Lấy lại căn bản ngữ pháp tiếng Anh

Ngữ pháp là một điều cần thiết và quan trọng đối với việc học tiếng Anh. Để thông thạogiao tiếp, bạn cần xây dựng một bức nền ngữ pháp cơ bản thật vững chắc cho mình đã.

Show

21 chủ đề ngữ pháp tiếng Anh dành cho người mất gốc dưới đây sẽ giúp bạn lấp đầy lỗ hổng kiến thức và thành thạo hơn khi sử dụng tiếng Anh dưới bất kỳ hình thức nào (nói hoặc viết).

Dưới đây là danh sách 21 chủ đề ngữ pháp tiếng Anh mà bạn chắc chắn phải biết.

Tại Sao Bạn Bị Mất Gốc Tiếng Anh?

Có rất nhiều cách để định nghĩa khái niệm mất gốc tiếng Anh. Mất gốc không chỉ là tình trạng khuyết thiếu kiến thức tiếng Anh cơ bản. Nếu như bạn nhận thấy bản thân chưa đủ tự tin để giao tiếp tiếng Anh, chưa trau chuốt được cả 4 kỹ năng, chưa áp dụng được kiến thức sách vở vào trong thực tế,

Tôi phải chia buồn với bạn thôi, bạn đang mất gốc tiếng Anh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất gốc tiếng Anh. Trong đó có thể kể đến 4 lý do sau đây:

Nỗi sợ hãi

Bạn sợ hãi khi phải đối diện với tiếng Anh. Bạn không dám đối diện với khuyết thiếu của chính mình. Và thế là bạn chấp nhận từ bỏ, chấp nhận mất gốc.

Lấy lại căn bản ngữ pháp tiếng Anh
Đâu là lí do khiến bạn mất gốc tiếng Anh?

Thiếu định hướng

Bạn chưa lập ra một mục tiêu cụt hể phù hợp với bản thân và cũng không có ai giúp đỡ bạn xây dựng một lộ trình ưng ý nhất.

Không có phương pháp phù hợp

Bạn cần có một phương pháp phù hợp để vượt qua mọi rào càn trên hành trình học tiếng Anh của bạn. Phương pháp học tiếng Anh phù hợp cũng giúp bạn duy trì hứng khởi, tránh tình trạng bỏ cuộc sớm.

Thiếu kiên nhẫn

Bạn muốn đạt kết quả cao nhưng phải nhanh. Bạn không đủ nghị lực để đối diện với con đường (có thể) dài ngay trước mắt.

Đâu Là Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc Hiệu Quả Nhất?

Lộ trình phù hợp nhất chỉ được xây dựng dựa trên đặc điểm, trình độ của mỗi cá nhân. Dưới đây là lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc căn bản mà bạn có thể tham khảo, từ đó tạo con đường cho riêng mình.

Hãy xác định mục tiêu

Đây là bước giúp bạn tập trung vào mục tiêu dự định, tạo động lực, khắc phục tình trạng bỏ dở giữa chừng. Đây cũng là cách để bạn tiết kiệm thời gian và đo lường sự tiến bộ của bản thân trên hành trình chinh phục mất gốc của mình.

Học phát âm chuẩn

Khi học bất kì một ngôn ngữ nào, bạn cũng cần phát âm thật chuẩn. Phát âm đúng khiến bạn hiểu được lời của người đối diện khi giao tiếp, đồng thời truyền đạt được điều mình muốn mà không gây ra bất kì một tình huống dở khóc dở cười nào.

Luyện nghe

Đừng quên luyện nghe bạn nhé. Tôi tin rằng một trong những điều quan trọng không thể thiếu khi cải thiện tiếng Anh mất gốc chính là luyện nghe thường xuyên.

Lấy lại căn bản ngữ pháp tiếng Anh
Lộ trình căn bản học tiếng Anh cho người mất gốc

Luyện nói

Sau khi đã biết cách phát âm chuẩn, bạn hãy luyện nói chuẩn. Bạn không nhất thiết phải gò bó mình theo một phong cách hay phương ngữ nói bất kỳ nào. Nói tiếng Anh chuẩn là khi bạn truyền đạt được chính xác những điều muốn nói cho đối phương.

Hãy học từ vựng

Vốn từ chính là linh hồn của bất kì một ngôn ngữ nào. Bạn sẽ làm sao nếu như bản thân muốn truyền đạt một điều gì đó nhưng lại không biết cách nói chúng bằng tiếng Anh như thế nào. Bạn cũng đâu thể kè kè cuốn từ điểm bên cạnh mọi lúc được, đúng không?

Ngữ pháp, ngữ pháp và ngữ pháp

Nhắc đến hổng kiến thức khi học tiếng Anh, ngữ pháp chính là yếu tố bị mất gốc nhiều nhất. Mặc dù ngữ pháp không phải yếu tố tiên quyết trong tiếng Anh giao tiếp, nhưng đây chính là nền tảng cho quá trình học tiếng Anh sau này của bạn. Nắm chắc kiến thức ngữ pháp cũng sẽ góp phần giúp bạn cải thiện các kỹ năng khác một cách nhanh chóng.

Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc: 21 Chủ Điểm Ngữ Pháp Quan Trọng Bạn Cần Biết

Lấy lại căn bản ngữ pháp tiếng Anh

Sau đây là những thông tin chi tiết được trình bày trong infographic trên

1. Commas: Dấu phẩy

Với những bạn có kỹ năng viết yếu, thường xảy ra vấn đề là có quá ít hay quá nhiều dấu phẩy trong bài. Hãy kiên định và nhất quán trong việc bạn sử dụng dấu câu và có sự cân bằng trong bài viết của mình.

2. Verb tense: Thì của động từ

Có rất nhiều thì ở các dạng quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy cẩn thận khi sử dụng chung thì quá khứ đơn cùng thì quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

Thì quá khứ đơn:I danced all night.

Thì quá khứ hoàn thành: I had danced all night.

3. Adjectives vs. Adverbs: Tính từ và trạng từ

Hãy chắc chắn rằng bạn đang dùng tính từ bổ nghĩa cho danh từ và trạng từ bổ nghĩa cho động từ.

Ví dụ: People dont run quick (adjective); they run quickly (adverb)

4. Check your homophones: Kiểm tra các từ đồng âm

Những từ đồng âm chính là những con quỷ nhỏ bởi việc kiểm tra đánh vần không thể bắt được chúng và đôi khi chúng còn qua mắt được người biên tập.

Từ tập hợp những từ đồng âm cơ bản như theyre, theirthere đến những từ nâng cao hơn như complementcompliment, vì thế chúng đáng được bạn đọc lại 1 cách tỉ mỉ và học cách sử dụng phù hợp.

5. Rare or uncommon punctuation marks: Những dấu câu hiếm gặp

Nếu bạn định sử dụng những dấu câu như dấu ba chấm () hay chấm phẩy (;), hãy dành thời gian để học cách gọi chúng và cách sử dụng chúng hợp lý.

6. Subject-verb agreement: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Dựa trên sự chia động từ, đây là 1 phần đòi hỏi sự tinh tế của những người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 và cho những bạn nhỏ đang học nói tiếng Anh.

Ví dụ: She have two cats.

Động từ have không đi với chủ ngữ she. Câu trả lời đúng nên là:

She has two cats.

7. Only proper nouns are capitalized: Chỉ có danh từ riêng mới viết hoa chữ cái đầu

Rất nhiều bạn cho mình sự tự do để viết hoa bất cứ chữ cái nào mà họ cảm thấy quan trọng, đây là một thực tế thường thấy trong các văn bảnkinh doanh. The Product is on Sale nowkhông phải là một câu được viết đúng ngữ pháp.

8. Verb tense consistency and meticulous editing: Sự nhất quán về thì giữa các động từ.

Một câu gốc ở dạng thì quá khứ hoàn thành được chuyển sang dạng quá khứ đơn, nhưng 1 số từ trong câu lại bị bỏ sót, và bạn sẽ nhận được kết quả như sau:

She went to the store andhad shoppedfor the produce.

Và câu trả lời đúng phải là:

She went to the store andshoppedfor the produce.

Vì thế bạn cần phải chỉnh sửa thật tỉ mỉ để không dẫn đến những sai lầm căn bản.

9. Shouldve, couldve, wouldve

Đuôi ve trong những từ trên không có nghĩa là of. Nó là dạng ngắn gọn của từ have.

Những từ này là dạng rút gọn của:

  • Should have chứ không phải should of
  • Could have chứ không phải could of
  • Would have chứ không phải would of

10. Consistency is key: Tính kiên định là chìa khóa.

Khi viết bài, bạn sẽ cảm thấy bị thử thách trong việc làm sao để tạo nên những câu và đoạn văn tiếng Anh trôi chảy. Hãy luôn luôn kiên định. Giữ một cuốnsổ tay hướng dẫn, ghi chép các cấu trúc, từ mới bên người sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

11. Use active voice: Sử dụng câu chủ động

Động từ (điều gì đang được làm) đi theo sau chủ ngữ.

Nếu có 1 tân ngữ (người nhận hành động), nó sẽ theo sau động từ.

Công thức như sau:S(subject/ chủ ngữ) +V(verb/ động từ) +O (object/ tân ngữ).

Đôi khi bạn muốn liên kết 2 câu văn có đủ thành phần S + V + O làm một. Khi bạn làm thế, bạn cần một liên từ (coordinating conjunction).

Các liên từ:

  • For
  • And
  • Nor
  • But
  • Or
  • Yet
  • So

(FANBOYS)

13. Use a comma to connect two 2 ideas as one: Sử dụng dấu phẩy để liên kết 2 ý kiến thành một.

For/And/Nor/But/Or/Yet/So(FANBOYS)được sử dụng khi kết nối 2 ý kiến với nhau thành 1 câu đơn, nhưng đừng quên dấu phẩy.

Ví dụ:

I do not walk Marys dog,nor do i wash him.

Mary fed her dog, and I drank tea.

14. Use a serial comma in a list: Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hay nhiều cụm từ trong 1 câu dài (câu liệt kê)

Serial comma là dấu phẩy cuối cùng trong 1 danh sách, thường xuất hiện trước từ and. Ví dụ serial comma đứng sau từ dog trong câu sau:

Pets R Us has lizards, dogs, and birds.

Pets R Us has lizards and frogs, dogs and cats, and parakeets and macaws.

Serial commađứng trước từ and nhưng không phải từ and cuối cùng trong câu. Từ and chỉ theo sau dấu phẩy bởi vì chúng nghe hay hơn.

15. Use a semicolon to join two ideas: Sử dụng dấu chấm phẩy để kết nối 2 câu với nhau.

Nếu bạn muốn nối 2 câu với nhau nhưng lại không quyết định được hoặc không muốn sử dụng một liên từ nào. Hai câu đó có thể trở thành hai câu riêng biệt, nhưng bạn nghĩ là chúng có sự liên kết rất chặt chẽ, chúng nên là một. Hãy sử dụngdấu chấm phẩy:

Ví dụ:

Marys dog is hyperactive;it wont stop barking or sit still.

My heart is like a cup of Lapsang Souchong tea; its bitter and smoky.

16. Use the simple present tense for habitual actions: Sử dụng thì hiện tại đơn cho những hành động quen thuộc, thường lệ.

Thìhiện tại đơnlà 1 thì mà bạn dùng cho bất cú hoạt động thường lệ,thói quennào.

Ví dụ:

I dontwalkMarys dog.

Mary and Idrink tea every Tuesday together.

17. Use the present progressive tense for current action: Sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cho những hành động đang xảy ra.

Thìhiện tại tiếp diễnđược sử dụng cho bất cứ điều gì đang diễn ra. Mọi thì tiếp diễn đều dễ nhận ra bởi vì động từ của chúng luôn kết thúc với đuôi ingđi kèm với một trợ động từ.

Ví dụ:

The barking dogs outside are drivingme crazy.

Mary is playing with hẻ hyperactive dog.

18. Add ed to verbs for the past tense: Thêm đuôi ed cho những động từ ở dạng thì quá khứ.

Khi nói vềquá khứ, bạn phảithêm đuôi ed vào những động từ nguyên thểđể tạo thành động từ ở dạng quá khứ.

Những động từ bất quy tắc đòi hỏi bạn phải tinh tế và khéo léo vì chúng có những quy luật riêng.

Ví dụ:

Quá khứ của drink là drank chứ không phải drinked.

19. Use present perfect for the unfinished past: Sử dụng thì quá khứ hoàn thành cho những hành động đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

Khi mọi người nói về những thứ đã xảy ra rong quá khứ nhưng vẫn chưa hoàn thành cho đến thời điểm được đặt ra, bạn nên dùng động từ ởdạng quá khứ phân từthêm trước nó trợ động từ.

