Lãi suất thả nổi của các ngân hàng mới nhất năm 2022

Lê Phương/BNEWS/TTXVN 21:18' - 24/07/2022

BNEWS Khảo sát tại một số ngân hàng, lãi suất ưu đãi cho vay kinh doanh hiện đang dao động từ khoảng 6,7-8,1%/năm với thời hạn vay tối đa từ 60 tháng đến 180 tháng tùy từng ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài chịu tác động của đại dịch COVID-19, nhu cầu vay vốn cho kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng cao, nhất là nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, với xu hướng tăng lãi suất huy động liên tục từ đầu năm đến nay, liệu lãi suất cho vay còn có thể tiếp tục giữ ở mức thấp?
Khảo sát tại một số ngân hàng, lãi suất ưu đãi cho vay kinh doanh hiện đang dao động từ khoảng 6,7-8,1%/năm với thời hạn vay tối đa từ 60 tháng đến 180 tháng tùy từng ngân hàng. Trong đó, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khách hàng vay vốn kinh doanh được hưởng lãi suất ưu đãi từ 6,7-7,5%/năm; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) lãi suất từ 7-8,1%/năm; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ 7,5%/năm; Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) từ 6,8%/năm... Các mức lãi suất ưu đãi này có thể được áp dụng cố định từ 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng... thậm chí lên tới 7 hoặc 10 năm tùy từng gói tín dụng của mỗi ngân hàng. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất được thả nổi theo thị trường. Tuy vậy, sau hơn 2 năm gần như "ngủ đông" vì đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trở lại đường đua đang phải đối mặt với áp lực lớn do chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao. Do đó, việc tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang là điều mà doanh nghiệp mong ngóng. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã công bố dành 710 tỷ đồng để giảm trực tiếp lãi vay 2%/năm đối với các khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thỏa mãn điều kiện quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là những ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% này. Đây là gói tín dụng quy mô lớn 40.000 tỷ đồng, được trích từ ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn trong kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ; trong đó, kế hoạch hỗ trợ lãi suất năm 2022 là hơn 16.000 tỷ đồng và năm 2023 là gần 24.000 tỷ đồng. Đánh giá việc triển khai gói hỗ trợ, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, dù doanh nghiệp rất mong chờ gói hỗ trợ lãi suất 2% này để có được nguồn vốn giá rẻ cho sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế số doanh nghiệp được tiếp cận và lượng tín dụng giải ngân mới theo gói lãi suất 2% đến nay chưa được nhiều. Nguyên nhân chính ông Cường nhận định có thể nằm ở hạn mức (room) tín dụng. Bởi trong 6 tháng đầu năm 2022, khi chưa triển khai hỗ trợ lãi suất, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành đã ở mức rất cao nên dư địa để tiếp tục mở rộng cho vay mới với lãi suất hỗ trợ 2% không còn nhiều. Thậm chí, nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng. Điều này khiến ngân hàng khó lòng giải ngân mới dù rất nhiều doanh nghiệp còn "khát" vốn. GS.TS Hoàng Văn Cường phân tích dù e ngại room tín dụng nới rộng quá cộng thêm việc nhập khẩu lạm phát sẽ khiến lạm phát trong nước tăng cao nhưng cũng cần phải nhìn nhận rằng lạm phát trong 6 tháng đầu năm được kiểm soát khá tốt ở mức 2,24%. Thêm vào đó, lượng tiền nhiều năm qua cung ra nền kinh tế không phải là nhiều nên áp lực lạm phát do lượng cung tiền đối với Việt Nam không phải là quá lớn trong khi nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh rất cao. "Do đó cần mạnh dạn nới rộng thêm room tín dụng để ngân hàng có dư địa cho vay và doanh nghiệp có thể tiếp cận gói vay mới với lãi suất ưu đãi. Như vậy, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế", vị Giáo sư kiến nghị. Ở góc độ nhà quản lý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên phát triển theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản, chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động. Trong một Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp mới đây, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh từng khẳng định, room tín dụng chỉ là công cụ kỹ thuật để Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ. Có thể doanh nghiệp không tiếp cận được vốn do không đủ điều kiện chứ ngân hàng không thiếu nguồn vốn để đáp ứng. Theo giới chuyên gia, gói hỗ trợ lãi suất 2% phải thực hiện “đại trà” mà chỉ tập trung vào 13 lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Do đó, các doanh nghiệp muốn được hỗ trợ lãi suất thì vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản về tín dụng của các ngân hàng. Theo quy định, khách hàng có số dư nợ gốc, lãi quá hạn không được hỗ trợ 2% lãi suất, vì thế khách hàng cần xử lý số nợ quá hạn để được hưởng chính sách ở các kỳ trả nợ lãi tiếp theo. Còn với các khoản vay được gia hạn nợ, khách hàng vẫn được hỗ trợ trong thời gian gia hạn nợ.

Còn về xu hướng tăng lãi suất, GS.TS Hoàng Văn Cường nhận định, việc ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động thời gian qua không chỉ là giải pháp giúp tăng nguồn vốn để phục vụ cho vay nền kinh tế mà còn giúp kiểm soát lượng tiền dư thừa lưu thông, tránh đổ vào các kênh đầu tư rủi ro như bất động sản, chứng khoán... và cũng góp phần kiềm chế tốt lạm phát. Với lãi suất cho vay, Chính phủ đã nhiều lần giao Ngân hàng Nhà nước phải giảm lãi suất cho vay nên theo ông Cường, dù lãi suất huy động đang tăng nhưng nhằm đáp ứng mục tiêu giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng buộc phải thực hiện các biện pháp để tiết kiệm chi phí và quản lý tốt nguồn vốn cho vay để có thể giảm trích lập dự phòng rủi ro. Từ đó giúp thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Vì vậy, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục được duy trì ổn định giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất thông qua gói hỗ trợ lãi suất 2% cùng loạt biện pháp trên của các tổ chức tín dụng. Tính đến cuối tháng 6, tín dụng đã tăng trên 9,3%, cao hơn nhiều so với mức 6,4% của cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế./.

>>>Cạn room tín dụng, ngân hàng vẫn lãi lớn?


Advertisement

Cập nhật mới nhất và chính xác nhất lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng năm 2022. Giúp khách hàng lựa chọn được ngân hàng cho vay có lãi suất tốt nhất.

Vay thế chấp là hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn khi cần số tiền lớn mà không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của người thân hay bạn bè. Hãy cùng AZVAY tìm hiểu lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng cập nhật mới nhất hiện nay.

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức vay vốn ngân hàng có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tài sản đảm bảo có thể là sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, giấy tờ có giá trị… thuộc quyền sở hữu của bạn.

Điều kiện về tài sản đảm bảo:

  • Khi vay thế chấp ngân hàng thì tài sản mang ra thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính khách hàng vay.
  • Tài sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua, bán, chuyển đổi, thế chấp…
  • Vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý.

Các khoản vay thế chấp ngân hàng thường lựa chọn khi khách hàng cần số tiền lớn, thời gian vay dài nhằm đáp ứng mục đích mua nhà, mua bất đất sản, mua xe ô tô, vay kinh doanh, tiêu dùng…

Khi đi vay vốn thế chấp ngân hàng, người đi vay vẫn còn quyền sở hữu tài sản, nhưng ngân hàng sẽ giữ lại các giấy tờ liên quan lại, nếu người vay mất khả năng trả nợ thì lúc đó quyền sở hữu tài sản sẽ chuyển cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.

Tìm hiểu về vay thế chấp tại ngân hàng

Lợi ích khi vay thế chấp ngân hàng

  • Hạn mức vay thế chấp rất lớn, có thể lên tới 100% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền cho vay tùy vào quy định của mỗi ngân hàng và giá trị tài sản thế chấp của bạn. Ví dụ, miếng đất của bạn được ngân hàng định giá 1 tỷ. Thì thông thường bạn có thể vay số tiền 700 – 800 triệu.
  • Thời hạn vay tương đối dài và linh hoạt, có thể từ 5 năm, 10 năm hoặc tối đa lên tới 25 năm. Ngoài ra, bạn có thể đáo hạn ngân hàng để thực hiện tiếp quá trình vay vốn của mình.
  • Lãi suất thấp và thấp hơn rất nhiều so với vay tín chấp. Thông thường lãi suất vay thế chấp dao động trong khoảng 10-12%/năm. Còn đối với tín chấp là 18-20%/năm.
  • Được lựa chọn hình thức trả nợ linh hoạt theo những cách khác nhau, dựa vào khả năng tài chính của mình, hay những hình thức giải ngân hợp lý.

Điều kiện vay thế chấp ngân hàng năm 2022

Để có thể vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
  • Độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 hoặc 65 tuổi tùy từng ngân hàng.
  • Khách hàng vay vốn cần có mục đích vay rõ ràng và hợp pháp.
  • Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay.
  • Có tài sản đảm bảo là sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô tô, giấy tờ có giá trị. Tài sản đảm bảo thế chấp phải phù hợp với quy định của ngân hàng.
  • Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng để thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng (giấy chứng minh thu nhập).

Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp ngân hàng

Thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng hiện nay không quá phức tạp so với hình thức vay tín chấp, khách hàng chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như sau:

  • Đơn đề nghị vay thế chấp (theo mẫu của ngân hàng)
  • CMND/ Hộ chiếu, Sổ đỏ/Giấy tạm trú.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ (bảng lương,…)
  • Giấy tờ liên quan tài sản đảm ảo: sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, …
  • Giấy tờ liên quan đến phương án sử dụng khoản vốn vay hợp pháp (với khách hàng vay thế chấp để kinh doanh cần thêm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của các ngân hàng.

Tài sản đảm bảo chính là sổ đỏ, sổ hồng nhà đất hoặc ô tô

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất năm 2022

Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất vay thế chấp khác nhau, tuy nhiên thông mức lãi suất này khá ổn định và dao động ở mức ưu đãi 7-9%/năm. Sau ưu đãi, mức lãi suất này sẽ thả nổi dao động mức 10-12%/năm.

Hãy cùng AZVAY điểm qua lãi suất của một số ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp nhất năm 2022.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng mua nhà

Ngân hàng  Lãi suất (%) Mức vay tối đa Thời hạn vay tối đa
Sacombank 7,5%/năm 100% giá trị mua 25 năm
TPBank 6,4%/năm 90% giá trị nhà 20 năm
Agribank 7%/năm 85% giá trị nhà 25 năm
NCB 6,5%/năm 90% nhu cầu 25 năm
BIDV 7,2%/năm 100% TSĐB 20 năm
Vietcombank 7,5%/năm 70 % TSĐB 15 năm
MBBank 7,9%/năm 80% nhu cầu 20 năm
VIB 8,3%/năm 80% nhu cầu 30 năm
Techcombank 8,29%/năm 5 tỷ 20 năm
Top 10 ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất tốt nhất năm 2022

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng mua xe ô tô 2022

Ngân hàng Lãi suất (%) Mức vay tối đa Thời hạn vay tối đa
PVcombank 7,49%/năm 85% giá trị xe 6 năm
MBBank 6,7%/năm 75% giá trị xe 7 năm
Vietcombank 7,5%/năm 100% giá trị xe 5 năm
Sacombank 7,5%/năm 100% nhu cầu 10 năm
ACB 7,5%/năm Linh hoạt 84 tháng
TPBank 7,1%/năm 90% giá trị xe 6 năm
Agribank 7,5%/năm 85% tổng chi phí Linh hoạt
Vietinbank 7,7%/năm 80% giá trị xe 5 năm
BIDV 7,3%/năm 90% giá trị xe 5 năm
Techcombank 8,29%/năm 80% giá trị xe 7 năm
Top 10 ngân hàng cho vay mua xe ô tô lãi suất tốt nhất năm 2022

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng để kinh doanh năm 2022

Ngân hàng  Lãi suất (%) Mức vay tối đa Thời hạn vay tối đa
Vietinbank 7,7%/năm 80% nhu cầu 7 năm
VPBank 7,9%/năm 80% giá trị TSBĐ 10 năm
BIDV 6%/năm Linh hoạt 5 năm
Sacombank 6%/năm Không giới hạn Linh hoạt
ABBank 6,9%/năm 90% nhu cầu 10 năm
MSB 6,99%/năm 5 tỷ 7 năm
Vietcombank 7,5%/năm 100% nhu cầu Linh hoạt
Agribank 7,5%/năm 90% nhu cầu Linh hoạt
MBBank 7,9%/năm 90% nhu cầu 15 năm
Techcombank 8,29%/năm 5 tỷ 7 năm
Top 10 ngân hàng cho vay kinh doanh lãi suất tốt nhất năm 2022

Có thể nhận thấy ở mỗi mục đích vay khác nhau, lãi suất tại các ngân hàng sẽ có sự chênh lệch. Với sản phẩm vay thế chấp để mua nhà, ngân hàng TPBank có lãi suất thấp nhất với 6,4%/năm. Tiếp đến là ngân hàng NCB với lãi suất 6,5%/năm và lãi suất vay thế chấp ngân hàng Agribank là 7%/năm.

