Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

Bài Tuyên truyền sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả

Bài Tuyên truyền sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả

Bài Tuyên truyền sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả


Ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, zalo... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại. Vậy mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn hoặc gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi?
Trước tiên, mạng xã hội là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực, cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một tin nhắn, một chương trình trực tiếp. Với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt like (thích) hay share (chia sẻ) đến với người tiêu dùng.

Với người tiếp nhận, họ sẽ nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng. Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong học tập.

Điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng. Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Cao Bằng nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, thương cảm khi thấy 1 em nhỏ bị tai nạn giao thông. Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, mạng xã hội còn có chức năng giải trí. Nó giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị. Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Mạng xã hội còn cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie.

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình?

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi. Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng mạng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ. Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường...

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm...

Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội? Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Chúng ta cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của mạng xã hội để không là tín đồ ngu muội mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Các bạn cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích, đừng lên mạng xã hội quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên facebook, zalo những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Chúng ta phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác, không để lộ mình quá nhiều, đừng coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó.

Đặc biệt, người dùng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy, viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta,…. Chúng ta không nên phí hoài thời gian quý báu của đời mình vào những bình luận không có ý thức xây dựng, thờ ơ, tò mò, phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”.

Các bạn hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng, hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh, tích cực tham gia những hoạt động có ích cho cộng đồng để không phải là người suốt ngày chỉ biết “ôm” điện thoại. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo?

Chúng ta hãy là người thông minh để dùng mạng xã hội một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của nó. Hãy tập trung cao độ vào học tập, hãy cố gắng hết mình để mà tỏa sáng. Và hãy nhớ, đừng mê mạng xã hội mà quên đọc sách, đừng mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, đừng “phây, chát” đến phờ phạc, phí phạm đời mình vào những điều vô nghĩa, các em nhé!

Chương trình tuyên truyền, hướng dẫn học sinh sử dụng mạng an toàn, hiệu quả của chúng ta đến đây là hết. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các thầy cô giáo, các bạn.

Nông Thị Hiến

Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh
Nhãn

Thay vì cấm đoán, phụ huynh và nhà trường hãy “vẽ đường đúng cho hươu chạy thẳng”.

  • Học sinh với mạng xã hội - Bài 1: Muôn mặt của mạng xã hội

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ là việc làm cần thiết để tránh cho trẻ những thiệt thòi cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, việc giáo dục để trẻ phân biệt cái gì đúng, cái gì sai trên mạng xã hội hoặc chỉ đơn giản là kỹ năng tự bảo vệ trước cộng đồng mạng khi bị “ném đá”, hay ứng xử như thế nào với một vấn đề mà mình không trực tiếp chứng kiến... lại rất cần sự vào cuộc của người lớn mà ở đây chính là gia đình và nhà trường.

Để trẻ luôn tự tin, hội nhập

Dù rằng phụ huynh luôn lo lắng việc cho phép hay không cho phép con sử dụng mạng xã hội thì với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ngăn cản trẻ tiếp cận với internet là điều không thể. Do đó, thay vì cấm thì phụ huynh hãy “vẽ đường đúng cho hươu chạy thẳng” bởi hiểu biết về mạng thực sự có ích cho trẻ sau này.

“Nếu bị hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội, trẻ sẽ thiệt thòi vì thiếu kiến thức, nhất là trong môi trường công việc, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống số đầy cạnh tranh. Hơn nữa, nếu các em không được trang bị tốt thì cảm xúc của các em sẽ không được phát triển lành mạnh. Trẻ rất dễ bị cuốn theo các trào lưu xấu ở trên mạng, nếu các em không có bản lĩnh”, Tiến sĩ Vũ Ngọc Phan, giảng viên Đại học Phenikaa (Hà Đông, Hà Nội) nhận định.

Ông Vũ Ngọc Phan cho rằng, nên dạy trẻ em không coi internet là rủi ro, nguy cơ mà là cái gì rất gần gũi với chúng. Thay vì chỉ đạo, ngăn cản hãy khuyến khích trẻ hướng đến những lợi ích và tận dụng được sự phát triển của internet, đó là cách thay đổi tư duy về giáo dục - đào tạo trẻ trong vấn đề này.

Một vấn đề nữa cần phải thay đổi từ chính các bậc phụ huynh, đó là việc người lớn phải kiểm soát bản thân mình để làm gương cho con trẻ. Bởi thực tế, không ít bậc cha mẹ cũng sử dụng mạng xã hội để gây gổ, chế giễu người khác, chia sẻ những câu chuyện tiêu cực thiếu kiểm chứng.

"Cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Người lớn chưa hiểu đúng, hiểu rõ thì làm sao dạy được bọn trẻ? Cha mẹ phải giáo dục con từ các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Cha mẹ phải có quan tâm đúng mức tới cảm xúc của con để giúp chúng cảm được đầy đủ tình yêu thương của gia đình, bởi gia đình là cái gốc giúp định hình nhân cách con trẻ. Nếu trên trang cá nhân, các bậc cha mẹ thường chia sẻ những lời hay ý đẹp, những hình ảnh vui tươi thì tôi tin con, em họ cũng sẽ học tập và làm theo, từ đó có thái độ sống tích cực", ông Phan nói.

Giáo dục và định hướng từ nhà trường

“Hãy suy nghĩ trước khi bạn chia sẻ” - Think before you share là một chương trình ngoại khóa đã được Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức. Với bốn vấn đề lớn: Chúng ta sử dụng mạng xã hội để làm gì?, Mạng xã hội lớn tới đâu?, Cài đặt riêng tư trên mạng xã hội?, Tư duy phản biện và thấu cảm trên mạng xã hội là gì? các học sinh đã phần nào ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội không đảm bảo an toàn, những việc nên làm và không nên làm khi sử dụng mạng xã hội.

Đúng như tên gọi của chương trình, các học sinh Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng đã hiểu ra rằng chia sẻ là việc làm cần thực hiện một cách có trách nhiệm - không chỉ là trách nhiệm với bản thân cá nhân mình, mà còn là trách nhiệm với cả cộng đồng.

“Chúng tôi khuyến khích các học sinh tăng cường sử dụng mạng internet để nâng cao và mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, với những học sinh trong độ tuổi mới lớn này, việc định hướng cho các em là rất cần thiết. Nếu đi đúng hướng, các em sẽ có lợi rất nhiều, còn nếu đi sai, hậu quả sẽ dần dần làm hỏng các em cả trong những cấp học sau này”, bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng cho biết.

Nếu những chương trình thiện nguyện, nhân vật có tầm ảnh hưởng, gương người tốt việc tốt và sự kiện có giá trị nhân văn được nhân rộng sẽ góp phần hình thành xu hướng nhân cách tốt đẹp của học sinh. Nhưng nếu những nhân vật không tốt, những hành vi không đẹp như trộm cắp, cờ bạc, hành hung người khác được chia sẻ và đón nhận như một trào lưu thì dần dần những tiêu chuẩn đạo đức, hành vi và thái độ sống của lớp trẻ sẽ bị bóp méo, lớp trẻ sẽ biến nó trở thành một nguyên tắc sống cho bản thân. Sự chia sẻ của mạng xã hội rất quan trọng, chính sự tung hô của mạng xã hội sẽ khiến trẻ ngộ nhận giá trị đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.

“Chúng em thường nghe câu “Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông thái”, nhưng cụ thể phải làm như thế nào thì em chưa hiểu lắm. Để đánh giá một trào lưu, một hành vi, một câu nói là đúng hay sai, đôi khi chúng em phải rất thận trọng. Nhưng cũng có ít bạn thận trọng lắm”, em Lê Vân Hương, Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình, Hà Nội) thẳng thắn cho biết.

Ở lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh phổ thông, các em thường muốn khẳng định bản thân. Các em dễ bị nhiễm độc trước thông tin tiêu cực, dễ bị hùa theo đám đông, làm những việc được nhiều người "like" bởi cho rằng nó đúng, hợp thời mặc dù bản thân các em không hiểu hết thông tin đó. Những mâu thuẫn, xung đột trên mạng xã hội giữa các cá nhân, nhóm bạn cũng diễn ra từ đó.

Vì thế, để uốn nắn những việc làm chưa đúng hoặc những nguy cơ xấu có thể xảy ra mà không can thiệp quá sâu vào chuyện cá nhân của học sinh, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn thể của trường học phải luôn tích cực nắm bắt, tìm hiểu đời sống học sinh trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, các giáo viên cần hướng học sinh sử dụng thời gian và điện thoại, máy tính vào việc học, hoặc dùng mạng xã hội để tìm thông tin hay, phục vụ cho việc học tập.

Quan trọng hơn cả là sự song hành của gia đình và nhà trường trong việc định hướng thông tin, làm gương để trẻ học tập, noi theo, từ đó có một thái độ ứng xử tích cực đối với mạng xã hội.

Nguyễn Cúc (TTXVN)
Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh
Học sinh với mạng xã hội - Bài 2: Thế giới ảo, hậu quả thật

Mạng xã hội hiện nay như đời sống xã hội thứ hai của phần lớn học sinh phổ thông. Thế giới mạng là ảo nhưng ảnh hưởng của nó tới học sinh là thật. Trong khi đó, sự quan tâm, định hướng của nhà trường và gia đình còn khá mờ nhạt.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Học sinh với mạng xã hội,
  • mạng xã hội,

Giúp trẻ "không lạc lối" khi dùng mạng xã hội

Internet tác động gì đến bản thân em? Theo em, nên sử dụng Internet trong học tập như thế nào cho tốt?

Hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội an toàn

GIÁO DỤC KỸ NĂNG

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN

Thế nào là mạng xã hội ?

Mạng xã hộilàdịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Các bạn đã sử dụng mạng xã hội chưa? hãy kể các mạng xã hội mà bạn đã và đang sử dụng?

(Khi đó gọi học sinh lên trả lời: hướng cho học sinh trả lời về những ứng dụng mà học sinh đang sử dụng nhiều nhất hiện nay: facebook, zalo, các trò chơi,…)

Bạn hiểu thế nào về Facebook?

Facebook làmột mạng xã hội, cho phép mọi người kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Facebook là 1 ứng dụng web, App được cài đặt trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần bạn có thiết bị điện tử như trên và có kết nối internet, bạn sẽ dùng được facebook

Trang Facebook được lập từ ngày 4 tháng 2 năm 2004. Đến thời điểm hiện tại nó là mạng xã hội có số người dùng nhiều thứ hai hiện nay.

? Vậy mạng xã hội nào đứng thứ nhất hiện nay?

Trả lời: đó làGoogle

? Vậy những đối tượng nào được sử dụng facebook?

Trả lời: là bất cứ ai trên 13 tuổi.

? Vậy tại sao những bạn nhỏ hơn 13 tuổi vẫn đăng ký được tài khoản trên facebook?

Trả lời: Do khai gian tuổi.

Bạn dùng facebook để làm gì?

Facebook là mạng xã hội không còn quá xa lạ ở thời buổi hiện nay. Cho đến thời điểm này, Facebook được sử dụng như một công cụ đa năng. Mỗi người có một cách sử dụng Facebook khác nhau, với những mục đích khác nhau. Vậy đó họ dùng Facebook để làm gì?

Xem tin tức

Facebook nó như một sân chơi đa thể loại nên nhiều người vẫn có thể xem nó là một kênh để xem tim tức, cập nhật tin tức. Hầu hết, mọi thông tin từ chính trị đến văn hóa xã hội đều có hết. Một điều rất hay ở đây là những tin tức đưa lên Facebook đều là những tin có chọn lọc, tin hót cả “hot”. Do đó, ngày càng có nhiều người ỷ lại vào Facebook là dần lười tìm kiếm thông tin từ các trang tin tức khác

Học tập

Là một kênh chơi giải trí nhưng nó cũng chứa thêm bao điều có thể giúp người dùng học tập và làm theo được. Ví dụ, học cách nấu các món ăn, làm bánh. Học tiếng anh, học giao tiếp, học cách làm các sản phẩm từ những vật dụng dân giã đời thường…Có rất nhiều cái để học. Cái chính là bạn có muốn học và muốn tìm hiểu hay không mà thôi.

Tìm và Kết bạn

Cho đến thời điểm hiện tại thì Facebook đã có quá nhiều người sử dụng. Do đó, nếu muốn có thêm bạn bè, có nhiều bạn bè, bạn có thể gửi lời mời kết bạn với bất kì ai mà bạn muốn. Tuy nhiên, có chấp nhận kết bạn hay không lại phụ thuộc vào người bạn gửi lời mời kết bạn. Nhiều khi, bạn tìm được những người bạn rất tâm đầu ý hợp nhưng cũng có lúc bạn gặp nhưng đứa “dở hơi”. Tuy nhiên, không có vấn đề gì bởi bạn có quyền loại họ khỏi danh sách bạn bè bất cứ lúc nào bạn muốn.

Chém gió với bạn bè

Facebook từ khi ra đời đã trở thành công cụ chém gió của nhiều người. Chỉ cần thấy ai đèn còn sáng là có thể nhảy vô chém điên đảo. Mọi chuyện trên trời dưới biển đều được kể lể chi tiết. Không chỉ chém với một người mà một lúc bạn có thể chém được với nhiều người bằng nhiều Tab chát khác nhau. Do đó, đôi khi câu chuyện chém gió của bạn trôi sang ngày mới lúc nào cũng không ai hay, ai biết.

Xem các video hài

Facebook đang ngày càng đưa video nhiều hơn vào trong ứng dụng của mình. Do đó, bạn rất dễ dàng tìm được những video hài hay ngay trên chính dòng thời gian của mình. Bạn không phải tìm kiếm mà vẫn xem được những đoạn video rất hóm hỉnh hài hước. Còn khi bạn xem ở Youtube, bạn có quá nhiều lựa chọn nên bạn luôn cảm thấy không biết chọn như thế nào. Cuối cùng, bạn chọn bừa và xem cũng bình thường mà thôi. Vì thế, lâu lâu xem cái nó mới hay.

Chơi trò chơi

Trên Facebook có rất nhiều các ứng dụng trò chơi thú vị. Nhiều người đam mê trò chơi thường vào kho này để chơi, chơi ngày chơi đêm. Do đó, đèn lúc nào cũng sáng nhưng ai đó nhắn tin thì vẫn không thấy hồi âm bởi đang bận đắm chìm trong những cuộc chơi đầy hấp dẫn. Điển hình trên Facebook, có trò Candy Crush rất được nhiều người mê. Tuy nhiên, họ chơi nhiều chừng nào thì thông báo mời chơi của những người bạn của họ lại nhận được thêm nhiều hơn.

Rảnh quá không biết làm gì

Đây thường thuộc vào những nhóm học sinh, sinh viên. Hầu như ngoài thời gian lên trường thì các bạn ấy chỉ có Facebook. Nhiều lúc, lên Facebook không có nhã ý đăng ảnh, STT cũng không có ý định comment bài viết của ai nhưng cũng cứ lên. Lướt qua một vòng lại lướt lại thêm lần nữa. Nhiều khi cảm thấy hành động đó nó nhàm chán những rồi cũng quen tay mà làm.

Hóng hớt Facebook của người này sang người nọ

Có nhiều bạn rảnh rỗi quá đến mức không biết làm gì nên ghé thăm dạo chơi trên tường cá nhân của bạn bè mình. Và đó, dường như là thói quen dần được lặp đi lặp lại hằng ngày. Mục đích của việc làm này chỉ là xem họ đăng gì, có gì mới không bởi không phải tất cả những bài đăng của bạn bè bạn đều hiện lên trên New Feed của bạn. Họ lượn hết trang cá nhân hết của người này trang cá nhân người khác. Và có thể dự đoán, đây là những đối tượng đang rất rảnh và thích soi đời tư người khác.

Đăng ảnh, STT sống ảo

Có nhiều bạn trẻ, không lo sống thật, suốt ngày chỉ trau chuốt cho cuộc sống ảo trên Facebook của mình. Chỉ cần một chút nhan sắc kèm theo công cụ đắc lực phần mềm chỉnh sửa ảnh là có thể thỏa sức đăng ảnh kèm theo những STT màu mè, sến súa sặc mùi “thả thính”. Ở mức độ bình thường, ít hôm người ta mới đăng ảnh một lần. Nhưng với những người thích sống ảo, mỗi ngày họ phải đăng 4 đến 5 lần mới đủ. Không kể bất cứ làm gì, ở đâu họ cũng đều có ảnh. Chỉ cần nhận được đôi ba lời có cánh là họ sẵn sàng “bỏ mặc tất cả” để làm nhiệm vụ cao cả là đăng ảnh sống ảo câu Like. Và nhận thêm được nhiều Like nhiều lời khen ngợi là niềm vui của họ mỗi lần lên Facebook

Những tác hại khi đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội:

Lấy ví dụ ngoài thực tế:

Tình trạng bạo lực học đường:

Một số học sinh đã có những hành động thiếu suy nghĩ: như đốt trường học, tự cắt tay, tự tử,…

Lừa đảo

Xâm hại tình dục

Vậy thế nào là sử dụng mạng xã hội (facebook) lành mạnh và an toàn?

Bảo mật thông tin cá nhân.

Nghiên cứu kỹ bất kì trang mạng xã hội nào trước khi bạn sử dụng

Cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè trên mạng

Hãy là một người bạn thật sự

Nếu như không thật sự hiểu rõ 1 vấn đề nào đó, đừng chia sẻ nó lên mạng

Không chia sẻ những thông tin cá nhân của bạn bè hoặc của gia đình lên mạng nếu chưa có sự cho phép của họ.

Nghĩ kỹ trước khi chia sẻ - không chia sẻ quá nhiều.

Có quy định nào quy định cho việc sử dụng mạng xã hội hay không?

Điều ​5, Nghị định 72 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng: Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.

5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.

MỘT SỐ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

Câu 1: Những phát biểu sau đây đúng (Đ) hay sai (S):

  1. Có thể nói xấu về người khác trên mạng xã hội vì không ai biết bạn là ai ở ngoài đời thực.
  2. Nếu bạn biết một người nào đó bị lan truyền thông tin xấu trên trang mạng xã hội, bạn không cần quan tâm vì đó không phải chuyện của bạn.
  3. Nếu bạn nói chuyện trực tuyến với người có nhiều bạn bè chung với bạn, bạn có thể cho họ biết những thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại.

Câu 2: Nếu bạn chia sẻ một hình ảnh lên mạng xã hội, nó sẽ tồn tại trên môi trường trực tuyến trong bao lâu?

  1. 3 tháng
  2. 6 tháng
  3. Đến khi bạn rỡ bỏ
  4. Có thể mãi mãi – người khác có thể lấy về và đăng tải lên bất cứ lúc nào.

Câu 3: Hãy liệt kê 5 thông tin về bản thân mà bạn nghĩ không nên chia sẻ trực tuyến?

Câu 4: Bạn có thể gửi ảnh cho người khác trên môi trường trực tuyến trong trường hợp nào sau đây:

  1. Người đó gửi ảnh cho bạn trước
  2. Bạn gửi một bức ảnh đã cũ cho người đó
  3. Cho tới khi bạn cho họ biết địa chỉ
  4. Chỉ khi nào bố mẹ hoặc người lớn tin tưởng đồng ý cho bạn chuyển.

Câu 5: Hãy thảo luận với bạn bè để đưa ra phương án cho những tình huống sau đây:

  1. Nam và Cường kết bạn trên mạng xã hội và trò chuyện được vài tháng. Nam rủ Cường gặp mặt ngoài đời để hai bạn cùng đi chơi. Cường nên làm gì?
  2. Thảo và Mai bắt đầu trò chuyện trên mạng xã hội vài ngày. Mai nói cho Thảo biết địa chỉ nhà, tuổi của Mai, trường học và Mai trông như thế nào. Mai hỏi Thảo địa chỉ trường học, tuổi của Thảo ở đâu. Thảo nên làm gì?
  3. Toàn và Thắng là bạn trên mạng xã hội. Thắng giúp Toàn làm bài taaoh và hỏi số điện thoại của Toàn. Toàn có nên đồng ý không?

Nếu các bạn đang sử dụng mạng xã hội cô mong các bạn cũng sẽ là người sử dụng mạng xã hội một cách an toàn nhất. /.

TỔNG PHỤ TRÁCH

Trần Thị Lý

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Trên địa bàn thị xã, hiện nay facebook và zalo là hai mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng nhất. Đối tượng sử dụng rất đa dạng, không có sự giới hạn về tuổi tác hay địa vị xã hội. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái.

Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số người sử dụng mạng xã hội thuộc các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau về những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho họ. Với chị Trương Thị Thương – chủ cơ sở sản xuất đậu phụ Thương Thi, chị sử dụng Facebook chủ yếu để quảng bá sản phẩm. Ngày nào cũng vậy, cứ vào một khung giờ nhất định, chị lại cập nhật trên trang cá nhân những hình ảnh mới nhất về sản phẩm do chính mình làm ra. Những hình ảnh ấy đã tạo được sự chú ý của khách hàng – kể cả với những người không quen biết chị, họ tìm đến dùng thử và dần dần trở thành khách hàng thân thiết. Nhờ vậy mà chỉ vài tháng sau khai trương, cơ sở SXKD đậu phụ của chị đã có lượng khách ổn định, hoạt động hiệu quả.

Còn đối với bà Trương Thị Doanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Bỉm Sơn, mạng xã hội như một chất kết dính giúp người với người xích lại gần nhau hơn. Bà chia sẻ: Facebook và Zalo không chỉ là giúp bà liên lạc với con cái đang làm ăn xa một cách thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm, mà còn là phương tiện giúp hoạt động của CLB thiện nguyện hoạt động hiệu quả. Mỗi khi có địa chỉ khó khăn cần trợ giúp khẩn cấp, bà nhanh chóng chia sẻ thông tin trên trang facebook của CLB và ngay lập tức đã làm lay động tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả kiều bào nước ngoài.

Với những người sản xuất – kinh doanh và làm công tác xã hội, mạng xã hội giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Còn với công chức, viên chức nhà nước, mạng xã hội có giúp ích gì họ trong công việc không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn. Bà cho biết, bà sử dụng cả facebook và zalo để tư vấn cho người dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi tiêm chủng. Nhờ đó, công tác truyền thông tư vấn – chăm sóc sức khỏe của Trạm y tế phường Lam Sơn luôn đạt kết quả khả quan.

Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Với tư cách là một người dùng facebook và là cán bộ công chức nhà nước, theo bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn nhận định: Những mặt trái có thể dễ dàng nhận thấy của mạng xã hội đó là nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và đưa những thông tin không chính xác, làm sai lệnh đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, kích động người dân vi phạm pháp luật.

Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người.Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống.

Hà Nghĩa

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Thứ hai - 19/10/2020 16:41 | Đã xem: 14330
Có thể nói mạng xã hội (MXH) là một món quà của thế giới hiện đại dành cho con người. Chúng ta có thể làm rất nhiều việc mà thậm chí không cần rời khỏi nhà. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian.



Tuy nhiên, học sinh ngày nay đã sử dụng MXH đúng đắn để mang lại lợi ích thực sự cho quá trình học tập và sinh sống hay chưa vẫn còn là vấn đề cần quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng MXH sao cho an toàn và đạt được tác dụng, hiệu quả cao, BGH trường THCS Chu Mạnh Trinh đã phối hợp với Trung tâm Kĩ năng sống Javico tổ chức buổi ngoại khóa cho học sinh với chủ đề: “Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả”
Buổi chuyên đề bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc và ý nghĩa do các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn.


Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

Tiếp đến là phần mong đợi nhất:Cuộc trò chuyện với thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng - Chuyên gia tư vấn tâm lí của Trung tâm Kĩ năng sống Javico. Một lần nữa các bạn học sinh trường THCS Chu Mạnh Trinh lại được gặp lại cô. Trong lần gặp gỡ này, cô đã chia sẻ với các bạn học sinh rất nhiều câu chuyện trên mạng xã hội nhưng lại rất gần gũi với các bạn, tưởng chừng như câu chuyện ở một nơi xa đó lại chính là câu chuyện của 1 bạn ở rất gần, có khi lại là câu chuyện của chính mình.

Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

Với chủ đề “Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả”, chuyên gia đã từng bước khai thác thông tin từ các bạn khi sử dụng mạng xã hội với những câu hỏi hết sức đơn giản:
? Có bao nhiêu bạn đang sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội?


Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh


Rất nhiều cánh tay đã giơ lên, ước tính có tới 90% số lượng học sinh trong trường giơ tay.
? Thời gian con sử dụng mạng xã hội là bao lâu trong 1 ngày?
Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

Rất nhiều câu trả lời với các nội dung khác nhau như:
- Con sử dụng: 30 phút; 2 tiếng; 3 tiếng; 5 tiếng…


Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh

? Con sử dụng mạng xã hội vào việc gì?
Ở câu hỏi này, cô Phụng nhận về được những câu trả lời phần nhiều là các con lướt “phây”, xem hài…một số ít bạn sử dụng vào việc tìm kiếm thông tin để làm bài tập.
Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh
Đây là thực trạng sử dụng MXH của học sinh nói chung và của học sinh trường THCS Chu Mạnh Trinh nói riêng. Nắm bắt được thực trạng này của các bạn học sinh Chu Mạnh Trinh, cô Phụng cung cấp thêm cho các bạn những hậu quả khôn lường hay hệ lụy đến từ việc sử dụng MXH không đúng cách. Chỉ một nút like, 1 cái share khi chưa kiểm chứng thông tin cũng đủ để gây hại cho người khác và chính mình.
Là học sinh em nên sử dụng mạng xã hội như thế nào là thông minh
Theo cô, sự tự do trên MXH làm người sử dụng đặc biêt là các bạn học sinh dễ bị lãng phí thời gian, sa vào sống ảo, trầm cảm vì thiếu tương tác thật sự với bên ngoài. Không gian ẩn danh và ít rào cản của MXH còn là môi trường thuận lợi cho tội phạm, phát ngôn thù ghét. Cô cũng đưa ra những phương pháp, cách thức giúp định hướng các bạn học sinh sử dụng MXH an toàn và hiệu quả như:
- Nâng cao cảnh giác
Khi tung nội dung lên mạng, các phần tử xấu thường lấy tít “giật gân”, tiêu đề “ấn tượng” để thu hút người xem. Các thông tin sai trái, tiêu cực, các nhận định không khách quan, thiếu đúng đắn, đều ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới những cá nhân trong đó có học sinh có tham gia trên không gian mạng, thậm chí trở thành nạn nhân bị kẻ xấu lợi dụng, vi phạm pháp luật. Với học sinh, dùng mạng xã hội phải văn minh, lịch sự. Ta có thể dùng mạng chia sẻ thông tin học tập, ôn thi... Đừng theo trào lưu hay thích nổi tiếng hòa theo xu hướng để trở thành người thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng để vi phạm pháp luật.