Kinh nghiệm xử lý các chừng từ xuất nhập khẩu

Ngày nay, xuất nhập khẩu hàng hóa được coi là bước đi quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất. Với nhu cầu xuất khẩu hàng hóa gia tăng mạnh mẽ như vậy, nó kéo theo sự hình thành và phát triển của các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Hãy cùng chúng tôi đi tìm quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan trong bài viết dưới đây nhé. 

7 bước làm chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan

Kinh tế ngày càng phát triển, việc vận chuyển và giao thương hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định quan trọng về bộ chứng từ xuất nhập khẩu để tiến hành thực hiện theo đúng hướng dẫn từ các cơ quan ban hành. 

Theo đó, doanh nghiệp nhất định phải thực hiện 7 bước quan trọng và cần thiết trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Kinh nghiệm xử lý các chừng từ xuất nhập khẩu

Quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan gồm 7 bước

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa

Trước khi làm thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần phải in và điền đầy đủ thông tin vào các loại giấy tờ có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Hợp đồng thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan

Lưu ý, trong quá trình điền thông tin, doanh nghiệp nên kiểm tra, chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý về hình thức trình bày, lỗi đánh máy, phông chữ,… để văn bản có hiệu lực thực thi và có giá trị với pháp luật.

Hiện nay, hình thức khai báo trực tuyến đã được đưa vào hoạt động, nhờ vậy doanh nghiệp không cần tốn chi phí để gửi và chuyển phát bộ chứng từ tới cơ quan hải quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký và mua chữ ký số để có thể gửi trực tiếp. Việc mua chữ ký số đôi khi khá rườm rà và mất thời gian. Do đó, nếu không muốn gặp rắc rối về loại chữ ký này, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ làm xuất nhập khẩu trọn gói. Các dịch vụ này sẽ giúp quá trình đăng ký của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và đơn giản.

Bước 2: Cài đặt phần mềm kê khai hải quan VNACCS

Doanh nghiệp có thể cài đặt phần mềm kê khai hải quan của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay như FPT, Thái Sơn, TS24,…

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Nếu hàng hóa nằm trong danh sách hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành , doanh nghiệp cần phải bổ sung hồ sơ và khai báo với cơ quan kiểm tra theo quy định. Ngược lại, doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này. 

Doanh nghiệp có thể tìm thấy quy định quan trọng liên quan đến danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y Tế,…

Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan

Doanh nghiệp sử dụng phần mềm khai hải quan đã cài đặt, nhập các thông tin và số liệu lô hàng, sau đó xem hướng dẫn cách lên tờ khai của công ty cung cấp phần mềm để thực hiện.

Bước 5: Lấy lệnh giao hàng

Đây là loại chứng từ mà công ty vận chuyển phát hành để lưu giữ hàng hóa và giao hàng cho người nhận. Loại chứng từ này giữ vai trò quan trọng trong thủ tục kiểm tra hàng hóa, chuyển hàng và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành ở cảng.

Bước 6: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Tùy theo luồng tờ khai mà chứng từ cần chuẩn bị cũng khác nhau, bao gồm:

  • Tờ khai luồng xanh: Hồ sơ đã thông quan, chỉ cần nộp thuế và đến hải quan giám sát để làm nốt thủ tục. 
  • Tờ khai luồng vàng: Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu để hải quan kiểm tra. Nguyên tắc là chứng từ càng đầy đủ, hợp lệ thì quá trình làm thủ tục diễn ra càng thuận lợi.
  • Tờ khai luồng đỏ: Hải quan kiểm tra giấy tờ (hồ sơ giống như tờ khai luồng vàng), sau đó kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bước 7: Làm thủ tục tại chi cục hải quan

Ở bước này, doanh nghiệp cũng theo chỉ dẫn của tờ khai luồng mà làm các công việc tương ứng. Dù là công đoạn cuối cùng nhưng bước này diễn ra khá phức tạp, gây tốn thời gian cho cả đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đơn vị hải quan. Để có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp nên sử dụng các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM từ các đơn vị logistics. 

Kinh nghiệm xử lý các chừng từ xuất nhập khẩu

Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM để tiết kiệm thời gian và chi phí

Công ty cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM

Nhìn chung, quy trình về chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan không quá khó. Quan trọng là doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định ban hành, đồng thời tham khảo thêm ý kiến và kinh nghiệm từ những người thực hiện trước đó. 

Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ sẽ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và công sức. Nếu doanh nghiệp không muốn tốn thời gian vào những thủ tục rườm rà này, hãy sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM của Mison Trans. 

Kinh nghiệm xử lý các chừng từ xuất nhập khẩu

Mison Trans – Công ty tư vấn xuất nhập khẩu tại TPHCM uy tín và đáng tin cậy

Trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, Mison Trans luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhờ những yếu tố sau:

  • Mison Trans có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
  • Cung cấp các dịch vụ xuất – nhập khẩu trọn gói để phục vụ nhu cầu của khách hàng;
  • Nhân viên tận tình, tận tâm, sẵn sàng tư vấn các thủ tục xuất nhập khẩu các loại hàng hóa;
  • Dịch vụ uy tín, trung thực và chất lượng hàng đầu;
  • Chi phí cạnh tranh, thông quan nhanh chóng.

>>> Xem thêm: đơn vị xuất nhập khẩu uy tín

Trên đây là quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu mà Mison Trans muốn chia sẻ tới khách hàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn về quy trình này để tránh gặp phải những trường hợp phát sinh ngoài mong muốn. Mison Trans là công ty tư vấn xuất nhập khẩu tại TPHCM uy tín và đáng tin cậy nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu HCM, các cá nhân/doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 636 348 để được hỗ trợ chi tiết.