Với sản phẩm vay thế chấp mua xe, ngân hàng MBBank có lãi suất thấp nhất với 6,7%/năm, ngân hàng TPBank có lãi suất là 7,1%/năm và vay thế chấp ngân hàng BIDV có lãi suất  7,3%/năm.

Với sản phẩm vay thế chấp kinh doanh, ngân hàng BIDV và Sacombank có lãi suất thấp nhất với 6%/năm, tiếp đến là ngân hàng ABBank có lãi suất 6,9%/năm và ngân hàng MSB có lãi suất 6,99%/năm.

Cập nhật ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp nhất 2022

Quy trình vay thế chấp tại ngân hàng năm 2022

Lấy thông tin khách hàng

Nhân viên ngân hàng có nhiệm vụ thu thập thông tin khách hàng, những thông tin cơ bản khách hàng cần cung cấp, trao đổi với nhân viên ngân hàng bao gồm: Nhu cầu vay, mục đích vay, tài sản đảm bảo, thu nhập của khách là bao nhiêu,…

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Sau khi thu thập xong thông tin của khách hàng, căn cứ trên điều kiện thực tế của từng khách, nhân viên Ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay chi tiết.

Thẩm định tài sản thế chấp

Sau khi có thông tin khách hàng, song song với việc Khách hàng chuẩn bị hồ sơ, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định tín dụng là quá trình ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi làm việc, nơi ở của Khách hàng. Dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu, xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của Khách hàng.

Phê duyệt khoản vay

Sau khi nhân viên ngân hàng thẩm định xong, sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.

Quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân

Nếu bạn được thông báo khoản vay đã được duyệt thì chúc mừng bạn. Còn một thủ tục nữa thôi là bạn sẽ nhận được tiền của Ngân hàng. Từ lúc này lưu ý kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc (của những hồ sơ photo đã cung cấp Ngân hàng ở bước 2) và đợi thông báo tiếp theo của Ngân hàng.

Quy trình vay thế chấp tại AZVAY khá đơn giản và linh hoạt

Lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp và các khoản phí đi kèm

Do mỗi ngân hàng có cách công bố lãi suất khác nhau nên khi vay thế chấp tại ngân hàng bạn cần tìm hiểu kỹ lãi suất ngân hàng công bố tính là trên dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc và cả lãi suất cố định hay thả nổi? Nếu thả nổi thì bao lâu điều chỉnh một lần? Cơ sở để điều chỉnh là gì (tham chiếu thông số thị trường hay theo quy định riêng của ngân hàng)? Tiền lãi thanh toán hàng tháng/hàng quý hay đầu kỳ/cuối kỳ?…

Biên độ lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Nếu chưa tìm hiểu kỹ thông tin, khách hàng có thể nhầm lẫn rằng ngân hàng A có biên độ chỉ 3% thì thấp hơn 3,5% của ngân hàng B. Tuy nhiên để tính lãi suất cho vay ngân hàng nào thấp hơn thì cần quan tâm con số nào cộng với biên độ nữa?

Đa số ngân hàng dùng “lãi suất cơ sở” tự quy định nên bạn cần nắm rõ thông tin, nếu “lãi suất cơ sở” của A là 8% còn của B là 7% thì cuối cùng lãi suất khoản vay thành ra 11% của A cao hơn 10,5% tương ứng của B.

Bảo hiểm tài sản đảm bảo vay thế chấp

Khi vay thế chấp ngân hàng, bạn cần biết bảo hiểm tài sản là không bắt buộc nhưng được khuyến khích mua tại nhiều ngân hàng hiện nay. Bảo hiểm tài sản sẽ bảo vệ và đền bù nếu có tài sản đảm bảo gặp rủi ro, tránh thiệt hại cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chính vì vậy, tốt hơn hết là nên mua bảo hiểm tài sản đảm bảo khi vay thế chấp tại các ngân hàng.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm vay thế chấp và các ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất tốt nhất hiện nay. Để được tư vấn và hỗ trợ vay thế chấp nhanh chóng hãy gọi ngay hotline 0972.688.622 hoặc bấm ngay vào nút đăng ký bên dưới!

Advertisement

Video liên quan

Chủ đề