khi nhập ngũ.

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay, có hai loại điểm ưu tiên dành cho các thí sinh. Ảnh minh họa: TL

Quy định phân chia ưu tiên theo khu vực được pháp luật quy định chi tiết:

Khu vực 1 (được viết tắt là KV1): Được cộng 0.75 điểm.

Khu vực này bao gồm các xã và thị trấn thuộc các vùng dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa, các vùng hải đảo theo quy định của pháp luật hoặc các tại các địa phương có điều kiện kinh tế thuộc trường hợp đặc biệt khó khăn. Những địa phương này đã được nêu rõ ràng trong văn bản quy định của Nhà nước.

Khu vực 2 - nông thôn (được viết tắt là KV2-NT): Được cộng 0.5 điểm.

Bao gồm các địa phương không thuộc ở KV1, KV2, KV3;

Khu vực 2 (được viết tắt là KV2): Được cộng 0.25 điểm.

Bao gồm các thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã và huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương đã thuộc vào KV1).

Khu vực 3 (được viết tắt KV3): không được cộng điểm.

Đó là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức điểm ưu tiên theo đối tượng

Nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng dưới đây, điểm cộng của thí sinh sẽ được tính như sau:

Thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1: Được cộng ưu tiên 2 điểm.

Thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 2: Được cộng ưu tiên 1 điểm.

Nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên số 1

Đối tượng 1: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại KV1.

Đối tượng 2: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.

Đối tượng 3: Thương binh, bệnh binh và những người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh.

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học trong đó nếu có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại KV1 hoặc nếu có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên. Ngoài ra còn trường hợp đã xuất ngũ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tại ngũ theo quy định.

Đối tượng 4: Con của người liệt sĩ, con của người thương binh đã bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Con của những bệnh binh mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Con của người hoạt động kháng chiến mà bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh" nhưng mà người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh" bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Con của những người anh hùng lực lượng vũ trang, con của những anh hùng lao động.

Con đẻ của những người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng...

Nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên số 2

Đối tượng 5: Đó là những thanh niên xung phong tập trung được cử đi học.

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học trong đó đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở KV1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác.

Những người chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban cũng như những chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành xong nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, muốn dự thi vào ngành Quân sự cơ sở.

Đối tượng 6: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 1.

Con của người thương binh, con của những bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như người thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

Con của những người hoạt động kháng chiến trong đó bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%

Con của những người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày...

Đối tượng 7:

Những người bị khuyết tật nặng có giấy xác nhận bị khuyết tật của các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Những người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên được công nhận với danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng theo quy định của Nhà nước.

Những giáo viên đã giảng dạy được đủ 3 năm trở lên mà thi vào các ngành sư phạm.

Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp dược đã có quá trình công tác được đủ 3 năm trở lên mà thi vào nhóm ngành sức khỏe.

Điểm kưu ý: Nếu học sinh thuộc nhiều diện ưu tiên theo đối tượng thì chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất trong nhiều diện ưu tiên đó.

Năm 2023 là năm đầu tiên được áp dụng cách tính điểm ưu tiên mới trong kỳ thi THPT quốc gia cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng. Ảnh: TL

Điểm ưu tiên năm 2023 được tính như thế nào?

Năm 2023 là năm đầu tiên được áp dụng cách tính điểm ưu tiên mới trong kỳ thi THPT quốc gia cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng. Cách tính cụ thể như sau:

Điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm thi thực tế từ 22,5 trở lên (thang 10 điểm và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt được tổng điểm thi thực tế tối đa 3 môn là 30 điểm/3 môn.

Từ đó áp dụng công thức ở trên:

Với một học sinh thuộc đối tượng khu vực 1 thi thực tế đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó nếu đạt 27 điểm thực tế thì điểm ưu tiên chỉ còn là 0,3; còn nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Lịch thi, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 thí sinh cần nắm bắt

Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trong đó nêu chi tiết lịch thi, thời gian công bố điểm thi.

Theo đó, kỳ thi được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023.

Trong đó: Ngày 27/6/2023 là ngày làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 28 và 29/6/2023.

Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tổ chức thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cơ bản giữ ổn định theo định hướng như năm 2022. 75% đề thi sẽ nghiêng về các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu. Có nghĩa các em học tốt kiến thức cơ bản THPT, đặc biệt của lớp 12, có thể làm được tốt 75% câu hỏi này.

Đây cũng là cơ sở tốt nhất cho việc đánh giá kết quả và xét tốt nghiệp THPT. 25% còn lại là các câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao, để các thí sinh đạt các mức điểm 8, 9, 10. "Đây là cơ sở để phân loại học sinh, một trong những cơ sở để các trường xét tuyển đại học", ông Chương nói.

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào 8h00 ngày 18/7.

Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ hoàn thành chậm nhất ngày 20/7. Muộn nhất ngày 22/7, các Sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả tốt nghiệp THPT.

Việc in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh hoàn thành muộn nhất ngày 24/7.

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Bộ GD&ĐT công bố.

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 mà thí sinh cần lưu ý

Trong những ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định. Trường hợp thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

Thí sinh phải bảo vệ đề thi và bài thi của mình. Kiểm tra các thông tin cá nhân và bài thi của mình trước, trong giờ làm bài và khi nộp bài. Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi tự luận. Trường hợp bất khả kháng, nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì cán bộ coi thi phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định.

Thí sinh phải kiểm tra các vật dụng được mang vào phòng thi theo quy định. Nếu mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14, Quy chế thi tốt nghiệp THPT vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ thì thí sinh sẽ bị đình chỉ thi.

Năm 2023, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi các dụng cụ sau: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.

Cán bộ coi thi nhắc nhở thí sinh kiểm tra tình trạng của đề thi. Thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập tức báo cho cán bộ coi thi để kịp thời xử lý (sau 5 phút tính từ thời điểm cán bộ coi thi phát xong đề thi và cho phép thí sinh được đọc đề thi).

Sau thời điểm trên, nếu thí sinh có ý kiến về tình trạng của đề thi, cán bộ coi thi phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi (qua cán bộ giám sát) để báo cáo Trưởng ban Coi thi xử lý.

Lưu ý khi làm bài thi, thí sinh phải tô đúng số báo danh, đúng mã đề, đúng phương án thí sinh chọn trả lời. Nếu tô sai cần tẩy sạch ô bị tô sai.

Cán bộ coi thi cần kiểm tra kỹ việc tô vào Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh khi thu bài, bảo đảm khớp các thông tin số báo danh, mã đề (ghi bằng chữ, số phải đúng với kết quả tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm).

Khu vực 2 nông thôn được cộng bao nhiêu điểm 2023?

Khu vực 2 - nông thôn (được viết tắt là KV2-NT): Được cộng 0.5 điểm. Bao gồm các địa phương không thuộc ở KV1, KV2, KV3; Khu vực 2 (được viết tắt là KV2): Được cộng 0.25 điểm.

Khu vực 2 được cộng bao nhiêu điểm học bạ?

- Khu vực 1: được cộng 0,75 điểm. - Khu vực 2 - NT: được cộng 0,5 điểm. - Khu vực 2: được cộng 0,25 điểm.

Khu vực 2 được cộng bao nhiêu điểm đánh giá năng lực?

- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) cộng ưu tiên 0.5 điểm gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3; - Khu vực 2 (KV2) cộng ưu tiên 0.25 điểm gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);

Khu vực 2 nông thôn là ở đâu?

KV2 -NT. Gồm tất cả các huyện: Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn,Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn (trừ một số xã thuộc KV1 của huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hà Trung đã ghi ở trên).

Chủ đề