Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Soạn Địa 8 trang 19, 20

Địa lí 8 Bài 6 giúp các em học sinh lớp 8 biết cách đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 19, 20.

Soạn Địa lí 8 Bài 6 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 6 trang 19, 20

1. Phân bố dân cư châu Á

Đọc hình 6.1, nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu sau:

STTMật độ dân số trung bìnhNơi phân bốGhi chú
1.Dưới 1 người/km2Bắc Liên bang Nga…
2.1 – 50 người/km2
3.51 – 100 người/km2
4.Trên 100 người/km2.

Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích

Gợi ý đáp án:

Mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu như sau:

STTMật độ dân số trung bìnhNơi phân bốGhi chú
1.Dưới 1 người/km2Bắc Liên bang Nga, Tây Trung Quốc, Ả rập Xê út, I – rắc, I-ran, Ô-man, Ap-ga-nis-tan, Pa-kis-tan và một số nước Trung Á.Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, địa hình núi cao hiểm trở, hoang mạc, đầm lầy, sông ngòi kém phát triển.
2.1 – 50 người/km2Phía Nam LB Nga, Mông Cổ, Băng la đét, một số nước Đông Nam Á, đông nam Thổ Nhĩ Kì, I-ran, Y-ê-men.Khí hậu ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô, nhiều đồi núi cao nguyên, mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
3.51 – 100 người/km2Ven Địa Trung Hải, cao nguyên Đê-can, một số khu vực của In-đô-nê-xi-a, ven đồng bằng duyên hải phía đông Trung Quốc.Khu vực có mưa, đồi núi thấp, ven các sông lớn.
4.Trên 100 người/km2.Nhật Bản, ven biển phía đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Đồng bằng Ấn Hằng, Xri-lan-ca, ven biển In-đô-nê-si-a và Philippin.Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa, đồng bằng hạ lưu các sông lớn và đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ, tập trung nhiều sông lớn, được khai thác từ lâu đời, đô thị tập trung dày đặc.

-Dân cư có xu hướng tập trung ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Những nơi thiên nhiên càng khắc nghiệt thì càng thưa con người sinh sống.

2. Các thành phố lớn ở châu Á

- Làm việc với hình 6.1 và số liệu bẳng 6.1:

- Đọc tên các thành phố lớn ở bẳng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).

- Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.

- Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?

Gợi ý đáp án:

- Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu tiên của tên thành phố ghi trên lược đồ).

- Xác định vị trí đầu tiên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in( dựa vào chữ cái đầu tiên ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T - Thượng Hải (Trung Quốc); M – Ma- li-na (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc (Thái Lan); G – Gia-các-ta (I-đô-nên-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C – Côn-ca-ta, M – Mum-bai ; N – Nui Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ra-si (Pa-ki-xtan); T - Tê-hê-ran (I-ran); B – Bát-đa (I-rắc).

- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mở, nguồn nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.

Cập nhật: 16/07/2021

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 181 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống – Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Câu hỏi: Dựa vào hình 2 em hãy:

1. Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km² và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km²

2. Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

Trả lời: 

1.

* Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km²: Tây Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á …

* Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km²: Bắc Phi, Ôxtraylia, Bắc Á, Bắc Mỹ,…

2. Một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới:

Quảng cáo

– Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có dân cư tập trung đông đúc.

+ Ví dụ khu vực Đông Nam Á: khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc (thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, phát triển kinh tế biển, nằm trong vành đai sinh khoáng , có nhiều khoáng sản, rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, nhiều cảnh quan đẹp… 

– Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh té kém phát triển,…là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

+ Ví dụ: Dân cư bắc mĩ phân bố không đều vì chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên:

– Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa là nơi thưa dân nhất (mật độ dưới 1 người/km2), vì vùng này có khí hậu giá lạnh.

– Phía Tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư thưa thớt (mật độ 1-10 người/km2), vì đây là vùng đồi núi.

– Phía Đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất ở Bắc Mĩ (mật độ 51-100người/Km²). Đặc điểm là phía Nam Hồ Lớn là vùng Đông Bắc của Hoa Kì (mật độ trên 100người/Km²), do ở đây công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Trả lời câu hỏi trang 190 Địa lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

Câu hỏi: Dựa vào hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Xác định trên bản đồ những khu vực đông dân ( mật độ dân số trên 100 người/km2) và những khu vực thưa dân( mật độ dân số dưới 5 người/km2)

– Cho biết vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?

Trả lời: 

Quảng cáo

 – Những khu vực đông dân ( mật độ dân số trên 100 người/km2): tập trung ở những nơi có nguồn nước dồi dào, khí hậu giao thông thuận lợi (khu vực đông Nam Á)

 –  Những khu vực thưa dân( mật độ dân số dưới 5 người/km2): ở những nơi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi (châu Phi, châu Đại Dương, những vùng lạnh giá gần cực,…)

 – Dân cư trên thế giới phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.



    Chuyên mục:

Quảng cáo

  • Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Câu 1: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội được gọi là

Quảng cáo

A. Đô thị.     B. Sự phân bố dân cư.

C. Lãnh thổ.     D. Cơ cấu dân số.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/93 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Mật độ dân số là

A. Số lao động trên một đơn vị diện tích.

B. Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.

C. Số dân trên tổng diện tích lanh thổ.

D. Số dân trên diện tích đất cư trú.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/93 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là

A. Khí hậu.

B. Đất đai.

C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. Nguồn nước.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/94 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Hai loại hình quần cư chủ yếu là

A. Quần cư tập trung và quần cư riêng lẻ.

B. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

C. Quần cư cố định và quần cư tạm thời.

D. Quần cư tự giác và quần cư tự phát.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/94 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của quần cư nông thôn ?

A. Các điểm dân cư nông thôn nằm phân tán theo không gian

B. Có chức năng san xuất phi nông nghiệp.

C. Quy mô dân số đông.

D. Mức độ tập trung dân số cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/95 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của quần cư thành thị ?

A. Các điểm dân cư nằm phân tán theo không gian.

B. Có chức năng sản xuất nông nghiệp.

C. Xuất hiện sớm.

D. Mức độ tập trung dân số cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/95 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư thế giới ?

A. Có sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới.

B. Châu Á chiếm tỉ trọng phân bố dân cư thấp nhất.

C. Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng phân bố dân cư đứng thứ hai.

D. Dân số châu Âu và châu Phi đã giảm liên tục.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét sau:

- Tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới có sự thay đổi giữa các châu lục.

- Châu Á chiếm tỉ trọng lớn nhất (61,1%) và ngày càng tăng (tăng 7,3%). Châu Đại Dương có tỉ trọng nhỏ nhất và đang giảm (giảm 0,2%).

- Tỉ trọng dân cư châu Âu, Mĩ tăng và châu Phi giảm.

Cho bảng số liệu sau :

Khu vựcMật độ dân sốKhu vựcMật độ dân số
Bắc Phi28,8Đông Á139,5
Đông Phi59,2Đông Nam Á145,9
Nam Phi23,6Tây Á53,5
Tây Phi58,3Trung – Nam Á183,0
Trung Phi23,4Bắc – Âu60,1
Bắc Mĩ19,2Đông Âu16,2
Ca – ri – bê191,2Nam Âu117,7
Nam Mĩ24,0Tây Âu175,9
Trung Mĩ70,4Châu Đại Dương4,6

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các âu hỏi từ 8 đến 10

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới ?

A. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.

B. Khu vực Đông Á có mật độ dân số lớn nhất.

C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.

D. Châu Phi có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:

- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.

- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.

- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm là do

A. Số dân châu Âu giảm nhanh.

B. Tốc độ tăng dân số của các châu lục không đồng đều.

C. Dân số các châu lục đều tăng bằng nhau.

D. Số dân châu Phi giảm mạnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dân số ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự tăng, giảm dân số khác nhau. Có thể là do chính sách dân số, sự phát triển của nền kinh tế hay do chuyển cư,… vì vậy, tốc độ tăng dân số ở mỗi châu lục cũng khác nhau nên dân số ở một số châu lục tăng lên, một số châu lục lại có tỉ trọng giảm xuống.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới ?

A. Đại bộ phận dân số sống ở châu Á.

B. Dân số châu Á lại có chiều hướng giảm.

C. Giai đoạn 1650 – 2015, dân số châu Á tăng được 6 triệu người.

D. Giai đoạn 1750 – 1850, dân số châu Á đã giảm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:

- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.

- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.

- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.

- Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á (Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,…) và thưa ở châu Đại Dương, châu Phi.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %)

Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015 là

A. Biểu đồ đường.     B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ tròn.     D. Biểu đồ miền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng ?

Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

A. Quá trình đô thị hóa.

B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.

C. Mức sống giảm xuống.

D. Số dân nông thôn giảm đi.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy dân số thành thị đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ (tăng thêm 40,4%) và tỉ trọng dân số nông thôn giảm xuống mạnh (giảm 40,4%). Dân số thành thị tăng là một trong những đặc điểm của quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới.

Câu 13: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa ?

A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.

B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.

D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/95 - 96 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là

A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động .

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/96 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.

B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.

C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/97 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Đô thị hóa là một quá trình

A. Tích cực.

B. Tiêu cực.

C. Tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa.

D. Tích cực nếu quy mô các đô thị không quá lớn. Đáp án C.

Giải thích: Đô thị hóa phát triển gắn liền với công nghiệp hóa sẽ có nhiều tác động tích cực. Đô thị hóa vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn); các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại => Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ -> đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Hiển thị đáp án

Câu 17: Nước ta có diện tích 331212 km2, dân cư 90 triệu dân. Vậy mật độ dân số nước ta là

A. 227 người/km2.

C. 722 người/km2.

D. 277 người/km2.

D. 272 người/km2.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích:

- Công thức tính: Mật độ dân số = (người/km2).

