Lagim nghĩa là gì

Syrian national who cut a bloody path through the ranks in Afghanistan for the past decade before settling back here. cứu, câu lày trong ngữ cảnh quân đội đang làm 1 nhiệm vụ và trước câu này là nhắc tới 1 người, họ còn nói là "người của chúng ta" mang quốc tịch syrian, đến đoạn who cut a bloody path through làm em ko hiểu gì, cứu =))

Lâm Đồng là địa phương nổi tiếng về lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, bà con dân tộc thiểu số cũng đã mạnh dạn đầu tư kinh phí, ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất rau, hoa mang lại giá trị kinh tế cao.

Tại xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, trước đây bà con chỉ trồng cà phê cả năm mới có thu nhập, nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình trồng lagim (rau-củ-quả) cho thu nhập quanh năm. Trong đó, gia đình chị Ka Lương (dân tộc K’Ho) ở thôn Phi Sour, xã Phi Tô là một điển hình.

Hình ảnh ấn tượng đầu tiên khi đến thôn Phi Sour, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là rất nhiều biệt thự, nhà mái thái xen lẫn vườn cà phê và những khu nhà kính, nhà lưới. Gia đình chị Ka Lương (dân tộc K’ho Sre) ở sát mặt đường nhựa. Phía sau ngôi nhà khang trang là một khu nhà kính rộng 700 m2 có hệ thống tưới nước, bón phân tự động.

Chị Ka Lương chăm sóc lagim trong nhà kính.

Đây là mô hình trồng lagim trong nhà kính đầu tiên ở thôn Phi Sour, xã Phi Tô. Chị Ka Lương cho biết, sau khi bán cà phê, gia đình đầu tư gần 500 triệu đồng để làm nhà kính. Sau vụ lagim đầu tiên thấy có hiệu quả, gia đình chị trồng thêm 4 sào cây su su và các loại củ, quả khác. Vốn quen với cây cà phê, nên khi chuyển sang trồng lagim là cách làm mới, chị Ka Lương phải tích cực tìm hiểu về khoa học kỹ thuật.

“Tại địa phương, Hội Phụ nữ xã chưa triển khai mô hình này nên tôi sang tận Đơn Dương để học hỏi kinh nghiệm. Tôi đi theo mấy chị em người Kinh để xem bên đó họ chăm sóc cây trồng như thế nào, họ dùng giống nào từ đó mình có kinh nghiệm về làm”, chị Ka Lương chia sẻ.

Trồng lagim trong nhà kính là một kỹ thuật mới, khác hoàn toàn so với canh tác cà phê. Chị Ka Lương cho biết, phải tranh thủ thời gian sáng sớm, hoặc giữa trưa, buối tối để chăm sóc. Trồng lagim đòi hỏi công phu, tỉ mỉ; đặc biệt là kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh gây hại. Sản phẩm gia đình chị làm ra đều được thương lái đến mua tận nơi, với giá cả ổn định và cao hơn thị trường bên ngoài.

Thôn Phi Sour, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà phát triển nhờ đổi mới trong sản xuất, kinh doanh.

Chỉ tính riêng nguồn thu từ 700 m2 nhà kính với các loại rau-củ-quả, mỗi tháng chị Ka Lương thu về hơn 10 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập quan trọng, đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình. Ngoài ra, gia đình chị còn có 5 sào cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chủ động lương thực từ trồng lúa nước. Theo chị Ka Lương, việc chuyển sang trồng lagim trong nhà kính là hướng đi mới mang tính đột phá trong sản xuất của gia đình.

“Người dân tộc thiểu số mình quen với cách canh tác nông nghiệp lạc hậu nên thường chỉ trông chờ vào cây cà phê, cả năm mới thu được 1 lần trong khi mọi khoản chi tiêu trong gia đình, lo cho con cái học hành phải đi vay mượn hết. Cuối năm thu hoạch cà phê cũng không đủ trả nợ vay dù diện tích cà phê lên tới cả ha. Sau quá trình đi làm thuê cho anh em người Kinh, nghe họ khuyên nên làm mô hình lagim sẽ có thu nhiều hơn cây cà phê và có nguồn thu đều hàng tháng”, chị Ka Lương cho biết.

Chi Ka Soanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phi Tô nói về nỗ lực vươn lên của phụ nữ dân tộc thiểu số ở địa phương.

Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ tại Lâm Hà đã vận động chị em Hội viên mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả. Chị Ka Soanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phi Tô, huyện Lâm Hà cho biết, những năm qua ở địa phương đã có nhiều thay đổi trong lao động sản xuất, nhất là với phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu như gia đình chị Ka Lương.

“Ka Lương là hội viên người dân tộc K’ho tiêu biểu trong Hội Phụ nữ xã là một hội viên đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi tìm tòi để phát triển kinh tế gia đình. Hội Phụ nữ xã mong muốn tất cả chị em phụ nữ, đặc biệt là các hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số học hỏi gương vươn lên phát triển kinh tế của Ka Lương để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, chị Ka Soanh chia sẻ./.

BT- Trồng “lagim”(1) sạch theo phương pháp an toàn ở thôn Hiệp An, xã Tân Tiến, thị xã La Gi là hướng đi vừa thoát khỏi tập quán canh tác cũ xưa vừa khắc phục được tình trạng dùng phân, thuốc vô tội vạ. Tuy chỉ mang tính tự phát trên diện tích nhỏ và xen canh nhưng là cách làm hay, an toàn cho người tiêu dùng.

                

Trồng dưa leo chỉ có 40 - 45 ngày là thu    hoạch.

Dùng bạt phủ và phân chuồng là chính

Theo canh tác truyền thống thì thôn Hiệp An là khu vực đất bạc màu, chỉ làm lúa vụ nước trời, thời gian nông nhàn ở đây kéo dài nên thu nhập thấp, đời sống nghèo khổ. Hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục với mô hình xen canh lagim sạch, không những thế người nông dân ở đây còn chủ động tính toán đầu tư theo từng mùa vụ sao cho thu nhập được cao nhất.

Chúng tôi đến tham quan vườn nhà vợ chồng anh Nguyễn Đức Vũ, chị Nguyễn Thị Hương để hiểu thêm về sự năng động của người nông dân ngày nay. Anh Vũ, chị Hương có tổng cộng 1 mẫu đất, họ chia 5 sào trồng thanh long, 5 sào lúa một vụ và xen canh thêm dưa leo, bí hồ lô. Năm nay, anh chị tính toán ngày xuống giống và thu hoạch đúng dịp Noel vì năm ngoái làm thử thấy giá cao hơn cả vụ tết.

Anh Vũ chia sẻ: “Làm dưa, bí sạch phải xác định chủ yếu là dùng bạt và phân chuồng, chi phí thấp, an toàn, lại hiệu quả. Vấn đề là tính toán sao cho hợp lý, ví vụ như dưa leo, chỉ 40 - 45 ngày là thu hoạch nên các bước phải được tính chính xác từng ngày”.

Theo anh Vũ thì biện pháp canh tác thực tế của anh có mấy vấn đề sau:

- Chọn giống tốt và luân canh, tức là trên mảnh đất này năm ngoái xuống giống dưa thì năm nay phải xuống giống khác, chẳng hạn bí hay rau.

-Trải bạt phải dằn kỹ, tránh bị gió thốc hoặc lay bạt làm ảnh hưởng đến rễ cây. Việc trải bạt kỹ sẽ giúp cho đất gốc ổn định độ ẩm, không phải tốn công diệt cỏ, giảm hẳn các loại sâu tơ phát triển, hạn chế thấp nhất việc rụng trái do thúi úng hay sâu phá.

-Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, triệt để dùng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp, sao cho ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên mảnh vườn xen canh. Ngoài việc bón lót, xử lý đất trước khi trồng, anh Vũ chỉ dùng đến thuốc nhiều nhất là 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày thứ 10, sau khi xuống giống, dùng lượng lớn phân chuồng và đệm thêm NPK, thuốc kích rễ. Cách hai vụ anh mới dùng thêm các loại vi lượng bổ sung vào các thành phần còn thiếu của đất, xịt trực tiếp, giải quyết kịp thời khi cây có biểu hiện thiếu chất. Lần thứ hai, trước 10 ngày so với thời điểm thu hoạch. Lần này chủ yếu tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng non và giúp trái đẹp hơn. 10 ngày là thời gian đủ để trái sạch không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Với cách làm sạch như vậy, anh Vũ cho biết: “Năng suất vẫn cao, thu nhập hơn 4 lần so với vụ lúa. Anh Vũ, chị Hương quê gốc ông bà ở Quảng Bình, cha mẹ vào đây lập nghiệp, làm nông một vụ trên những rẻo đất ven biển bạc màu này nên nghèo triền miên. Nay nhờ tìm tòi học hỏi làm thêm với các biện pháp canh tác mới, xen canh nên đời sống khấm khá, có của ăn của để. Chị Hương tâm sự: “Nhờ làm lagim sạch đón vụ, thu nhập cao nên vợ chồng tôi quyết định xây nhà vào đầu năm tới”.

 Bán bông bí sạch đủ chi phí phân chuồng, thuốc sinh học và tiền mua bạt

Cạnh vườn của anh chị Vũ - Hương còn có vườn anh Nguyễn Phú, anh Hà Phú, ông Lâm… đều là những chủ vườn rau quả sạch đang làm ăn nên ra.

Ông Lâm cho biết, ông đã canh tác trên mảnh đất này hơn 30 năm nhưng chỉ có vài năm gần đây làm theo mô hình xen canh, đón vụ, gia đình ông mới thực sự thoát khỏi đói nghèo. Gia đình ông cũng đã từng xen canh cây bắp, đậu phụng, nhưng giờ chuyển sang trồng bí hồ lô đón vụ Noel và vụ tết thấy hiệu quả hơn rất nhiều và mới “thực thấy đất ni đẻ ra tiền”.

Giống bí hồ lô đắt (100 hột 45.000 đồng) nhưng cho trái ngon, thu nhập cao, năm nào thất bát nhất thì cũng thu được  7 - 8 triệu đồng/sào. Với kỹ thuật trồng trải bạt thì công cán đã giảm đáng kể, loại bạt khổ 70m, 3 cây bạt trải được 2 sào đất.

Về biện pháp canh tác thì ông Lâm cho rằng: “Hắn cũng giống với dưa leo, chỉ khác hai điểm là khi bắt đầu bỏ ngọn thì phải cắt bỏ đọt, giâm đầu ngọn xuống đất để phần thân này đẻ thêm nhiều nhánh và phải tự thụ phấn khi hắn ra hoa”.

Điều làm ông Lâm chọn xuống bí hồ lô một phần cũng do gia đình ông là mối bỏ bông bí cho chợ La Gi. Khi số trái đã ổn định trên từng thân dây thì ông tiến hành thu hoạch bông bí, riêng khoản tiền bán bông bí ông Lâm đã đủ chi phí cho các khoản đầu tư, “từ các loại phân thuốc đến bạt trải đều từ tiền bán bông bí”.

Tạm biệt bà con nông dân Hiệp An, chúc bà con thu nhập cao vụ lagim sạch đón vụ Noel này, chúc những người nông dân năng động sẽ được trả công xứng đáng!

Nguyễn Tân Hải

(1)Lagim (tiếng Pháp): Rau, củ, quả. Nhiều người Việt có thói quen dùng từ này khi đề cập đến nhóm rau củ.

Lagim là làm gì?

VOV.VN - Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình. Lâm Đồng địa phương nổi tiếng về lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Là ghim nghĩa là gì?

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: la-ghim (légume) dt. Rau, nói chung các thứ rau tươi.

Chủ đề