Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch

Tận dụng cơ hội để thử thách, luôn đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, con đường vào nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch của các bạn trẻ đam mê công việc này tưởng chừng dễ dàng, nhưng lại không phải vậy...

Tập sự

Vào đầu mùa du lịch, các Cty du lịch, lữ hành thường tìm đến các khoa, trường đào tạo chuyên ngành để tuyển SV giỏi, có thể đáp ứng yêu cầu của Cty tham gia hướng dẫn du lịch. Nhu cầu này ngày càng gia tăng và bước đầu đã hình thành các đầu mối cung cấp dưới hình thức Cty chuyên cung cấp cộng tác viên (CTV) hướng dẫn, CLB hướng dẫn viên ...

Trên thực tế, trừ số ít Cty lớn đủ tiềm lực nuôi bộ khung và đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đa phần các Cty kinh doanh du lịch, lữ hành chỉ sử dụng từ 3-5 nhân viên điều hành và trực văn phòng, nên đội ngũ CTV hướng dẫn được sử dụng phổ biến. Thời kỳ cao điểm, có Cty sử dụng tới 20-30 CTV thường xuyên. Tuy nhiên, với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, các CTV SV chỉ được mời tham gia các tour du lịch nội địa và City tour như dẫn học sinh đi tham quan, đưa các Cty, đơn vị, DN đi nghỉ mát...

Đây không chỉ là dịp để nhiều SV thử sức với nghề mà còn là cơ hội có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Là SV năm thứ ba khoa Văn hoá du lịch, ĐH Văn hoá Hà Nội, Đỗ Văn Học đã làm CTV hướng dẫn cho hơn 10 Cty du lịch lớn, nhỏ. Mỗi tour nội địa, Học được trả 150.000đ/ngày, tour trong thành phố được 100.000đ/ngày, mức thu nhập bình quân những tháng cao điểm của Học khiến nhiều SV mơ ước- khoảng 4 triệu đồng/tháng. Nhiều SV khác cũng có mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/tháng.

Tích luỹ vốn nghề

Với Hoàng Thị Hương Cúc, SV Cao đẳng Du lịch Hà Nội, càng đi tour nhiều, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là sự khéo léo, mạnh dạn trong giao tiếp, hoặc cách pha trò, kể những câu chuyện hài để xua tan sự mệt mỏi, căng thẳng cho khách; hay đơn giản là phân biệt hóa đơn VAT khác với hóa đơn thanh toán thông thường như thế nào...

Điều khiến Cúc cảm thấy yên tâm nhất là cơ hội việc làm tại TP ngày càng rộng mở. Các hướng dẫn viên trẻ ví công việc của mình như "nuôi con mọn" vì vừa phải lo công tác hậu cần chu đáo, đảm bảo an toàn cho khách vừa giải quyết các phát sinh khách quan...

Chuyện khách ngẫu hứng thay đổi các điểm trong lịch trình diễn ra như "cơm bữa", trong những trường hợp đó, việc khéo léo tìm hướng giải quyết để vừa đảm bảo quyền lợi, uy tín của Cty vừa không làm phật lòng khách không đơn giản. Thúy - SV Đại học Hà Nội kể: Trong 1 lần đi tour Hạ Long, theo lịch trình khách sẽ đi thăm vịnh bằng tàu thủy, nhưng do có bão nên buộc phải hoãn. Không để khách thất vọng, Thúy đã nhanh trí hỏi thăm người dân địa phương và tìm được đường dẫn khách đi tham quan bằng đường bộ.

Không ngờ, khách rất thích thú vì vừa được ngắm đèo, vừa được leo núi mà vẫn ngắm được phong cảnh vịnh.

Tích luỹ kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi để lại tiếp tục một chuyến đi mới. Với sức trẻ và không ngại thử thách, các bạn trẻ đã tự trang bị bản lĩnh và tự tin để đi theo con đường mà mình đã chọn.

Theo Đoàn Lan (Lao Động)

Hướng dẫn viên luôn là công việc dành cho những đồng chí thích khám phá, đam mê và yêu thích du lịch và muốn gắn liền bản thân với công việc này. Hướng dẫn viên du lịch tưởng như là công việc màu hồng nhưng ẩn sau đó là những khó khăn, vất vả khiến người ta buông xuôi mà khi có đam mêm thì mới có thể kiên trì và bám trụ. Bạn đã hiểu như thế nào về hướng dẫn viên? Cùng Ximgo tìm hiểu những câu chuyện về ngành nghề tưởng như hot những cũng không kém gian truân này nhé!

1. Nghề hướng dẫn viên du lịch 

1.1 Quan niệm về hướng dẫn viên du lịch

Bạn nghĩ như thế nào về công việc hướng dân viên du lịch? Là check in tại những điểm nổi tiếng? Là nam thanh nữ tú đi theo khách hàng và sau đó được tips rất nhiều? Là đi du lịch được nhiều nơi mà không cần tốn chi phí? Hay là những con người dễ dàng kiếm tiền luôn vui vẻ và an nhàn? 

Đối với từng người sẽ có những quan niệm riêng về công việc này. Có những thời điểm công việc hướng dẫn viên trở nên hot và ai ai cũng đổ xô đi làm công việc này chỉ bởi vì nó quá hot và được đi nhiều nơi. Đối với riêng bản thân mình, đây cũng là công việc như bao công việc khác tuy nhiên nó sẽ đặc thù là phải đi làm ở nhiều nơi, không có giờ giấc cố định và là công việc vất vả, cần  sự hi sinh thời gian để toàn tâm toàn ý cho nó. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Nghề hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng cụ thể, điểm đến, sự vật sự việc được các cơ quan liên quan công nhận. 

Hướng dẫn viên là người kể chuyện, là người dẫn dắt du khách có thể tìm hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về nơi mình đang đến, cảnh vật mình tham quan, ngắm nhìn. Ngoài ra hướng dẫn viên chính là người chăm sóc, phụ trách và đem đến cho bạn chuyến đi tuyệt vời, an toàn và chu đáo nhất xuyên suốt hành trình. 

Có thể ví hướng dẫn viên như ''người mẹ'' luôn chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, lo lắng từng miếng ăn, giấc ngủ và cảm xúc của từng khách hàng để họ có thể trải nghiệm mọi thứ một cách tốt nhất. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

Bất cứ đối tượng nào đủ tuổi từ 18t trở lên đều có thể làm hướng dẫn viên du lịch. Bạn có thể học chính quy hoặc học theo khóa học lấy chứng chỉ. Cùng Ximgo điểm qua một số trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch uy tín nhất nhé: 

  1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn và Quản trị lữ hành.
  2. Khoa du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 
  3. Đại học Ngoại ngữ - Tin học chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn
  4. Đại học Kinh tế Quốc dân với chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch, Quản trị lữ hành
  5. Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị lữ hành, Thuyết minh viên và Nghiệp vụ hướng dẫn cấp thẻ.
  6. Trung cấp Kinh tế - Du lịch Tp. Hồ Chí Minh
  7. Cao đẳng Du lịch Hà Nội
  8. Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng 
  9. Khoa Du lịch - Đại học Huế 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

  • Là công dân VIệt Nam 
  • Có phẩm chất đạo đức tốt
  • Có sức khỏe tốt
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, Nghề 
  • Có thẻ hành nghề theo quy định của pháp luật (Luật Du lịch 2017) bao gồm: thẻ hướng dẫn viên Nội địa/ Quốc tế/ Tại điểm. 
  • Hiểu biết sâu rộng về nơi mình sẽ dẫn tour
  • Trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về nhiều lĩnh vực 
  • Tự tin trong quá trình giao tiếp và thuyết minh

Có một số hình thức hướng dẫn viên sau đây bạn cần nắm trước khi muốn dấn thân vào con đường này: 

