Kinh nghiệm đặt cọc mua xe ô tô cũ

Mất trắng tiền cọc vì cả tin

Tiết kiệm được hơn 400 triệu đồng, anh Lý Anh Sơn (35 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) quyết định đi mua một chiếc xe cũ. Theo những thông tin được rao trên một số trang mua bán xe hơi, anh tìm được một chiếc Mazda 3S đời 2014 rất “vừa miếng” tại một salon xe cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội).

Tâm lý háo hức khi mua ô tô lần đầu, lại chưa có kinh nghiệm về xe cộ, anh Sơn đã nhanh chóng bị nhân viên bán hàng tại salon “thôi miên” bằng những lời có cánh. Chiếc xe hơn 5 năm tuổi với ngoại hình long lanh, nội thất sạch sẽ khiến anh không do dự, xuống ngay tiền đặt cọc 20 triệu đồng và hẹn 1 tuần sau lấy xe.

Tuy vậy, 3 ngày sau đến lấy xe, anh Sơn cùng một người bạn có kinh nghiệm kiểm tra thì phát hiện, xe từng bị tai nạn khá nặng, phần đầu móp méo, ảnh hưởng đến cả máy. Lúc này, anh Sơn quyết định không lấy xe và đề nghị salon hoàn lại tiền đặt cọc. Phía salon từ chối thẳng thừng với lý do  anh Sơn đã xem kỹ xe rồi mới đặt cọc, việc cọc tiền là tự nguyện chứ không ai ép buộc.

Sau cuộc đàm phán nảy lửa, cuối cùng hai bên thống nhất “cưa đôi” số tiền đặt cọc. Anh Sơn đành ngậm ngùi mất 10 triệu đồng do sự nhanh nhảu quá mức cần thiết.

Không được “may mắn” như anh Sơn, anh Nguyễn Viết Giang (29 tuổi, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) dù đã rất cẩn thận nhờ một người thợ làm tại một xưởng sửa chữa ô tô ở gần nhà cùng đi xem xe. Thế nhưng, anh vẫn dính quả đắng không ngờ.

Cuối năm 2019, anh Giang cùng người thợ xem chiếc Toyota Innova đời 2015 tại một salon ô tô cũ tại quận Cầu Giấy . Sau cái “gật đầu” của người thợ cùng đi, anh quyết định lấy luôn chiếc xe này về vừa phục vụ gia đình, vừa chạy dịch vụ khi rảnh rỗi.

Sau thương vụ mua xe này, anh Giang "cảm ơn" người thợ xe 3 triệu đồng. Thế nhưng, một thời gian chạy xe, chiếc Innova 5 năm tuổi rất hay hỏng vặt.

“Có hôm, khi đưa vợ con về ngoại, chiếc xe đi như bị hụt hơi, cứ giật giật rất khó chịu. Một người chú bên đằng ngoại cũng là thợ xe đã xem qua và khẳng định, chiếc xe này trước đây đã chạy dịch vụ rất nhiều và đã bị tua lại công-tơ-mét đến cả chục vạn km”, anh Giang bức xúc kể lại.

Sau đó, anh Giang đã gọi điện đến salon trước đây để trần tình thì tình cờ phát hiện salon này cũng đã phải “cắt” từ 5 - 7 triệu đồng cho người thợ sửa xe nọ. Anh Giang chỉ biết tự trách mình vì đã quá tin tưởng người thợ kia, phải ngậm ngùi ôm "quả đắng".

Cách đây 1 tháng, một người phụ nữ tên G.B. ở tại TP. Hồ Chí Minh gây xôn xao trong cộng đồng mạng khi "tố" một salon cũ tại quận Tân Bình đã bán cho chị chiếc Toyota 86 cũ có chất lượng kém. Chị G.B sau khi đặt cọc 50 triệu đồng cho salon này mới mang xe đến đại lý chính hãng kiểm tra.

