Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11/2023

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Năm 2021, căn cứ tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương trong tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 trong phạm vi cấp cơ sở.

Với những hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, từng tâm lý, lứa tuổi học sinh, ngành GDĐT tỉnh An Giang mong muốn động viên, bồi dưỡng niềm tự hào, lòng yêu ngành, yêu nghề; giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên nhận thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ của Nhà trường trong sự nghiệp trồng người. Khích lệ toàn ngành cùng nhau khắc phục khó khăn tham gia phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022”. Cụ thể như :

Sở GDĐT, Phòng GDĐT các huyện, thị, thành phố sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tổ chức tốt tuyên truyền ý nghĩa và truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam; phối hợp Ban Tuyên giáo thăm hỏi các thầy cô nguyên là cán bộ ngành GDĐT về hưu, các thầy cô tuổi cao có nhiều cống hiến trong ngành GDĐT, thầy cô và gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 bằng hình thức phù hợp; tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam bằng hình thức phù hợp, đúng với quy định về an toàn phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 19/11/2021.

Đối với các cơ sở giáo dục, tùy theo tình hình thực tế, căn cứ vào cấp độ an toàn dịch COVID-19, các đơn vị linh hoạt, ứng dụng CNTT, phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam trong tháng 11 năm 2021 với các hoạt động phù hợp tại đơn vị. 

Đối với giáo viên, các đơn vị phát động phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy học phù hợp với điều kiện chuyển đổi trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, hội thi xây dựng các video clip bài giảng, video clip giới thiệu các mô hình giảng dạy trực tuyến hay, hiệu quả; phát hiện, giới thiệu nhân rộng điển hình và khen thưởng kịp thời những tấm gương giáo viên tận tụy với nghề, tận tâm với học sinh, giáo viên tích tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 ở tuyến đầu tại các địa phương…

Đối với học sinh, học viên, tùy theo tình hình thực tế và đối tượng học sinh, các cơ sở  giáo dục linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin để phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với một số hoạt động như: tổ chức thi vẽ tranh, thiết kế thiệp chúc mừng, cuộc thi viết thư gửi thầy cô giáo, thiết kế infographic tuyên truyền đảm bảo an toàn trong học tập trực tuyến; tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, trường học...

Các cơ sở giáo dục tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam bằng hình thức phù hợp (có thể trực tuyến), đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh vào ngày 20/11/2021.  Do tình hình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở giáo dục sẽ không tổ chức tiệc liên hoan tập trung trong dịp kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021.

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, 20/11 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người; nó đã khắc sâu vào tâm thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam, trở thành ngày hội của toàn dân nhằm tôn vinh nghề dạy học, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy gìn giữ nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. 

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2021 sẽ rất đặc biệt khi mà dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, học sinh phải học trực tuyến, không thể đến trường gặp thầy cô, nhiều khó khăn, áp lực cho cả thầy và trò. Với các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, giúp giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên tích cực, nỗ lực trong hoạt động dạy học và giáo dục, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học  2021-2022. Ngày 20/11 cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy, cô giáo. Đặc biệt, là ngày mà các em học sinh có dịp được bày tỏ lòng quý mến, kính trọng biết ơn đến những người “tháng tháng, năm năm vẫn không ngừng chèo lái con thuyền”. Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo./.

Kim Phụng

TƯ VẤN TUYỂN SINH

Hỗ trợ trực tiếp tư vấn thông tin tuyển sinh hướng nghiệp dành cho học sinh & phụ huynh.

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty, lập báo cáo quyết toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích, giải thích các kết quả tài chính của công ty và các sự kiện diễn ra, lập bảng cân đối kế toán hợp nhất ( Thu- Chi) cụ thể, chính xác. 

Ở bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần người phân tích tài chính, nắm rõ thu chi cũng như thuế giá trị gia tăng. Lãnh đạo doanh nghiệp không thể nào ôm hết mọi việc thu chi ngân sách, tính các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý, hàng năm. Từ đó, vị trí của người làm kế toán đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu tìm được một người lập kế hoạch kiểm toán giỏi, công ty sẽ ngày càng phát triển thuận lợi.. Với nhu cầu nhân lực trí tuệ ngành này ngày càng cao kể cả trong tương lai, học kế toán sẽ chẳng bao giờ lo thất nghiệp, bởi vì nó luôn giữ vị trí ảnh hưởng trong cty, bắt buộc công ty nào cũng cần đến Kế Toán.

Nhiệm vụ của một người làm tài chính kế toán doanh nghiệp như sau:

1. Nhiệm vụ của Kế toán Tài chính:

Chuẩn bị báo cáo hàng tháng bằng cách thu thập dữ liệu; Phân tích và điều tra sự khác biệt; Tóm tắt dữ liệu, và thông tin dữ liệu ngân sách logic, chính xác, trung thực. Tư vấn quản lý về các hành động cần thiết, tính toán các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý; chuẩn bị sẵn sàng cho việc nộp thuế hàng quý và hàng năm.

• Đáp ứng các yêu cầu về tài chính bằng cách thu thập, phân tích, tổng hợp và diễn giải dữ liệu quỹ. (Chuẩn bị tính thuế và thu nhập)

• Lập báo cáo tài chính hàng tháng, chuẩn bị phân tích các tài khoản theo yêu cầu, hỗ trợ chuẩn bị ngân sách dự kiến

• Hỗ trợ thực hiện và duy trì kiểm soát tài chính nội bộ và thủ tục, hỗ trợ quản lý biên chế,

• Cung cấp tư vấn tài chính bằng cách nghiên cứu các vấn đề hoạt động; Áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn tài chính

• Đặc biệt, chuẩn bị ngân sách; thực hiện phát triển dự án báo cáo. Lập bảng phân tích tài chính, tìm cách tăng lợi nhuận và mang về doanh thu cáo nhất cho doanh nghiệp – công ty

• Cập nhật thông tin về công việc thu chi tài chính – ngân quỹ, thực hiện thao tác chi thuế giá trị gia tăng, thực hiện các công việc giao dịch và kiểm soát với ngân hàng.

• Hoàn thành sứ mệnh về việc phân tích tài chính doanh nghiệp cách hoàn thành các kết quả liên quan nếu cần. (Điều hành các khoản phải thu và các khoản phải trả )

• Xem xét và báo cáo chi phí quá trình.

• Hỗ trợ chuẩn bị và điều phối quá trình kiểm toán.

• Theo dõi và giải quyết các vấn đề ngân hàng bao gồm các phí thường lệ, và kiểm tra ngân sách phòng chức năng nếu có sai xót.

2. Kỹ năng Tài chính kế toán và Trình độ:

• Làm việc với Deadline và chịu áp lực

• Quản lý lợi nhuận,

• Kế toán

• Kiểm toán

• Kỹ năng Tài chính

• Phân tích thông tin

• Báo cáo kết quả tài chính

• Phân tích Thống kê

• Kiến thức Kinh doanh

Để có thể hoàn tất và làm tốt các công việc này, một kế toán doanh nghiệp nhất định phải thấy hiểu về những quy tắc làm việc, từ giấy tờ, đóng dấu, điều kiện luật pháp bắt buộc bằng cách cập nhật các quy định về tài chính và các thông lệ được phê duyệt từ chính phủ.

Để hiểu biết hết tất cả quá trình của nghề kế toán, các bạn sinh viên không chỉ cần có sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong việc phân tích các con số dữ liệu, mà còn phải tích cóp nhiều kinh nghiệm hơn để có thể hiểu hết các công việc liên quan. Cần hiểu biết về các nguyên tắc và thực tiễn kế toán, kiến thức về các nguyên tắc tài chính, kiến thức về báo cáo tài chính, thành thạo phần mềm kế toán có liên quan.

Ngành Kế Toán Doanh Nghiệp học những gì?

Theo học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Chương trình Kế toán doanh nghiệp cung cấp kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán, chuyển công việc của người kế toán thủ công sang ứng dụng Công nghệ thông tin trên máy vi tính, giúp chuyên nghiệp hóa và đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo còn hướng tới việc xây dựng những kế toán viên có nghiệp vụ vững vàng, cùng với kỹ năng sử dụng thuần thục các công cụ hỗ trợ, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. 

Học ngành Kế Toán Doanh Nghiệp ra trường làm gì?

Bộ phận kế toán là bộ phận chức năng không thể nào thiếu trong lúc tổ chức doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường nhân lực ngành này tại Việt Nam rấy cao, ở nơi đâu cũng cần đến kế toán, từ nhân viên cho đến kiểm toán, kiểm toán cấp cao. Có thể nói học kế toán bạn có thể làm việc ứng dụng trong nhiều phòng ban. 

Ở Việt Nam có hàng ngàn công ty được thành lập mỗi năm, ở các công ty nhỏ cũng cần khoảng từ 2-3 kế toán, có nghĩa đối với những tập đoàn lớn hơn nhu cầu nhân lực về kế toán cao hơn gấp bội lần. Cơ hội nghề nghiệp với sinh viên ngành kế toán vô cùng mở rộng không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lại nhiều năm tới nữa. 

Kế toán là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ở tất cả các đơn vị tổ chức. Cơ hội việc làm luôn trải rộng với sinh viên theo học ngành này.

Bên cạnh vốn kiến thức, kỹ năng được trang bị thì bề dày kinh nghiệm là hành trang để các kỹ thuật viên Kế toán doanh nghiệp đặt một bước lý tưởng vào những vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, các ngân hàng,… với các vị trí sau:

- Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nhân viên kế toán phụ trách về: lương, tài sản cố định, vật tư, thanh toán, thuế, các khoản công nợ.

- Chuyên viên Phân tích báo cáo tài chính.

- Chuyên viên Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Kế toán hành chính sự nghiệp

1. Về khái niệm:

a. Kế toán hành chính sự nghiệp:

- Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp (ví dụ trường học, bệnh viện, ủy ban,...), là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính.

- Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tải sản công, tình hình chấp hành dự toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Chính vì vậy kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân các đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước.

- Việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho những người làm công tác kế toán trong từng đơn vị sao cho bộ máy kế toán cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của từng đơn vị và yêu cầu quản lý của đơn vị rất quan trọng trong những Đơn vị hành chính sự nghiệp.

b. Kế toán doanh nghiệp:

- Kế toán doanh nghiệp là kế toán được tiến hành ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

- Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

2. Về đặc điểm

a. Kế toán hành chính sự nghiệp

- Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này được trang trải thông qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị hành chính sự nghiệp và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ đào tạo kế toán kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có những đặc điểm riêng.

- Các khoản chi tiêu cho đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy học kế toán tổng hợp phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói riêng.

- Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Bạn đang xem: Kế toán hành chính sự nghiệp khác gì kế toán doanh nghiệp

- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

b. Kế toán doanh nghiệp

- Cơ sở ghi sổ là những chứng từ gốc hợp lệ, bảo đảm thông tin chính xác và có cơ sở pháp lý.

- Sử dụng cả 3 loại thước đo là: giá trị, hiện vật và thời gian, nhưng chủ yếu và bắt buộc là giá trị.

- Thông tin số liệu: Chủ yếu trình bày bằng hệ thống biểu mẫu báo cáo theo quy định của nhà nước (đối với thông tin cho bên ngoài) hay theo những báo cáo do giám đốc xí nghiệp quy định (đối với nội bộ).

- Phạm vi sử dụng thông tin: Trong nội bộ đơn vị kinh tế cơ sở và các cơ quan chức năng của nhà nước và những đối tượng trên quan như các nhà đầu tư, ngân hàng, người cung cấp.

3. Về nhiệm vụ:

a. Kế toán hành chính sự nghiệp

- Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợpthông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi, sử dụng các loại vật tư, tài sản cô ng ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách,...

- Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo qui định.

b. Kế toán doanh nghiệp

- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán.

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.

4. Về công việc

a. Kế toán hành chính sự nghiệp

- Phản ảnh kịp thời hết gần như, xác thực, toàn diện mọi khoản vốn quỹ,kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở doanh nghiệp.

- Tiêu chí kinh tế phản ánh phải hợp nhất với dự toán về nội dung và cách thức tính toán

- Số liệu trong báo các vốn đầu tư phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho những nhà điều hành mang đợc các thông tin nhu yếu về tình hình vốn đầu tư của công ty.

b. Kế toán doanh nghiệp

- Kế toán doanh nghiệp cần tập trung những thông tin từ các phòng ban để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty, các phương hướng đầu tư vốn để phát triển kinh doanh. Các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác.

- Kế toán là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Lập các bảng báo cáo các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Đây là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình.

- Kế toán phải phân loại, sắp xếp các tài liệu, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đổi chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng


Kế toán hành chính sự nghiệp

Kế toán doanh nghiệp

Hệ thống tài khoản trong đơn vị sự nghiệp ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, có một số tài khoản có kết cấu giống với doanh nghiệp như TK 111 – Tiền Mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK 113 – Tiền đang chuyển, TK 152 – Nguyên vật liệu, TK 153 – CCDC, TK 211 – Tài sản cố định hữu hình, TK 213 – Tài sản cố định vô hình, TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang. Nhưng bên cạnh đó, giá trị sử dụng của Tài sản cố định trong đơn vị HCSN theo TT162/2014/TT-BTC quy định là 10 triệu đồng trở lên, còn trong Doanh nghiệp quy dịnh theo TT 45/2013/TT-BTC quy định là 30 triệu đồng trở lên. Hệ thống tài khoản kế toán trong Doanh nghiệp phức tạp hơn.
Hiện tại chỉ áp dụng tài khoản theo Quyết định 19. Sử dụng tài khoản theo 2 Quyết định: QĐ 48 và QĐ 15. Số lượng các tài khoản dài đặc biệt là hệ thống tài khoản theo QĐ 15.
Các tài khoản cấp 2, cấp 3 dài và chi tiết đặc biệt là TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động, TK 462 – Nguồn kinh phí dự án, TK 661 – Chi hoạt động, TK 662 – Chi dự án.
Cách hạch toán đơn giản hơn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít hơn. Song bên cạnh đó chứng từ căn cứ để hạch toán thì phức tạp hơn và đòi hỏi sự chính xác, có tính thẩm mỹ cao. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều.
Cuối kỳ, các đơn vị tự cân đối khoản thu – chi, kết chuyển chi hoạt động, chi dự án vào nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án mà không cần tài khoản trung gian. Cuối kỳ cần TK trung gian 911 để kết chuyển các TK đầu 5, 6, 7, 8 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là gì? Và công việc của tài chính doanh nghiệp là những gì?

Đây là những thắc mắc của không ít người hay các bạn sinh viên chưa hiểu rõ về các công việc cũng như cơ hội nghề nghiệp về ngành tài chính doanh nghiệp.  

Trong bài viết này Verco giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm tài chính doanh nghiệp là gì cũng như những công việc và cơ hội nghề nghiệp của những người làm tài chính doanh nghiệp.

Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11/2023
  quan-tri-tai-chinh-doanh-nghiep

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp ( Coporate finance ) là thuật ngữ được dùng để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Dựa trên những thông tin tài chính của doanh nghiệp, người làm tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp phục vụ cho những hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Những công việc của tài chính doanh nghiệp bao gồm việc đọc các báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo lợi nhuận và lỗ để từ đó tạo ra bảng cân đối kế toán và dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp.

Khi những báo cáo này chỉ ra việc doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn thì người quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ dựa trên những công cụ tài chính doanh nghiệp để lập kế hoạch chiến lược giúp khắc phục sự thiếu hụt đó. 

Dựa vào bảng cân đối kế toán thì những hoạt động tài chính doanh nghiệp sẽ giúp trả lời được ngay những câu hỏi như:

- Doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền để đầu tư 

- Số tiền cần đó có thể huy động được từ đâu, làm thế nào để huy động?

- Tiền huy động được sẽ được sử dụng để đầu tư như thế nào?

- Sau đó thì số tiền mà thu được những hoạt động kinh doanh sản xuất đó sẽ được phân phối sử dụng như thế nào?