  1. Tour Guide (hướng dẫn viên chuyên nghiệp): bao gồm hướng dẫn viên nội địa và quốc tế. Đây sẽ là những người hướng dẫn và chăm sóc đoàn khách du lịch được thỏa thuận của tổ chức kinh doanh, được cấp thẻ hành nghề. 
  2. City Guide (hướng  dẫn viên trong thành phố): là người đưa khách hàng tham quan các điểm trong thành phố với các phương tiện chủ yếu như xích lô, xe điện, bus, taxi, .. để giới thiệu các điểm tham quan nổi bật trong thành phố cũng như là giải đáp thắc mắc cho khách hàng trên các phương tiện di chuyển
  3. On-site Guide (hướng dẫn viên tại điểm): là người hẫn dẫn và thuyết minh tại điểm đến của du khách trong thời gian du khách tham quan tại điểm đó trong thời gian nhất định. 
  4. Step-on Guide (hướng dẫn viên không chuyên): là cộng tác viên hướng dẫn du lịch mà các tooe chức kinh doanh thuê theo hợp đồng để hướng dẫn và chăm sóc khách du lịch. Đối tượng này có thể đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. 
  5. Hướng dẫn viên Outbound: Là các hướng dẫn viên có kinh nghiệp và được cấp thẻ hướng dẫn viên Quốc tế để dẫn khách đoàn đến nước khác du lịch 
  6. Hướng dẫn viên Inbound: Dẫn khách nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam
  7. Hướng dẫn viên suốt tuyến: với yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng để có thể có thể giới thiệu đến khách hàng đầy đủ và rõ ràng mọi thông tin về điểm đến, là người chăm sóc và đảm bảo mọi vấn đề cho khách hàng trên suốt hành trình 
  8. Hướng dẫn viên địa phương: là người cộng tác tại địa phương để có thể hỗ trợ hướng dẫn viên suốt tuyến để hoàn thành mọi thứ tốt hơn và xử lý những điều bất ngờ tại địa phương. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

Lòng yêu nghề và sự say mê công việc sẽ không thể thiếu nếu như muốn trở thành hướng dẫn viên chuyên nghiệp bới nếu như không yêu nghề bạn  có thể dễ dàng chán nản, công việc bị ảnh hưởng. 

Sức khỏe cũng sẽ là yếu tố quan trọng để tạo nên người hướng dẫn viên tuyệt vời bởi với công việc có giờ giấc không ổn định và có khi phải thức trắng đêm nếu như bạn không có sức khỏe tốt sẽ rất dễ khiến cơ thể yếu đi và không đảm bảo được công việc 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Sức khỏe hướng dẫn viên du lịch 

Kiến thức, kỹ năng và sự cầu tiến không ngừng học hỏi là điểm cộng cũng như điều không thể thiếu khi muốn trở thành hướng dẫn viên giỏi bởi công việc đòi hỏi phải hiểu biết nhiều về kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm sống phong phú, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Kiến thức hướng dẫn viên du lịch 

Hình ảnh và thương hiệu bản thân: Hãy giữ cho mình những đức tính cần có về một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đúng giờ, đặt tập thể lên hàng đầu, tạo nên uy tín cho bản thân và hình tượng về người hướng dẫn viên một cách tốt nhất. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

Khả năng xử lý tình huống chưa bao giờ là không cần thiết đối với hướng dẫn viên. Là một hướng dẫn viên, bạn sẽ phải bắt gặp những tình huống mà chỉ có những người trong nghề mới gặp phải, những tình huống dở khóc dở cười. Hay khi bạn đến một đất nước xa lạ, nói chuyện bằng ngôn ngữ khác. Khí đó những sự cố bất ngờ xảy ra, bạn chỉ có thể ứng biến linh hoạt để có thể xử lý tốt nhất có thể tránh ảnh hưởng đến khách hàng và lịch trình chuyến đi. 

Luôn luôn mỉm cười để có thể đem lại hình ảnh tốt nhất đến khách hàng. Ngoài ra cần có sự tinh ý và chu đáo để có thể tạo điều kiện tốt nhất và  sự chu đáo đến với khách hàng. Kiểm soát cảm xúc luôn là điều không thừa đối với bất cứ hướng dẫn viên nào, kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn tạo nên hình ảnh tốt đối với đối tác, khách hàng và tránh dẫn đến những sự cố không hay xảy ra. 

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch

Kỹ năng làm việc nhóm: ngoài  khả năng xử  lý tình huống cá nhân thì làm việc và phối hợp công việc tập thể để có thể hoàn thành công việc tốt nhất cũng như đem đến sự đồng nhất trong một tập thể để đem đến sự hài lòng nhất cho khách hàng. Khi làm việc nhóm tốt thì hiệu quả  công việc sẽ cao hơn rất nhiều so với cá nhân và cũng thể hiện được tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên. 

3.2 Nguyên tắc đối với hướng dẫn viên 

Đối với các hướng dẫn viên thường có những nguyên tắc, chuẩn mực cần phải có. Một số nguyên tắc đó có thể kể đến: 

  • Đầu tiên là phải luôn luôn đúng và sớm hơn giờ quy định. Là hướng dẫn viên, việc đến sớm và đợi khách đến để hướng dẫn khách rất quan trọng. Hướng dẫn viên luôn là người thấy được người đầu tiên và hướng dẫn đến người cuối cùng trong hành trình. Đến sớm sẽ chủ động được các thủ tục, công tác, giấy tờ cần thiết. 
  • Không được liên quan đến vấn đề tiền bạc  đối với khách du lịch như mượn tiền, nợ tiền. Tuyệt đối không được phép xảy ra các scandal liên quan đến tiền bạc với khách hàng. 
  • Không được nói xấu khách, chê bai hay có thái độ đối với bất kì khách hàng nào. Không được phép nói ra những điều làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và hình ảnh của khách hàng. 
  • Luôn đề cao hình ảnh công ty mình đang hợp tác hoặc đang công tác, đưa hình ảnh thương hiệu lên hàng đầu, không nên có những hình thức hoạt động kinh doanh không phải của công ty đến khách hàng tránh những sự cố không hay.

Hoặc nếu cụ thể hơn, ta có thể liệt kê theo nguyên tắc 3-3. Cụ thể: 

3 điều phải có: 

  1. Phải có kiến thức sâu rộng với nhiều lĩnh vực và những kiến thức trong cuộc sống. GIống như cuốn bách khoa toàn thư, Hướng dẫn viên bắt buộc phải biết những điều hay, câu chuyện lạ và những thứ liên quan phục vụ cho công việc của mình. 
  2. Phải có khả năng giao tiếp để có thể tiếp xúc, ngoại giao và trò chuyện cùng khách hàng, giúp khách hàng thoải mái, hài lòng và vui vẻ trong hành trình tham quan. Biểu cảm khuôn mặt của bạn phải thật đa dạng, sử dụng cả ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể để biểu đạt một cách tốt nhất ý muốn được nói ra. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đến với khách hàng và đối tác. Đặc biệt là hãy luôn mỉm cười. 
  3. Hãy trở thành người kể chuện đầy cảm xúc, chân thật, truyền cảm để người nghhe có thể cảm nhận được nét đẹp, tinh hoa cũng như giá trị của những câu chuyện xưa, các điểm tham quan và nét đẹp của từng  điểm đến. Khải năng kể chuyện khiến điểm tham quan trở lên thú vị và mới mẻ hơn và tạo hứng thú cho khách hàng

3 điều không được phép: 

  1. Không được đưa những thông tin sai lệnh về mọi thông tin liên quan đến với khách hàng. Mọi thông tin phải có sự chính xác tuyệt đối tránh gây ra những hậu quả không đáng có dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới khách hàng, xã hội,...
  2. Không được mất kiểm soát và nóng tính, nói trả treo lại với khách hàng. Đây là tối kị với ngành dịch vụ nói chung và hướng dẫn viên nói riêng bởi vì như vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đơn vị tổ chức tour du lịch, khiến khách hàng phật ý và dễ dàng mất khách. Nó còn là thể hiện cho sự thiếu chuyên nghiệp đối với đối tác và khách hàng
  3. Không được phép đi trễ cũng là điều không thể thiếu. Đối với đoàn khách du lịch thì các thủ tục vô cùng quan trọng nhất là các tour du lịch nước ngoài. Việc đến sớm sẽ giúp bạn dễ dàng take care khách. Bên cạnh đó mọi thủ tục giấy tờ sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng, dễ dàng bổ sung và khắc phục nếu có thiếu sót. 

3.3 Ưu và nhước điểm của nghề hướng dẫn viên

Ưu điểm: 

  1. Thu nhập cao
  2. Được trải nghiệm nhiều loại mô hình dịch vụ 
  3. Đến nhiều nước, nhiều địa danh và trải nghiệm nét văn hóa 
  4. Tích lũy cho bản thân nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống
  5. Hoàn thiện bản thân tốt hơn
  6. Rèn luyện kĩ năng mềm 
  7. Quen nhiều bạn bè, có thêm những mối quan hệ mới

Nhược điểm

  1. Không có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình 
  2. Áp lực công việc lớn 
  3. Nhiều điều tiếng, cám dỗ
  4. Thời gian làm việc không cố định
  5. Phải tự xử lý những sự cố bất ngờ một cách tốt nhất

4. Những câu chuyển chưa kể về hướng dẫn viên du lịch 

4.1 Cám dỗ xung quanh 

Nghề này đòi hỏi phải có ngoại hình nhất định, bên cạnh đó là swjj duyên dáng và khéo léo. Vì vậy rất dễ thu hút khách hàng hay chính đồng nghiệp, taoaj  nên những cám dỗ, những mặt trái mà không phải ai cũng có thể biết khi làm hướng dẫn viên du lịch. 

Những cám dỗ đó có thể nhấn chìm bạn hoặc khiến  bạn phải phụ thuộc vào nó. Những cám dỗ có thể liên quan đến tiền bạc, tình cảm mà không phải lúc nào bạn cũng có thể cưỡng lại. Hãy kiên định và giữ vực tình cảm nhé!

4.2 Khó khăn vất vả

Nghề hướng dẫn viên du lịch thực sự rất vất. Những chuyện như là dậy sớm và ngủ muộn là những chuyện xảy ra như thường. Là người ăn cơm muộn nhất, rời bàn sớm nhất để có thể đảo bảo mọi thứ chu toàn và hoàn thiện nhất. Là người thức đêm để nắm được những điểm chính, các điểm tham quan, những câu chuyện xung quanh và những điều thú vị để có thể tạo sự hứng khởi, thu hút du khách. Là những ngày xa nhà, không thể dành nhiều thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Là cần người bạn đời có thể thật sự thấu hiểu về nghề nghiệp của bản thân. Bên cạnh đó bởi giờ giấc làm việc không ổn định nên sức khỏe cũng bị ảnh hưởng và giảm sút.

4.3 Phải học thật nhiều 

Để đảm bảo lượng kiến thức và kỹ năng cho công việc, hướng dẫn viên phải tiếp thu cho mình khối lượng kiến thức lớn và bao hàm nhiều lĩnh vực để có thể đảm bảo công việc mình trở nên tốt hơn. Việc này đòi hỏi thời giân và sự chú tâm, để ý, học hỏi và là cả một quá trình.

5. Một số kinh nghiệp để trở thành hướng dẫn viên tốt 

  • Trở thành thực tập sinh khi còn ngồi để tích lũy kinh nghiệm khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường
  • Đi thực tế, trải nghiệm nhiều tour với nhiều vai trò để có thể kinh nghiệm thực tế và cách xử lý tình huống
  • Đọc kĩ chương trình, năm thông tin du khách và chuẩn bị chu đáo những vật dụng liên quan và có thể dùng tới trong hành trình tour như vật dụng y tế, băng keo dánh hành lý, khẩu trang, ... và những thứ khác nếu thấy cần thiết để đảm bảo không có gì xảy ra ngoài ý muốn 
  • Phải kiểm tra lại mọi thông tin, mọi thứ và đảm bảo dịch vụ liên quan không có sự cố. 
  • Theo dõi thời tiết trước một tuần để chú ý với khách hàng 
  • Tùy theo từng quốc gia, vùng miền sẽ có những truyền thống hoặc quy định riêng. Hãy chú ý những điều đó để có thể chu đáo hơn trong sự chuẩn bị và hướng dẫn hành khách

Kinh nghiệm hướng dẫn viên du lịch
Sự hài lòng của khách hàng là đích đến

Trên đây là một số thông tin hữu ích dành cho những ai muốn trở thành hướng dân viên du lịch, Hãy dùng đam mê và năng lực  của mình để trở thành những người hướng dẫn tốt nhất, luôn làm hài lòng du khách và đưa du lịch đến gần hơn với mọi người nhé. Ximgo luôn là nơi đem đến những kinh nghiệm du lịch hữu ích, các điểm du lịch hay ho và mới mẻ. Hãy nhớ theo dõi Ximgo nhé!