Lập kế hoạch giáo dục là gì

Ngày khai giảng ngày càng tới gần, tuy tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp khiến cho lịch khai giảng đang còn được bỏ ngõ. Nhưng không phải vì thế mà kế hoạch giảng dạy của các trường học chưa được xây dựng.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội udng liên quan đến vấn đề: Kế hoạch giáo dục nhà trường theo công văn 2345.

Nội dung của công văn 2345?

Căn cứ Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 07/06/2021, hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của Nhà trường cấp tiểu học, cụ thể:

1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường

a) Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.

b) Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Phụ lục 1 và đảm bảo các nội dung sau:

Kế hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.

Kế hoạch giáo dục của nhà trường được ban hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 08 hằng năm.

2. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

a) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.

b) Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Phụ lục 2; đảm bảo giáo viên năm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

3. Kế hoạch bài dạy

a) Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình giảng dạy một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.

b) Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo Phụ lục 3.

Lập kế hoạch giáo dục là gì

Kế hoạch giáo dục nhà trường theo công văn 2345

Trong bài viết Kế hoạch giáo dục nhà trường theo công văn 2345, chúng tôi chỉ nêu Điều kiện thực hiện chương trình năm học 2021 2022 để Quý độc giả tham khảo khi thực hiện, cụ thể:

Thứ nhất: Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương

Thị trấn .. là đơn vị đóng trên địa bàn Trung tâm huyện Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Huyện ủy, giám sát kịp thời của Hội đồng nhân dân huyện, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trong năm qua tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế của thị trấn vẫn tăng tưởng cao:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước tính tăng so với năm trước, trong đó: Khu vực Nông nghiệp tăng %; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng %; Khu vục dịch vụ tăng %.

Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thị trấn tương đối ổn định. Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn không có diễn biến bất thường, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ và không bị khan hiếm về số lượng, không tăng giá đột biến.

Trong năm qua tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế của thị trấn vẫn tăng trưởng cao:

Đối với Giáo dục và Đào tạo Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số //NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc, kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững.

Thứ hai: Đặc điểm tình hình nhà trường

Đặc điểm họ sinh nhà trường:

+ Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo ; Đảng ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

+ Tổng số học sinh trường có lớp với học sinh; trong đó nữ học sinh; học sinh dân tộc em. Tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

Tình hình đội ngũ giáo viên, nhan viên nhà trường:

Về số lượng: Tổng số cán bộ, viên chức: đồng chí, trong đó:

+ Cán bộ quản lý: đồng chí.

+ Giáo viên có đồng chí; trong đó có hợp đồng.

+ Viên chức phục vụ có đồng chí.

Về chất lượng.

Như vậy, Kế hoạch giáo dục nhà trường theo công văn 2345 đã được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số nội dung để làm rõ nội dung của Công văn 2345 của Bộ Giáo dục và Đào tạo