Lệnh Cắt lỗ là gì

Stop loss là gì? Cách đặt lệnh cắt lỗ stop loss trong forex

Các chuyển động của thị trường tài chính rất phức tạp và không thể đoán trước được, và stop loss (hay còn gọi là lệnh cắt lỗ) là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ quá nhiều trong giao dịch forex. Vậy cụ thể, stop loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong forex như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Stop loss là gì?

Nếu như Take profit là lệnh dùng để xác định điểm chốt lời, thì Stop losslệnh dừng lỗ tự động giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động ngược với xu hướng giao dịch ban đầu.

Lệnh Cắt lỗ là gì
Lệnh Cắt lỗ là gì

Lệnh cắt lỗ là gì?

Ví dụ: Bạn bán cặp tiền tệ USD/EUR tại mức giá là 1.2560 và dự định đặt lệnh cắt lỗ cách điểm đặt lệnh khoảng 70 pip tại 1.2630 pip . Khi này nếu giá quay đầu tăng đến điểm đặt stoploss là 1.2630 thì lệnh của bạn sẽ tự động đóng ngay lập tức để giảm thua lỗ.

>> Xem thêm: Trailing stop là gì?

Ý nghĩa của Stop loss

Như đã nói, Stop loss có ý nghĩa rất quan trọng trong đầu tư. Một nhà đầu tư giỏi sẽ không bao giờ bỏ qua Stop loss trong mỗi giao dịch của mình. Bởi nó có rất nhiều lợi ích, cụ thể như:

  • Giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán. Từ đó, hạn chế được tình trạng cháy tài khoản cho trader.
  • Giúp các nhà đầu tư loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý. Trong một số trường hợp khi giá đi ngược lại xu hướng nhưng nhà đầu tư kỳ vọng giá đi lên để gỡ lại phần thua lỗ. Nhưng giá đi xuống sẽ khiến bạn càng thua lỗ nhiều hơn. Stoploss sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý này và tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đã đặt.
  • Stop loss sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đặt trước. Từ đó giúp nhà đầu tư quản lý giao dịch, không phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ.

Cách tính stop loss trong forex

Để đầu tư giao dịch hiệu quả và tìm kiếm được lợi nhuận nhà đầu tư cần biết tính toán điểm đặt cắt lỗ sao cho hợp lý. Cụ thể, để tính Stop loss thì nhà đầu tư có thể làm như sau:

Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá, mô hình nến sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra điểm chốt lời, dừng lỗ hợp lý.

Nếu nhà đầu tư giao dịch theo tin tức thì có thể dựa vào một trong 2 cách dưới đây:

  • Dựa vào tổng số vốn hiện có: Bạn có thể tính stop loss bằng 1 2% tổng số vốn mình đang có. Đây là cách đặt cắt lỗ cơ bản nhất cho những trader chưa am hiểu về phân tích thị trường.

Lệnh Cắt lỗ là gì
Lệnh Cắt lỗ là gì

  • Dựa vào biến động thị trường: Nếu thị trường biến động mạnh thì đặt kích thước stop loss lớn. Ngược lại, nếu thị trường yên ả thì bạn nên đặt Stop loss gần với điểm đặt lệnh. Để có thể xác định biến động thì bạn có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.

Cách đặt lệnh stop loss đúng cách

Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua lệnh stop loss. Ngay từ việc xác định đúng vị trí đặt stop loss đã thể hiện được đẳng cấp và trình độ của nhà đầu tư. Để đặt lệnh stop loss đúng cách chúng ta thực hiện 5 bước sau:

  • Bước 1: Xác định vị thế giao dịch
  • Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
  • Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu tỷ lệ R:R vượt quá mức cho phép hãy thực hiện một giao dịch khác.
  • Bước 4: Xác định khối lượng đặt lệnh
  • Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên

Ví dụ:

Lệnh Cắt lỗ là gì
Lệnh Cắt lỗ là gì

  • Bước 1: Xác định vị thế giao dịch

Theo biểu đồ trên ta thấy giá đang hình thành theo xu hướng tăng. Cặp tiền EUR/USD hình thành đáy và đỉnh sau cao hơn đáy và đỉnh trước. Đây là một kênh giá tăng.

Khi giá chạm vào kênh giá tạo nên một đáy mới sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Khi này chúng ta sẽ đặt lệnh buy tại điểm giá chạm vào.

  • Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.

Chốt lời sẽ nằm ở đường xu hướng trên của kênh giá, cách điểm đặt lệnh là 440 pip.

Cắt lỗ đặt dưới điểm đặt lệnh và dưới vùng đáy thứ 2 là 100 pip. Nếu giá giảm thấp hơn đáy này chứng tỏ kênh giá bị phá vỡ, như vậy quá trình xác định xu trên không còn giá trị.

  • Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R có nằm trong phạm vi cho phép hay không

Tỷ lệ R:R hiện tại là 1 : 4,4. Đây là tỷ lệ giao dịch tốt.

  • Bước 4: Xác định nếu rủi ro xảy ra nhà đầu tư sẽ mất bao nhiêu

Nếu giao dịch với 20.000$. Mỗi lệnh giao dịch nếu có rủi ro thì mức chấp nhận được là 1% tức là 200$. Nếu mua cặp tiền EUR/USD trên với stop loss là 100 pip thì chúng ta xác định khối lượng giao dịch bằng 0.2 lot

  • Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên.

Theo các tính toán như trên chúng ta áp dụng vào ví dụ cặp tiền trên với lệnh mua 0.2 lot giá 1.0570. Lệnh cắt lỗ sẽ đặt tại 1.0470 (100 pip) và chốt lời tại 1.1010 với 440 pip.

Những sai lầm về stop loss cần tránh

Mặc dù là công cụ hiệu quả để có thể tránh rủi ro. Nhưng nếu mắc phải các sai lầm khi đặt lệnh này khiến nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Chẳng hạn như sau:

  • Không đặt stop loss

Không đặt stop loss trong giao dịch thường xảy ra đối với hai loại nhà đầu tư. Một là không muốn đặt, không thèm quan tâm và để thị trường tự quét. Nếu thấy thua lỗ đã đủ thì tiến hành kết thúc lệnh bằng tay. Một dạng nữa là nhà đầu tư quá tự tin với phán đoán và có thể thực hiện cắt lệnh bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên ở đây, rủi ro trong giao dịch không thể nào lường được, nếu không đặt stop loss hợp lý thì tình trạng cháy tài khoản sẽ rất gần.

  • Đặt lệnh stop loss quá gần

Đặt stop loss gần sẽ giúp nhà đầu hạn chế rủi ro. Tuy nhiên tình trạng dính stop loss cũng vì thế xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp giá vừa đóng do stop loss lại chuyển hướng ngược lại ngay sau đó làm nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng kể.

  • Đặt stop loss quá xa

Ngược lại với trường hợp đầu tiên khi nhà đầu tư lại đặt stop loss quá xa. Trường hợp này sẽ khó dính stop loss tuy nhiên nếu dính thì cũng là thời điểm tài khoản bị thua lỗ quá nhiều.

  • Dời và thả stop loss

Hành động này chẳng khác nào nhà đầu tư giao dịch nhưng không đặt stop loss ở trên. Nhiều nhà đầu tư mặc dù đã tính toán nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn, muốn tìm lợi nhuận khi thị trường xuống sâu hơn sẽ dời stop loss và thả luôn. Tuy nhiên, mấu chốt của thị trường forex, nhà đầu tư muốn thành công phải biết điểm dừng hợp lý.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về stop loss, hi vọng sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ stop loss là gì và cách đặt lệnh cắt lỗ sao cho hiệu quả nhất. Hãy luôn nhớ nếu muốn thành công trong forex bạn phải luôn đặt cắt lỗ để quản lý giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho mình nhé!

Bài viết liên quan:

Lệnh Cắt lỗ là gì
Lệnh Cắt lỗ là gì
Take profit là gì? Cách đặt lệnh take profit khôn ngoan nhất
Lệnh Cắt lỗ là gì
Lệnh Cắt lỗ là gì
Trailing stop là gì? Cách sử dụng lệnh trailing stop
Cắt lỗ (cutloss) là việc bạn chủ động đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như tính toán ban đầu.
Trong nhiều trường hợp, sau khi vào vị thế, xu hướng cổ phiếu không đi theo dự đoán ban đầu của bạn hoặc thời điểm bạn vào vị thế không chính xác. Việc cắt lỗ sẽ giúp trader bảo vệ nguồn vốn và kiểm soát được rủi ro.
Bên cạnh vai trò lá chắn bảo vệ, việc thường xuyên tuân thủ cắt lỗ cũng giúp cải thiện thành tích giao dịch của trader. Tính toán tỷ lệ Lợi nhuận : Rủi ro dựa trên các mốc cắt lỗ, chốt lời sẽ giúp trader tìm kiếm nhưng deal giao dịch hấp dẫn, an toàn. Từ đó gia tăng tỷ lệ chiến thắng.
Giai đoạn cuối năm 2018, cổ phiếu POW hình thành mẫu hình cốc tay cầm. Điểm breakout đồng thời cũng là điểm pivot xuất hiện vào tháng 1 năm 2019.
Thời điểm đó rất nhiều người, trong đó có tôi, đã tham gia cổ phiếu này ở mức giá 16. Mục tiêu chốt lời ước lượng là 18.7 (cộng chiều cao mẫu hình vào điểm breakout) và mức cắt lỗ tôi đặt ra là 14.7 (tương đương mức giảm 8% so với giá mua).
Khi so sánh mức take profit và stoploss, ta có 1 deal giao dịch với tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro khoảng 2:1, tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên các phiên tiếp theo cổ phiếu gặp áp lực bán mạnh và sau đó sụt giảm.
Trong suốt năm 2019, cổ phiếu giảm hơn 50%, xuống mức đáy lịch sử quanh mức 7.000 đồng/cp. Trong trường hợp này, nếu tuân thủ việc cắt lỗ, bạn sẽ bảo vệ được nguồn vốn và tránh được tổn thất rất nặng nề.
Lệnh Cắt lỗ là gì
Một vấn đề gây tranh cãi về cắt lỗ là đôi khi bạn cắt xong thì cổ phiếu lại tăng và trader bị đánh văng khỏi vị thế (whipsaw). Trong ví dụ cổ phiếu POW bạn cũng có thể thấy vào tháng 5/2019 có 1 nhịp hồi về gần giá 16 (giá vốn ban đầu) khiến nhiều người có tâm lý thờ ơ, e dè cắt lỗ.
Có thể việc cắt lỗ khiến bạn đánh mất vị thế, nhưng nó cũng giúp bạn không phải trở thành 1 NĐT dài hạn bất đắc dĩ, gánh 1 khoản lỗ to lớn và tâm lý nặng nề. Vậy nên nếu chẳng may mất hàng, hãy bình tĩnh đánh giá lại các luận điểm mua ban đầu của bạn.
Nếu chúng không thay đổi và các nhịp giảm này chỉ mang tính nhất thời (1 thông tin sai lệch được xác minh lại, Market makers cướp hàng từ nhỏ lẻ), hãy chủ động tạo 1 vị thế mới.
* Whipsaw là thuật ngữ ám chỉ việc trader bị đánh bật khỏi vị thế khi cổ phiếu giảm qua mức stoploss rồi bật tăng trở lại.Whipsaw là cái cưa có 2 đầu, 2 người thợ ngồi ở 2 đầu sẽ kéo qua kéo lại để cắt gỗ, sắt thép. Chuyển động qua lại của cái cưa được ví như chuyển động của giá cổ phiếu.
Các cách các lỗ thông dụng
1/ Cắt lỗ theo %
Cách cắt lỗ thông dụng và đơn giản nhất là bán ra khi cổ phiếu giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua. Bao nhiêu phần trăm thì tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người cũng như độ biến động (volatility) của từng loại cổ phiếu. Thường đa số trader sẽ giới hạn mức lỗ ở 7-8%.
Ưu điểm của cách này là dễ dàng và linh hoạt, đặc biệt trong việc tính toán và quản trị mức lