Kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi

Kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi

Đọc bài Lưu

Như chúng ta đã biết, để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải.

Như chúng ta đã biết, để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải.

Trước hết chúng ta cần nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

Trong công tác bồi dưỡng HSG của một số trường thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Nội dung bồi dưỡng thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình;

+ Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu;

+ Học sinh, một số không yên tâm khi tham gia lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung ở trên lớp;

+ GV dạy BD vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các GV khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn đó là một thực tế do BGH lúc nào cũng muốn giao công tác cho những GV tốt, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác BD HSG cũng có phần bị hạn chế;

+ Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau;

+ Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải dựa trên đối tượng HS phải đạt yêu cầu mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại.

Kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi
Kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi

Nhóm bồi dưỡng Học sinh giỏi của Cô Phạm Thị Thu Thảo

*Phát hiện và chọn HSG

- Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau:

+ Căn cứ vào các thành tích đã đạt ở các năm học trước;

+ Căn cứ vào đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp;

+ Căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng qui định và nghiêm túc); và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục.

- Về đội ngũ GV, có thể nói đây là một đội ngũ có yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG. Do đó, lãnh đạo nhà trường bằng mọi cách phải thuyết phục cho được GVG của trường tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần được bố trí như sau:

+ Một giáo viên chính dạy bồi dưỡng theo suốt các năm để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Giáo viên này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường.

+ Một GV phụ trách chuyên môn ra đề theo từng khối để giúp học sinh chuyên sâu và nâng cao trình độ. (Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cùng một khối vì sẽ có ít thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trình độ học sinh).

- Để hỗ trợ cho công tác BD HSG có hiệu quả, các bộ phận hỗ trợ như: chi bộ, ban giám hiệu, công đoàn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho GV và HS tham gia bồi dưỡng

Kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi

Nhóm Học sinh giỏi Văn, năm học 2019 - 2020

Ví dụ: giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các HS đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học; tài liệu bồi dưỡng.Phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.

Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG.

- Có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.

Khó khăn

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều.

- Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

- Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau.

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi ĐH, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi ĐH sau khi thi HSG.

- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao.

Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một nhiều năm tham gia công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng HSGQG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây.

Tóm lại: Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG thì người GV phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi mỗi năm.


Tác giả: Võ Thị Hoàng Yến
Nguồn:Tự viết Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết