Lãi suất libor 2023

14/02/2022

VPBank xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và đồng hành của Quý Khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng trong suốt thời gian vừa qua. Tháng 03 năm 2021 vừa qua, Cơ quan Kiểm Soát Tài chính Anh (FCA) đã chính thức công bố lộ trình về việc sẽ ngừng sử dụng lãi suất LIBOR làm lãi suất tham chiếu để tính lãi cho các khoản vay ngoại tệ và sản phẩm phái sinh.

Cụ thể như sau:  

Loại ngoại tệ

Kỳ hạn LIBOR

Thời gian ngừng sử dụng

EUR, GBP,JPY

Tất cả kỳ hạn

31/12/2021

USD

1 tuần và 2 tháng

31/12/2021

USD

kỳ hạn còn lại

(dự kiến) 30/06/2023

Ủy Ban thay thế lãi suất tham chiếu (ARRC - Alternative Reference Rates Committee) đã lựa chọn lãi suất SOFR* (Secured Overnight Financing Rate) làm lãi suất thay thế cho LIBOR. 

Sự khác biệt giữa lãi suất LIBOR và lãi suất thay thế SOFR sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các hợp đồng, thỏa thuận và dịch vụ có sử dụng lãi suất tham chiếu LIBOR đã ký kết giữa Quý khách hàng và VPBank trước đó.

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, VPBank sẽ trực tiếp liên hệ với Quý khách để kịp thời trao đổi và hướng dẫn cụ thể đối với các hợp đồng, thỏa thuận và dịch vụ bị tác động từ sự chuyển đổi lãi suất này.

Ngoài ra, đối với các hợp đồng, thỏa thuận, dịch vụ có sử dụng loại đồng ngoại tệ là USD với lộ trình ngừng sử dụng lãi suất tham chiếu LIBOR vào 30/6/2023, Quý khách hàng vui lòng lưu ý các ảnh hưởng có thể xảy ra như sau:

  • LIBOR không được tiếp tục sử dụng để làm lãi suất tham chiếu cho các Hợp đồng hiện hữu.
  • Khi LIBOR ngưng sử dụng, lãi suất tham chiếu thay thế có thể sẽ được áp dụng ngay lập tức.
  • Lãi suất tham chiếu thay thế có thể ảnh hưởng tới biên độ lãi suất hiện hữu và có thể tác động đến tình hình tài chính của cả Quý khách hàng và VPBank.
  • Và các ảnh hưởng khác, sẽ được đánh giá tác động từ thời điểm áp dụng lãi suất tham chiếu thay thế và sẽ được VPBank thông báo cụ thể tới Quý khách.

 VPBank cam kết sẽ bảo toàn các quyền lợi hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như phù hợp với thỏa thuận giữa VPBank và Quý khách trong quá trình chuyển đổi lãi suất tham chiếu thay thế.

Nếu Quý khách muốn tìm hiểu rõ hơn về thông tin này, vui lòng liên hệ hotline 024.7305.6600 hoặc gửi email về địa chỉ để được giải đáp kịp thời!

Trân trọng cảm ơn và kính chào.

* SOFR là lãi suất của các giao dịch REPO (Repurchase agreement) có tài sản bảo đảm (U.S. Treasury - backed repurchase transactions) và được tính toán dựa trên lãi suất của các giao dịch thực tế (backward - looking rate). LIBOR là lãi suất của các giao dịch tín chấp (Unsecured rate) và được tính toán bằng cách thu thập các thông tin được đệ trình từ các ngân hàng, không phải thông tin từ giao dịch thực tế (forward - looking rate).

Các đại biểu tham dự cuộc họp tại đầu cầu Trụ sở Hiệp hôi Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Huy Hoàng

Đây là thông tin được ông Fergurson Andrew - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thị trường cho vay châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến ngày 14/12/2021, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Thị trường cho vay châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) đồng tổ chức.

Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, đại diện các phòng ban nghiệp vụ của Hiệp hội và đại diện lãnh đạo nhiều ngân hàng Việt Nam và nước ngoài là hội viên Hiệp hội.

Tại cuộc họp ông Fergurson Andrew - Giám đốc điều hành của APLMA - đã chia sẻ thông tin liên quan tới việc chuyển đổi từ lãi suất tham chiếu liên ngân hàng trên thị trường London (LIBOR) bằng đô la Mỹ trong các giao dịch cho vay sang thay thế bằng lãi suất cho vay qua đêm có bảo đảm (SOFR).

Ngày 5/3/2021, Cơ quan Kiểm soát tài chính Anh (FCA) đã thông báo về việc ngừng sử dụng lãi suất cho vay liên ngân hàng London (LIBOR) là lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngoại tệ, sản phẩm phái sinh theo lộ trình đến ngày 30/6/2023.

Như vậy, sau năm 2021, các ngân hàng sẽ không thể tham gia các giao dịch mới với lãi suất LIBOR cho đồng USD nữa, mặc dù một số lãi suất bằng các đồng khác vẫn sẽ được công bố cho đến giữa năm 2023.

Việc thay đổi từ LIBOR sang các lãi suất tham chiếu thay thế đòi hỏi các tổ chức/công ty tài chính phải cập nhật hệ thống từ bộ phận giao dịch tới tác nghiệp, đào tạo lại nhân viên, chia sẻ và đào tạo các thay đổi về lãi suất cho khách hàng cũng như xây dựng lại quy trình.

Để hỗ trợ những người tham gia thị trường chuyển đổi LIBOR bằng đô la Mỹ tại thị trường cho vay đã có nhiều tài liệu được APLMA ban hành như: Sổ tay pháp lý hướng dẫn chuyển đổi; Các phương pháp về hệ thống tính toán; Các hợp đồng pháp lý không thể chuyển đổi được theo thời hạn 2021; Biên độ điều chỉnh tín dụng; Các giao dịch mới - sau ngày 31/12/2021; Mâu thuẫn lợi ích. Nhiều tài liệu mẫu hướng dẫn quan trọng khác cũng được cung cấp cho các thành viên APLMA như: Hợp đồng tín dụng xoay vòng và kỳ hạn bằng đồng USD dựa trên lãi suất cho vay qua đêm ngày luỹ kế; Hợp đồng tín dụng xoay vòng và kỳ hạn bằng đồng USD có chuyển đổi lãi suất sang lãi suất qua đêm hỗn hợp….

Đặc biệt, APLMA và Hiệp hội Thị trường Trái phiếu (TMA) trong tháng 9/2021 đã cùng xuất bản một hướng dẫn trong đó có đưa ra các tuỳ chọn khác nhau có sẵn để sử dụng SOFR trong các giao dịch cho vay.

Tài liệu hướng dẫn có giải thích cụ thể những ưu nhược điểm của từng tuỳ chọn khác nhau đối với lựa chọn có trong thị trường SOFR như: Kỳ hạn SOFR; SOFR kép hàng ngày trả sau; SOFR hàng ngày; SOFR nâng cao; Tỷ giá tín dụng.

Đề cập tới thị trường cho vay hợp vốn, ông Fergurson Andrew cho biết thị trường cho vay hợp vốn ở châu Á đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Tính đến cuối tháng 11/2021, khối lượng các khoản vay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) đã đạt 470 tỷ USD. Có 1.255 hợp đồng đã được thực hiện.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu về khối lượng khoản vay. Năm 2021, Việt Nam đã vươn lên vượt qua Thái Lan, nằm trong top các nước dẫn đầu khu vực khoản vay hợp vốn. Tại Việt Nam lượng khoản vay hợp vốn tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua do các dự án lớn đang phát triển, đặc biệt là các dự án trong ngành năng lượng.

Gần đây, các ngân hàng Việt Nam cũng công bố nhiều khoản vay hợp vốn quốc tế lớn. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hồi tháng 10/2021 công bố thực hiện thành công việc huy động khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay trị giá 800 triệu USD, với quy mô và cấu trúc mang tính vượt trội đối với thị trường ngân hàng tại Việt Nam.

Đây là lần thứ hai Techcombank tiếp cận thị trường cho vay hợp vốn quốc tế sau khi đã rất thành công với khoản vay hợp vốn đầu tiên của mình vào năm 2020.

Cũng trong tháng 10/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã ký kết thỏa thuận khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD kỳ hạn 2 năm giữa Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). 

Chỉ trong thời gian ngắn, VPBank và SMBC đã đạt được thỏa thuận ký kết khoản vay hợp vốn cùng sự tham gia của bốn ngân hàng quốc tế là CTBC Bank, Hua Nan Commercial Bank, State Bank of India, First Commercial Bank với tư cách là các bên đồng cho vay.

Toàn bộ gói hỗ trợ tài chính quốc tế này sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho VPBank nhằm tăng cường nội lực, mở rộng kinh doanh và tiếp tục cho vay mới đối với những khách hàng gặp khó khăn gián đoạn dòng tiền bởi đại dịch COVID-19.

Với sự phát triển của thị trường cho vay hợp vốn, đại biểu tham dự cuộc họp đã đưa ra đề xuất thành lập Ủy ban về cho vay hợp vốn tại Việt Nam với mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng và thanh khoản trên thị trường cho vay hợp vốn (cả sơ cấp và thứ cấp).

Ủy ban sẽ ủng hộ các tiêu chuẩn và thông lệ thị trường; xây dựng và ban hành bộ tài liệu về thị trường cho vay đạt tiêu chuẩn chuyên môn cao; tham gia với các cơ quan quản lý về các vấn đề chính ảnh hưởng đến thị trường; tổ chức các hội nghị, sự kiện chia sẻ kiến thức tại các nước thành viên; và cung cấp một nền tảng mạng chuyên nghiệp cho các thành viên trên toàn khu vực.

Sau khi nghe các trao đổi tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng đã đánh giá cao những thông tin được đại diện APLMA chia sẻ tại cuộc họp. Theo ông Hùng đây là những thông tin hết sức giá trị cho các ngân hàng bởi việc chuyển đổi lãi suất LIBOR có tác động sâu rộng đối với hoạt động ngân hàng.

Các ngân hàng Việt Nam cũng đã nắm bắt được nội dung chuyển đổi và đang có những bước chuẩn bị với lộ trình phù hợp theo các mốc thời gian đã được công bố nhằm có thể đảm bảo sự ổn tài chính, tính an toàn cũng như sự vững mạnh trong hoạt động

Đồng thời, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng hoan nghênh sáng kiến thành lập Ủy ban cho vay hợp vốn tại Việt Nam. Đây là nơi để tập hợp các ngân hàng hội viên, các ngân hàng trong nước và chi nhánh nước ngoài có thể trao đổi, tọa đàm đưa ra một quan điểm thống nhất về vay vốn trên thị trường quốc tế, và cũng là nội dung sinh hoạt để bảo vệ quyền lợi của các hội viên khi tham gia Ủy ban.

Ông Hùng đề nghị trong thời gian tới, để chuẩn bị cho việc thành lập Ủy ban, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi có những bước tiến hành, nội dung phù hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Hiệp hội Ngân hàng và APLMA tới đây sẽ có những buổi làm việc cụ thể để bàn bạc chi tiết việc thành lập Ủy ban.

Chủ đề