- Áp dụng công thức:

Đổi 331212 km2 = 0,331212 triệu km2

Mật độ dân số = 90/0,331212 = 271,7 (người/km2)

Làm tròn kết quả ta được: mật độ dân số nước ta là 272 người/km2

Câu 18. Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khoẻ của trẻ em là

A. Tỉ suất sinh thô.

B. Tỉ suất tử vong trẻ em.

C. Tỉ suất tử thô.

D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khoẻ của trẻ em là tỉ suất tử vong ở trẻ em.

Câu 19: Nước ta có diện tích 330.991 km2, dân cư 80,7 triệu dân. Vậy mật độ dân số nước ta là

A. 815 người/km2.

B. 244 người/km2..

C. 376 người/km2.

D. 693 người/km2.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích:

- Công thức tính: Mật độ dân số = (người/km2)

- Áp dụng công thức:

Đổi 330.991 km2 = 0,330991 triệu km2; Mật độ dân số = = 243,8 (người/km2).

Làm tròn kết quả ta được: mật độ dân số nước ta là 244 người/km2.

Câu 20: Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %)

Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong năm 1900 và 2015 là:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ miền

Đáp án C.

Giải thích: Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn.

- Trong giai đoạn 1990 và 2015 -> có 2 năm.

=> Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn -> xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong năm 1900 và 2015 là biểu đồ tròn.

Hiển thị đáp án

Câu 21. Tại sao tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm?

A. Số dân châu Âu giảm nhanh.

B. Tốc độ tăng dân số các châu lục không đều.

C. Dân số các châu lục đều tăng bằng nhau.

D. Số dân châu Phi giảm mạnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm là do tốc độ tăng dân số của các châu lục không đồng đều. Có châu lục dân số tăng nhanh do có tỷ suất gia tăng tự nhiên cao như ở các nước đang phát triển như châu Phi, châu Á,…

Câu 22: Cho biểu đồ:

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MẬT ĐỘ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.

B. Châu Phi, châu Mĩ có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.

C. Châu Á có mật độ dân số cao nhất, châu Đại Dương có mật độ thấp nhất thế giới.

D. Châu Phi có mật độ dân số thấp hơn châu Mĩ và cao hơn châu Á, châu Âu.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Nhận xét:

Mật độ dân số thế giới là 47,8 người/km2

- Châu Phi (29,9 người/km2), châu Mĩ (21,1 người/km2), châu Đại Dương (3,9 người/km2), có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới  B đúng.

- Châu Á có mật độ dân số cao nhất và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới (123,3 người/km2)  A đúng.

- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới (3,9 người/km2)  C đúng

- Châu Phi có mật độ dân số cao hơn châu Mĩ và thấp hơn châu Á, châu Âu  D sai.

Câu 23: Vùng Đông Bắc Hoa Kì là nơi có dân cư tập trung đông, lâu đời nguyên nhân chủ yếu là do

A. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

B. Trình độ phát triển kinh tế

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Trong lịch sử khai thác lãnh thổ, đây là vùng được khai phá sớm nhất (lịch sử khai thác sớm hơn so với miền tây khoảng vài trăm năm) do vậy công nghiệp của vùng phát triển sớm với thế mạnh là các ngành công nghiệp truyền thống cần nhiều lao động như: khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu… Kinh tế phát triển sớm đã thu hút đông đúc dân cư về đây sinh sống và làm việc nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ với trình độ cao, hình thành các thành phố, siêu đô thị ở vùng này (Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Ốt-ta-oa, Si-ca-gô,…).

Câu 24: Cho biểu đồ:

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MẬT ĐỘ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.

B. Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.

C. Châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

D. Châu Á có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Nhận xét:

- Mật độ dân số thế giới là 47,8 người/km2

- Châu Phi (29,9 người/km2), châu Mĩ (21,1 người/km2), châu Đại Dương (3,9 người/km2), có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới => Nhận xét A đúng

- Châu Á có mật độ dân số cao nhất và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới (123,3 người/km2) => Nhận xét B, D đúng.

- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới (3,9 người/km2) => Nhận xét C không đúng.

Câu 25. Vì sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt?

A. Đất nghèo dinh dưỡng.

B. Không sản xuất được lúa gạo.

C. Nghèo khoáng sản.

D. Khí hậu khắc nghiệt, không có nước.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt là do khí hậu khắc nghiệt cùng với đó là không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu 26: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư của vùng Đông Bắc Hoa Kì là

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

B. Cơ sở hạ tầng.

C. Trình độ phát triển kinh tế.

D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Trong lịch sử khai thác lãnh thổ, đây là vùng được khai phá sớm nhất (lịch sử khai thác sớm hơn so với miền tây khoảng vài trăm năm) do vậy công nghiệp của vùng phát triển sớm với thế mạnh là các ngành công nghiệp truyền thống cần nhiều lao động như: khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu… Kinh tế phát triển sớm đã thu hút đông đúc dân cư về đây sinh sống và làm việc nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ với trình độ cao, hình thành các thành phố, siêu đô thị ở vùng này (Niu I-ooc, Oa-sinh-tơn, Ốt-ta-oa, Si-ca-gô,…).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Khu vực có mật độ dân số lớn Nhật trên 100 người trên 1km vuông là khu vực nào

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.