Kinh nghiệm nuôi mèo ở chung cư

Vừa dắt con sang nhà bà cô bên họ hàng chơi ở chung cư chơi mà được 1 phen kinh hãi thật sự. Trời, nghĩ là chung cư cao cấp phải xịn lắm nhưng mà cám cảnh 1 nỗi là toàn chó mèo ở chung cư bu quanh nhau sủa inh ỏi thôi. Mà đừng bố mẹ nào nghĩ là mua chó, mèo sẽ tốt cho con, để làm bạn với bé nhé. Cái gì cũng có 2 mặt của nó nha!



Không biết có ai giống em không, chứ em là em chúa ghét chó mèo. Không phải vì chúng không đáng yêu, hay có ích gì đâu nhưng ngặt nỗi em là đứa bị dị ứng tiếng ồn, kiêm luôn cả dị ứng mũi. Nên cứ hễ nghe thấy ồn ào quá là cáu tiết, rồi bắt đầu xấu tính các kiểu. Còn ngửi thấy mùi chó mèo, hay có lông thú cưng bay đến là em hắt xì, nước mắt mũi tùm lum từ sáng nay tới sáng mai luôn.





Ở nhà riêng không sao nhưng việc nuôi chó mèo ở chung cư là điều nên hạn chế.



Có hôm hắt xì nhiều quá chảy cả máu mũi. Mà cái bệnh này khổ chỗ cũng di truyền sang bé nhà em luôn ạ. Thế nên từ ngày chuyển qua chung cư sống thì may em cách ly được hẳn. Nhưng đúng kiểu "ghét của nào trời trao của nấy", chồng em lại mê chó hơn mệ vợ, mê con. Cứ đòi mua về rồi nuôi chó mèo ở chung chư . Nhưng em quả quyết là không, và sau cái vụ nhân chứng sống khi đưa con sang nhà họ hàng chơi (cũng là ở chung cư) thì em biết quyết định của mình không sai.



Theo em thì cấu tạo chung cư không hợp để nuôi chó, nuôi mèo đâu. Mà không cẩn thận thả ra em nghĩ có khối chuyện để nói đấy. Trước em thấy có nhiều chị bạn em cũng thắc mắc y hệt vì giờ đất chật người đông, nên cảnh chen nhau lên chung cư sống đã không còn gì là lạ nữa rồi. Thành ra ai cũng thắc mắc mấy câu hỏi về việc nuôi thú cưng ở chung cư. Tiện thể đây em sẽ tổng hợp lại cho mọi người luôn ạ.



Nuôi chó mèo ở chung cư có vi phạm pháp luật hay không?



- Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2015), cấm hành vi chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.





- Theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.



- Do đó, các chị có thể hiểu rằng khu vực nhà chung cư bao gồm cả khu vực thuộc sở hữu riêng và khu vực thuộc sở hữu chung và theo quy định vừa nêu, không được chăn thả gia súc, gia cầm trong khu vực chung cư đâu ạ. Nghĩa là việc nuôi chó mèo ở trong khu chung cư bị cấm đó nha.



Nuôi chó mèo ngoài mặt có lợi với các bé thì có hại không?



- Nhà em trước nay vì em khó tính nên cũng không nuôi, nhưng trên thực tế thì em nghĩ là có hại. Như hôm rùi em cho con đi chơi trên phố đi bộ thôi nhé, là ở không gian rộng ạ chứ không phải ở chung cư ên không thể cấm người ta dắt chó đi dạo. Nhưng có con pitbull to mà người ta xách đi không dùng rọ mõm lại, thế là đi ngang qua có con chó bé hơn chẳng hiểu sao nhảy vào "đợp" luôn, mà cắn đến nỗi không nhả ra đâu ạ. Đó là chó chứ thay vào đó là vị trí bé nhỏ nào thì sao, ảnh hưởng đến tính mạng như chơi đó ạ.





Khi chó, mèo gãi hay rũ lông là bụi trong lông và cả những sợi lông của chúng sẽ bay ra, bám lại trên thảm, các vật dụng trong nhà. Vì thế lông chó, mèo dễ gây dị ứng nhất và người có cơ địa dị ứng sẽ có phản ứng ngay cả khi không có sự tiếp xúc trực tiếp nha.



Lông trên cơ thể động vật có tính bám dính rất cao. Chúng sẽ bám vào người, vào quần áo, đồ đạc, và đương nhiên sẽ bám lên giường, chăn nệm khi trẻ cho chúng ngủ cùng. Lông thú cũng có thể bay lơ lửng trong không khí, bám vào những nơi mà bạn không thể ngờ tới. Và khi trẻ hít thở sẽ vô tình hít chúng vào trong khí quản, gây kích thích và sưng đường hô hấp. Ở những trẻ mẫn cảm, khi những vật lạ này xâm nhập vào cơ thể do hít phải hoặc qua niêm mạc mắt và mũi, chúng có thể gây dị ứng cho trẻ.



Trẻ em nói riêng và con người nói chung có khả năng nhiễm ấu trùng, ký sinh trùng từ chó mèo, vật nuôi. Người bệnh nhiễm loài ấu trùng này thường qua đường miệng, hậu môn. Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Con sán trưởng thành dài tới 3-6mm, đầu có 4 ống hút và một hàng móc đôi. Trứng của loài sán này theo phân chó mèo ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.





Ký sinh trùng ở chó mèo rất nhiều.



- Khi trẻ vuốt ve vật nuôi nếu không được vệ sinh cẩn thận, trứng sán ra ngoài môi trường dính vào tay, trứng đi vào cơ thể trẻ, chúng lớn thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng.



- Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi tùy từng cơ địa, tùy từng hoàn cảnh thì ấu trùng đó mới lọt được vào cơ thể trẻ, dù có vào được cơ thể rồi thì tùy từng độ ẩm, sự phát triển thì chúng mới nảy sinh thành bệnh.



- Ngoài ra còn 1 vấn đề nữa các chị ạ, đó chính là ô nhiễm tiếng ồn từ chó mèo sủa inh tai. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau, như mất ngủ, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng, huyết áp cao, bệnh tim và bệnh điếc.





Chỉ cần tiếng ồn mạnh phát ra từ một chiếc xe tải chạy trên đường đã có thể tác động xấu tới tuyến nội tiết, hệ thần kinh và tim mạch của nhiều người. Nếu tình trạng đó kéo dài hoặc thường xuyên, sự rối loạn sinh lý sẽ trở thành mãn tính và là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần đấy. Bảo sao em hay cáu tiết thế không biết. Rất rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, và cả người lớn trong nhà nữa.



Nuôi chó mèo không phải ai cũng có ý thức. Nhiều người cứ để chó mèo ị bậy, ị tùm lum các thứ ra sân chung, rồi trong sảnh tòa nhà mà cứ hốt hốt linh tinh không thèm lau sạch đi cơ. Thế nên em nghĩ việc đầu tiên để giảm thiểu tình trạng này là các chị em hạn chế nuôi chó mèo ở chung cư, cũng hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá gần với những loại chó to để phòng cảnh đáng tiếc xảy ra nhé.



Video xem thêm: Bé chơi đùa cùng thú cưng



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/03/jZj4njZmv1-480x270.jpg