Như vậy dựa trên những câu hỏi trên đây thì ta có thể thấy hoạt động tài chính sẽ liên quan trực tiếp đến quyết định đầu tư, quyết định về nguồn vốn và quyết định về phân phối những lợi nhuận. Và mục tiêu chung của các quyết định đó là giúp tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp làm những công việc gì?

1. Đọc báo cáo tài chính

Dựa trên những báo cáo tài chính, người làm tài chính doanh nghiệp sẽ đọc và thông kê được lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp, từ đó cho chủ doanh nghiệp biết được hiện tại doanh nghiệp đang có kiếm được nhiều tiền hơn mục tiêu hay không hay đang bị thua lỗ. 

Không những chỉ có vậy, bảng cân đối kế toán có thể chỉ ra rõ ràng doanh nghiệp lợi nhuận ra sao và thua lỗ như thế nào. Nó còn cung cấp các báo cáo chi tiết về việc lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp theo thời gian cụ thể.

Tài chính doanh nghiệp cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về dòng chảy tiền tệ trong doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp của bạn đang có lợi nhuận nhưng lại không có vốn lưu động thì tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn thấy rõ ràng được tiền của bạn đã chảy đi đâu. 

2. Lập kế hoạch chiến lược tài chính

Từ những báo cáo tài chính, việc lập kế hoạc tài chính giúp cho doanh nghiệp có một nền tảng tài chính để thực hiện được những dự án và kế hoạch kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để thực hiện những việc này.

Ngay cả khi bạn có ý tưởng sẽ giới thiệu một sản phẩm mới, tài chính doanh nghiệp là công cụ có thể giúp bạn biết được bạn sẽ cần phải chi trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm đó. Nó còn  giúp tổng hợp những thông tin đầy đủ về nghiên cứu, phát triển cũng như các chi phí về marketing và chi phí các thiết bị máy móc cần thiết. 

Tài chính doanh nghiệp có thể giúp bạn dự toán được số lượng sản phẩm bạn cần phải bán ra để có thể bù đắp đủ những chi phí ban đầu khi tung ra những sản phẩm đó. Lập kế hoạch chiến lược là một phần trong tài chính doanh nghiệp, kế hoạch chiến lược sẽ giúp bạn có thể biết được công ty của bạn có thể thành công với các mục tiêu tài chính ngắn hạn hay không.

3, Quản trị các tùy chọn tài chính cho doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn về dòng tiền thì tài chính doanh nghiệp sẽ giúp người quản trị tài chính hiểu được điều đó và đưa ra được ngay những tùy chọn tài chính cho người làm quản trị tài chính doanh nghiệp.

Với việc tính toán các khoản cần phả trả lãi và tiền gốc, khi kết hợp với các báo cáo tài chính hiện tại để từ đó sẽ có được những kế hoạch vay vốn và kế hoạch trả nợ như thế nào.

Với các tùy chọn tài chính và kế hoạch chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể sở hữu lượng tiền ổn định và nhiều hơn trong thời gian dài. Tuy nhiên để làm được các điều này thì nhất thiết bạn sẽ cần phải thành thạo những kỹ năng làm và sử dụng những công cụ tài chính doanh nghiệp.

Hy vọng với bài viết này, HNCE đã chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn về tài chính doanh nghiệp và những công việc chính của nó.  Để sở hữu những kỹ năng về quản trị tài chính doanh nghiệp này thì HNCE hiện nay luôn có những khóa học tài chính doanh nghiệp cho nhiều đối tượng liên tục.

Khóa học tài chính doanh nghiệp tại HNCE phủ hợp với những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang điều hành các doanh nghiệp với thời gian trên 03 năm, các giám đốc tài chính ( CFO ), các CEO, các vị trị như kế toán trưởng, các chủ đầu tư dự án, trưởng ban quản lý dự án hay các kế toán quản trị ...

Với các chuyên gia giảng dạy tài chính doanh nghiệp nổi tiếng sẽ giúp bạn có những kiến thức vững chắc về tài chính doanh nghiệp để có thể quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cho doanh nghiệp mình.