Cũng như các trường hợp trên, chị B phát hiện xe lỗi, đã quay lại yêu cầu salon trả tiền cọc và không lấy chiếc xe này nữa nhưng salon không chấp nhận. Lý do cũng được salon này nêu ra, đây là tiền cọc để mua xe chứ không phải tiền cọc để chị đi xem xe để rồi "không thích thì không lấy".

Sự việc trên vẫn đang tranh cãi chưa có hồi kết, thậm chí hai bên còn "dọa" đưa nhau ra toà để làm rõ việc này.

Cần chú ý điều gì về pháp lý khi mua xe cũ

Tranh cãi sau khi đặt cọc mua xe cũ là câu chuyện khá phổ biến, nhất là với nhiều người chưa có kinh nghiệm mua xe. 

Ông Dương Trung Kiên – chủ một salon ô tô cũ tại Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, thông thường, khách hàng chỉ đặt cọc khi thực sự đã ưng và chốt lấy chiếc xe đó. Việc đặt cọc mua bán xe kèm cam kết giữa các bên thường thể hiện rõ trong văn bản và được hai bên đồng thuận. 

Kinh nghiệm đặt cọc mua xe ô tô cũ
Những salon uy tín sẽ luôn cam kết về chất lượng xe với khách hàng, đồng thời ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc. (ảnh: Hoàng Hiệp)

“Đối với các salon lớn, có uy tín, những hạng mục cam kết chất lượng như: xe chưa từng bị ngập nước, không bị tai nạn hoặc động cơ nguyên bản,… sẽ được ghi thẳng vào hợp đồng đặt cọc để khách yên tâm”, ông Kiên nói

Tuy nhiên, ông Kiên cũng chỉ ra rằng, nhiều cơ sở kinh doanh làm ăn chộp giật có thể ỉm những điều khoản này đi hoặc chỉ cam kết “mồm” nhằm tạo lòng tin ban đầu. Lúc khách hàng phát hiện ra xe lỗi thì đã bị “cầm đằng lưỡi” rồi.

Là một người có kinh nghiệm trong việc làm các thủ tục mua bán ô tô, Công chứng viên Đào Duy An - Giám đốc một văn phòng công chứng tại Hà Nội phân tích, khi khách đã “bồ kết" "em xe" nào thì quyết định đôi khi nhiều cảm tính. Khi đó, khách thường chủ quan và dễ “dính chưởng” với nhân viên sales.

“Thường thì bạn sẽ bị họ thuyết phục đặt cọc thật nhanh, số tiền đặt cọc từ lớn đến nhỏ dần tùy theo độ hào phóng của bạn. Đôi khi bạn tặc lưỡi và nhanh chóng xuống tiền đặt cọc và có thể có nhiều rủi ro xảy ra”, ông An nói.

Theo ông An, sau khi đặt cọc, khách hàng nên đến một văn phòng công chứng để làm các thủ tục mua bán, giấy tờ xe sẽ được xem xét bởi những người có chuyên môn thẩm định, tránh những sai sót hay vấn đề về pháp lý.

Trao đổi về vấn đề trên với VietNamNet, Luật sư Dương Đức Thắng – Phó giám đốc Công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) dẫn chiếu điều Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc. Ông cho biết, về nguyên tắc, khi khách hàng mua xe và salon đã ký hợp đồng đặt cọc mua xe với nhau thì hai bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của mình và phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng.


“Thông thường, khách hàng đem xe đi kiểm tra, phát hiện ra nhiều lỗi thì khách hàng không thể yêu cầu trả lại xe và đòi lại tiền đã đặt cọc mà phải chấp nhận mất toàn bộ hoặc một phần số tiền đặt cọc. Việc này tuỳ vào thoả thuận cụ thể với salon trong hợp đồng”, luật sư này bày tỏ quan điểm.

Theo ông Thắng, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình, khách hàng cần xem xét kỹ tình trạng xe, trao đổi với salon ô tô cho xe đi kiểm tra rồi mới đặt cọc hoặc để tránh những rắc rối về sau.


Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng;

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lời khuyên của chuyên gia khi đi mua xe cũ:

- Bạn chỉ nên mua xe cũ nếu bạn thực sự am hiểu về xe, biết tự đánh giá xe. Trường hợp không am hiểu thì nên tìm người thân tín giúp đỡ, hạn chế tối đa việc thuê người thứ ba thẩm định chất lượng xe.

- Chọn mua xe ở những salon có uy tín, có cam kết mạnh mẽ bằng văn bản về chất lượng chiếc xe.

- Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc, nên thương lượng với salon đặt cọc ở mức hợp lý, không nên đặt cọc quá nhiều.

- Khi đã đặt cọc xong, hãy chụp ảnh lại toàn bộ các chi tiết của chiếc xe, đồng thời yêu cầu niêm phong xe để tránh bị hỏng hóc, tráo đổi phụ tùng trong thời gian chờ lấy xe.

- Khi mua bán xe, yêu cầu bên bán đến văn phòng công chứng (hoặc bạn mời công chứng của mình) đến công chứng chứ tuyệt đối không sử dụng hợp đồng công chứng khống để tránh rủi ro về pháp lý.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về việc mua xe cũ? Hãy để lại ý kiến ở phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, chia sẻ bài viết tới Ban Ô tô xe máy theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Kinh nghiệm đặt cọc mua xe ô tô cũ

Chiếc Daewoo Lacetti sản xuất năm 2008, biển số tứ quý 5 được một chủ nhân tại Hà Nội rao bán với giá 255 triệu, đắt hơn cả trăm triệu so với những chiếc xe tương tự cùng đời.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android


Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Skip to content

Gần đây, giá xe ô tô đã dễ chịu hơn rất nhiều, đặc biệt là xe đã qua sử dụng. Một số bạn bè và khách hàng thường xuyên hỏi tôi tư vấn về việc mua xe đã qua sử dụng, đặc biệt là về vấn đề pháp lý. Tôi không phải là 1 chuyên gia về xe cộ, nhưng cũng chơi xe khoảng 15 năm nay với vài lần đổi xe của mình – cũ, mới đủ cả, thi thoảng cũng được anh em đi mua xe rủ đi cùng làm chân hộ tống. Vốn cũng tò mò + dính tới 1 chút nghề nghiệp nên tôi cũng có một vài kinh nghiệm (hổ lốn, cả về pháp lý lẫn kinh nghiệm vặt vãnh) chia sẻ với các bạn nếu các bạn có ý định đi mua xe cũ tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Có 2 vấn đề lớn nhất khi đi mua xe cũ mà ai cũng quan tâm: Thứ nhất là lai lịch và chất lượng của xe – không phải chuyên môn của tôi nên xin phép không “múa rìu qua mặt thợ”. Thứ hai là vấn đề pháp lý và cách thức giao dịch – tôi chủ yếu chia sẻ về cái này: Nếu bạn có ý định nhờ người có kinh nghiệm đi xem xe thì cần chọn lựa người tin cẩn. Một số trường hợp thuê thợ kỹ thuật ở các gara đi xem xe hộ thì không hẳn đã yên tâm, bởi rất nhiều trường hợp anh thợ này chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sẵn sàng mặc cả, ăn tiền và thông đồng với bên bán xe. Một số trường hợp khác, anh thợ mà bạn thuê đi xem xe lại chê bai tất cả đề rồi thuyết phục bạn mua một chiếc xe do anh ta sắp đặt. Anh bạn tôi chơi rất thân với 1 chủ gara sửa xe, tuy nhiên sau khi được nhờ đi mua xe hộ, ông chủ gara bận nên cử 1 cậu nhân viên kỹ thuật đi xem giúp, kết quả là cậu này dù đã được người mua xe cảm ơn 2 triệu sau khi mua được xe, nhưng cũng kịp “ăn”của bên bán xe 5 triệu vì đã lái được khách mua xe theo ý muốn của bên bán. Chỉ đến khi chiếc xe có vấn đề, anh bạn chủ gara phải ra tay thẩm định lại thì mọi việc mới vỡ lở. Tóm lại, nếu bạn không thạo về xe thì cần phải tìm được người tin cẩn đi thẩm định giúp mình. Khi bạn đã “bồ kết” em nào thì quyết định của bạn sẽ mang nhiều cảm tính, bạn sẽ chỉ quan tâm đến thứ bạn thích chứ ít khi để ý đến những vấn đề khác, và đây là lý do mà bạn thường “dính chưởng” với nhân viên sale. Thường thì bạn sẽ bị họ thuyết phục đặt cọc thật nhanh, số tiền đặt cọc từ lớn đến nhỏ dần tùy theo độ hào phóng của bạn. Đôi khi bạn tặc lưỡi, ôi xời, đặt 10 triệu, 20 triệu thì nhằm nhò gì, thế là xuống tiền. Tuy nhiên rắc rối sẽ bắt đầu ngay sau khi tiền cọc rời tay bạn. – Bạn sẽ được thuyết phục rằng thủ tục sang tên rất nhanh gọn, bạn chỉ cần lo nốt số tiền, thanh toán 100% tiền mua xe và ký hợp đồng công chứng ngay lập tức, thậm chí bạn không cần phải ký vào hợp đồng công chứng mà vẫn có hợp đồng được công chứng mang tên bạn. Thực tế là có nhiều gara bán xe cũ tại Hà Nội sử dụng các hợp đồng công chứng được ký khống (hợp đồng được ký và đóng dấu sẵn mà chưa có nội dung). Các bản hợp đồng này có thể là giả mạo, cũng có thể được mua từ một số tỉnh lân cận hoặc mua tại Hà Nội từ một số kẻ cố ý làm trái. Đặc điểm là sau khi bạn cầm hợp đồng công chứng thì hợp đồng đó thường không có trên hệ thống dữ liệu thông tin công chứng. Sử dụng loại hợp đồng này tiềm ẩn một số rủi ro: + Thứ nhất: Hợp đồng này có thể được sử dụng để hợp thức đối với những chiếc xe không rõ nguồn gốc, xe do trộm cắp, lừa đảo, xe không chính chủ, xe đang cầm cố, thế chấp, đang bị kê biên thi hành án hoặc đang có tranh chấp về quyền sở hữu. Những trường hợp này trong quá trình bạn đi đăng ký sang tên nếu cơ quan công an phát hiện ra hoặc có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào thì bạn không thể sang tên được, thậm chí xe của bạn có thể bị tạm giữ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. + Thứ hai: Vì là hợp đồng công chứng làm trái quy định của pháp luật nên khi có rủi ro thì ngoài gara bán xe, sẽ không có ai chịu trách nhiệm cho những tổn thất của bạn. Trên thực tế, không dễ dàng để bạn đòi được tiền từ bên bán xe. + Thứ ba: Cho dù chiếc xe được sang tên cho bạn, nhưng vì hợp đồng công chứng khống trái pháp luật thì bạn cũng có thể đối diện với những rắc rối bất cứ lúc nào khi mà chủ sở hữu trước hoặc người có liên quan khác khởi kiện đòi tài sản. – Nếu bạn muốn có phương án an toàn hơn cho mình như yêu cầu đến văn phòng công chứng ký trước mặt công chứng viên, hoặc đòi hỏi thêm những quyền lợi liên quan đến việc đàm phán hợp đồng thì thường sẽ rất khó khăn. Bên bán xe sẽ không mấy khi đồng ý với bạn bởi họ đã cầm tiền cọc trong tay và bất kỳ sự đòi hỏi nào của bạn cũng là lý do để họ tịch thu tiền cọc. Khi đã đặt cọc, hoặc là bạn phải chấp nhận mất lợi thế trong đàm phán và ôm những bất lợi về mình, hoặc là bạn chấp nhận mất tiền cọc. Một điều lạ là rất ít người đi mua xe cũ đặt ra câu hỏi là tại sao mình cầm đủ tiền đi để mua đứt cái xe ngay lập tức mà bên bán lại cứ thuyết phục mình đặt cọc? – Nếu bạn do dự và cần thêm thời gian suy nghĩ, hoặc sau khi đặt cọc mà bạn rời khỏi nơi bán xe thì bạn có thể đối mặt với một nguy cơ khác, đó là chiếc xe nhanh chóng bị đánh tráo linh kiện, phụ tùng. Chính tôi đã từng bị một gara rất nổi tiếng tại Hà Nội đổi mất toàn bộ 5 lốp xe (kể cả lốp dự phòng) trong thời gian từ lúc đặt cọc đến lúc lấy xe ra về. Khi đi xem xe, chạy thử thì rất êm ái, nhưng lúc lái xe về nhà thì mới biết cả 5 chiếc lốp xe rất mới, còn nguyên gai mà mình đang sử dụng đều bị méo. Về giấy tờ xe, việc bị làm giả không phải là hiếm, không chỉ làm giả sổ đăng kiểm để che giấu nguồn gốc xe dịch vụ, việc làm giả đăng ký xe cũng khá phổ biến. Nếu giấy tờ xe được xem xét bởi 1 công chứng viên thì ít nhất bạn còn có một người có chuyên môn thẩm định giúp (mặc dù công chứng viên không hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều đó). Vậy, kinh nghiệm rút ra khi đi mua xe cũ là gì: Bạn chỉ nên mua xe cũ nếu bạn thực sự am hiểu về xe, biết tự đánh giá xe. Trường hợp không am hiểu thì nên tìm người thân tín giúp đỡ, hạn chế tối đa việc thuê người thứ ba thẩm định chất lượng xe. Không phải cứ gara nổi tiếng, tên tuổi là đảm bảo bạn có thể mua được xe tốt và an toàn pháp lý. Hãy chuẩn bị đủ tiền để khi chọn được xe thì mua luôn, không nên đặt cọc, hoặc nếu buộc phải đặt cọc thì cần phải thỏa thuận rất chi tiết mọi vấn đề trong hợp đồng đặt cọc. Khi chọn được xe và quyết định thì yêu cầu bên bán đến văn phòng công chứng (hoặc bạn mời công chứng của mình) đến công chứng chứ tuyệt đối không sử dụng hợp đồng công chứng khống. Thủ tục có thể sẽ rườm rà hơn một chút nhưng bảo đảm an toàn và công chứng viên sẽ gánh vác trách nhiệm cùng bạn khi có rủi ro pháp lý. Bạn có thể truy cập đường link này để kiểm tra xem xe có bị thế chấp ở Ngân hàng nào không (https://dktructuyen.moj.gov.vn/dtn_str/search/public/). Mặc dù không phải tất cả các xe thế chấp đều có thể tra cứu nhưng bạn có thêm một kênh thông tin để tham khảo. Nên nhận và quản lý xe ngay sau khi quyết định mua, không nên tạo cơ hội cho việc gian lận, đổi linh kiện. Không phải cứ mua xe cũ ở gara là không tốt, không phải tất cả mọi gara đều gian lận, nhưng những nơi làm ăn đàng hoàng sẽ luôn luôn vui vẻ và hợp tác khi bạn đề xuất những phương án an toàn. Nếu đã lỡ đặt cọc mà bên bán nhất nhất ép bạn vào tình thế thiếu an toàn thì bạn cũng đừng cố tiếc vài đồng tiền cọc, vì hậu quả có thể lớn hơn số đó rất nhiều. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình không mua được cái xe này thì khó tìm được cái xe khác ngon hơn – tôi đã từng nghĩ vậy và sau đó luôn luôn thấy mình sai lầm. Biết và chơi được xe cũ đôi khi cũng là đam mê, là cái thú; tỉnh táo và chơi có hiểu biết thì cuộc vui sẽ trọn vẹn. Trích nguồn:https://daoduyan.com/2020/05/muaxecu/ ——————————————————————————— Luật Nguyễn Trang chuyên cung cấp các gói giải pháp TRỌN VẸN trong lĩnh vực pháp lý. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ Hotline: 0934583830 hoặc liên hệ trực tiếp tại trụ sở để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Nguyễn Trang.

Trang chủ