Lập dàn bài về tinh thần tự học

III- LUYỆN TẬP

Lập dàn bài cho đề Tinh thần tự học

Bài làm:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

  • Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh…).
  • Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Muốn trở học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy mà chúng ta cần phải có cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức trong học tập.

b. Thân bài:

Giải thích :

  • "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
  • Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.

Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập

Bình luận:

Lợi ích của việc có tính thần tự học:

  • Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn
  • Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn
  • "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
  • "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
  • Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
  • Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

Luận:

Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng

Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.

Rút:

Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trong như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

c. Kết bài: Khẳng định lại bấn đề một lần nữa:

  • Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
  • Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
  • Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

Cập nhật: 07/09/2021

Dàn ý tinh thần tự học cực hay sẽ giúp các em học sinh lớp 9, 10, 11, 12 viết được một bài văn về tinh thần tự học dễ dàng với đầy đủ ý trong bài.

Để viết được một bài văn hay và đầy đủ ý, cần có dàn bài hoàn chỉnh và chi tiết. Dưới đây là dàn ý bài tinh thần tự học được soạn thảo chi tiết và đầy đủ, các em tham khảo nhé.

Lập dàn ý tinh thần tự học giúp viết bài văn dễ dàng và đầy đủ ý

Dàn ý tinh thần tự học

Mở bài

Giới thiệu về vấn đề tinh thần tự học

  • Cuộc sống không ngừng thay đổi và phát triển, con người cần chạy kịp và nắm bắt xu thế
  • Tự học là một trong những cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức và có vai trò vô cùng quan trọng.

Thân bài:

Giải thích

  • Tự học là quá trình để bản thân tự chủ động học hỏi, tìm hiểu và tích lũy tri thức, không phụ thuộc, nhờ vả vào bất kỳ người nào.
  • Bản thân phải tự tìm tòi, trau dồi thêm các kiến thức trong suốt quá trình học tập.
  • Tự học được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như:tự tìm hiểu các kiến thức trên mạng internet, thông tin đại chúng, hoặc có thể tự tìm hiểu qua sách vở, tự học từ những người xung quanh, hỏi bạn bè trên lớp.

=> Tùy vào nhu cầu cần tìm hiểu là gì, mục đích và hoàn cảnh cụ thể, quá trình tự học sẽ có nhiều cách thức khác nhau nhưng ý nghĩa chung sẽ vẫn là sự tự giác, chủ động học hỏi của bản thân người học.

Tại sao con người cần có tinh thần tự học

Ưu điểm của tinh thần tự học là gì?

  • Kiến thức của nhân loại là vô tận, không bao giờ là đủ nếu bạn chỉ học ở trường, lớp. “Học, học nữa, học mãi” việc học là mãi mãi và không bao giờ dừng lại, bởi không phải bất cứ lúc nào cũng sẽ có người bên cạnh chỉ dẫn cho ta. Chính vì vậy, bản thân cần có ý thức tự giác học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức mỗi ngày, ở bất cứ đâu. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ mãi là kẻ đứng sau, thụt lùi và đi sau thời đại.
  • Việc tự học chính là việc bản thân cần nhạy bén, tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
  • Việc học chỉ theo một quy trình nhất định,tư duy bị trì trệ, dẫn đến nhiều hệ lụy, tác hại cho cuộc sống về sau này.
  • Bản thân chúng ta nếu không có tinh thần tự học thì con người sẽ dẫn trở nên máy móc, sách vở, lý thuyết mà không thể áp dụng một cách nhạy bén những kiến thức đã học được vào thực tiễn cuộc sống.

Ý nghĩa của tinh thần tự học

  • Việc tự học sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác phấn khởi, hứng thú trong các kiến thức, khiến bản thân cảm thấy say mê và trân trọng những gì bản thân tự học được mà không cần nhờ vả bất cứ ai. Tự học còn là  động lực để con người phấn đấu trên con đường chinh phục tri thức.
  • Tự học giúp bản than có thể tự chủ động tích lũy kiến thức, loại bỏ những tình trạng như học vẹt, học tủ, học cho có.
  • Tự học giúp chúng ta nắm bắt được kiến thức một cách chuyên sâu.
  • Bên cạnh đó, tự học còn giúp rèn luyện thêm tính tự giác, chủ đọng, đọc lập, tự chủ các kiến thức mình học được, nhạy bén trong việc xử lí nahnh các tình huống bất ngờ xảy đến.
  • Tự học giúp tư duy phát triển tối ưu, khả năng sáng tạo, tìm tòi và không ỷ lại.
  • Việc tự học rèn luyện bản thân có tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ qua từng ngày.
  • Tự học chính là chìa khóa tốt nhất giúp con người chinh phục được các kiến thức bao la, rộng lớn của nhân loại.

Dẫn chứng

Từ ngàn đời xưa, những tấm gương về tinh thần tự học đã có từ rất lâu:

  • Kỳ tài Mạc Đĩnh Chi: Biết được hoàn cảnh khó khăn và nghèo khó của gia đình, cũng như tình yêu thương của mẹ, Mạc Đĩnh Chi cố gắng tự học không ngừng mỗi ngày. Ông đèn sách sớm hôm mọi lúc mọi nơi kể cả những lúc làm việc như khi ăn cơm, kiếm củi, nhà nghèo không có tiền mua sách, ông cũng chủ động đi mượn sách của thầy của bạn về tự tìm hiểu mà học. Sau những năm tháng chăm chỉ, vất vả ngày đêm, Mạc Đĩnh Chi cũng đã thi đỗ làm Trạng Nguyên làm rạng danh quê nhà khi còn rất trẻ. Ông làm quan  trong triều vua Trần Minh Tông, Trần Anh Tông và Trần Hiến Tông, được nhân dân yêu quý, tin tưởng.
  • Vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tự mình ra đi tìm đường khi trong tay chẳng có gì. Thế nhưng, với ý chí quyết tâm cũng như tình thần ham học hỏi, thích khám phá,Bác đã đi khắp năm châu địa cầu tự mình tìm hiểu, học hỏi được rất nhiều điều hay, điều bổ ích đem về giúp dân giúp nước.
  • Thần đồng tiếng anh Đỗ Nhật Nam: Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng nhờ có tinh thần ham học hỏi,chăm chỉ, cần mẫn đọc sách,chủ động học hỏi qua các thiết bị thông tin đại chúng khác nhau như tivi, mạng internet, mà em đã đạt được nhiều thành tích mà ở độ tuổi của em khó ai có thể làm được như giải nhất thuyết trình tại Mỹ, mệnh danh là thần đồng Tiếng anh…

Mở rộng

Tinh thần là vô cùng quan trọng và cần thiết trong xã hội ngày nay. Vì vậy phê phán những trường hợp như học tủ, học vẹt, học thụ động.

Nêu cao tinh thần tự học =, tự tìm hiểu và khám phá những gì mình chưa biết để kiến thức được mở rộng và chuyên sâu. Thế như việc tự học không đồng nghĩa với việc tự cao, ích kỉ hay xa lánh mọi người xung quanh. Tự học không chỉ là tự mình tìm hiểu kiến thức qua các thông tin đại chúng, sách vở mà đó còn là sự ham học hỏi từ những người xung quanh chúng ta, tiếp thu lắng nghe và chọn lọc ý kiến đóng góp từ người khác để rút ra những bài học bổ ích và kinh nghiệm cho chính bản thân để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Liên hệ

Bản thân đang còn là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắn học tập thật tốt cũng như chủ động tích lũy kiến thức. Rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học qua từng ngày.

Để làm được điều đó, bản thân mỗi học sinh cần:

  • Đề ra được lộ trình học tập phù hợp với khả năng và mục đích của bản thân.
  • Trên lớp cần học tập nghiêm túc, chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy cô để nắm được những kiến thức căn bản. Về nhà làm bài tập đầy đủ, luyện tập và tìm tòi thêm nhiều kiến thức và câu hỏi liên quan để tạo cho bản thân thói quen không ngừng học hỏi, cần mẫn, tính tự giác.
  • Những vấn đề không biết phải hỏi ngay thầy cô, bạn bè để tìm hướng giải quyết.
  • Không được học vẹt, học cho có mà phải hiểu sâu và rõ vấn đề,
  • “Học, học nữa, học mãi” chính vì vậy việc học chưa bao giờ là thừa, nên học dù ở bất cứ đâu, từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau.
  • Nghiêm khắc với bản thân, nâng cao tinh thần chủ động, tự giác với mọi thứ, không được để bản thân lơ là, nếu không bạn sẽ mãi chỉ là kẻ giậm chân tại chỗ, đi phía sau người khác.

Kết bài

  • Tinh thần tự học là yếu tố cần thiết và quan trọng trong cả sự nghiệp của mỗi người
  • Kiến thức của thế giới này nhiều vô kể, những kiến thức bạn đang có chỉ là hạt cát giữa sa mạc mà thôi, bản thân cần rèn luyện tính tự học, sáng tạo ngay từ bây giờ.

Dàn bài tự học này chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích cho những bài viết về tinh thần tự học sau này. Các em tham khảo dàn ý tinh thần tự học và học thật tốt nhé.

  • Xem thêm: Bố cục và biện pháp nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Văn Học Lớp 9 -

Video liên quan

Chủ đề