Trợ động từ sẽ là sự chia động từ của từto have.

Ví dụ:

Ihavedrunk three cups of Lapsang Souchong tea today.

Marys hyperactive doghas bitten me three times so far.

20. Use present perfect progressive for unfinished action and past: Sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn cho hành động chưa hoàn thành và trong quá khứ.

Để diễn tả một hành động xảy ra kéo dài liên tục trước một thời điểm xác định trong quá khứ, động từ sẽđi kèm với 2 trợ động từ là to be và to have rồi chuyển sang dạng quá khứ phân từ.

Ví dụ:

Ihavebeen drinking tea all day.

Marys doghas been barking like crazy since it was born.

21. Use past perfect for the first of two past actions: Dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước trong 2 hành động đã xảy ra.

Khi 2 hành động xảy ra trong quá khứ, chúng ta phải đánh dấu đâu là điều xảy ra trước.

Hành động xảy ra trước thìđộng từ của nó sẽ ở dạng quá khứ phân từđi kèm với trợ động từ had.

Ví dụ:

By the time I drank one cup of Lapsang Souchong, Marys dog had barked a million times.

I had not yet eaten breakfast when Mary walked her dog.

Bonus: 4 Cuốn Sách Trị Mất Gốc Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất

Cuối cùng để giúp bạn tự tin và chủ động hơn trên hành trình học tiếng Anh cho người mất gốc, tôi gửi tặng bạn một món quà nhỏ là 5 cuốn sách trị mất gốc cực hiệu quả mà bạn có thể tham khảo nhé.

Phát âm tiếng Anh hoàn hảo

Đây sẽ là trợ thủ đắc lực nhất của bạn khi luyện phát âm tiếng Anh. Tác giả của cuốn sách chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới Paul S Gruber sẽ giúp bạn chỉ ra những nguyên nhân khiến bạn phát âm chưa chuẩn, cũng như hướng dẫn chi tiết từ cách phát âm nguyên âm, phụ âm, nối âm, âm cuối,

Để giúp cuốn sách bớt khô khan hơn, tác giả còn sử dụng tới khái niệm âm cao, âm thấp trong âm nhạc.

Lấy lại căn bản ngữ pháp tiếng Anh
Bạn cần vài cuốn sách học tiếng Anh cho người mất gốc

Mind map English grammar Học ngữ pháp tiếng Anh bằng bản đồ tư duy

Kết hợp giữa lý thuyết ngữ pháp khô khan và một trong những phương pháp học ghi nhớ khoa học nhất hiện nay, cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh trọng điểm. Với dạng sơ đồ tư duy sinh động, thể hiện kiến thức chỉ qua các từ khoá chính, hình ảnh, màu sắc, não bộ của bạn sẽ được kích thích và ghi nhớ cực nhanh.

English Vocabulary in use

Cuốn sách này sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ vựng một cách nhanh chóng cũng như học cách sử dụng chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể. Sách được chia thành 60 bài học, mỗi bài học sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định kết hợp với các ví dụ và bài tập minh hoạ cho bạn thực hành.

Everyday Conversation in use

Tôi tin rằng bản thân tên gọi của cuốn sách cũng đã nói lên nội dung mà nó cung cấp cho bạn. Everyday Conversation được biên soạn bởi Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trong cuốn sách này, bạn sẽ bắt gặp những mẫu hội thoại tiếng Anh xoay quanh cuộc sống hằng ngày với ghi chú kiến thức cụ thể đi kèm mỗi hội thoại.

Cuốn sách không chỉ giúp bạn làm quen với những tình huống giao tiếp thường ngày, mà còn tạo điều kiện để bạn nâng cao vốn từ vựng cũng như ngữ pháp vô cùng hữu ích.

Lời Kết

Sau khi đọc xong 21 chủ đề ngữ pháp cần thiết chongười mất gốcbạn thấy mình còn đang thiếu sót ở phần nào?

Hãy luyện tập thật nhiều đề thành thạo và không mắc những lỗi ngữ pháp quá cơ bản nhé!

Để lại comment nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp và đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng nhận được những thông tin bổ ích này.

Chúc bạn nhanh chóng chinh phục tiếng Anh thành công!

Nguồn:Grammar Check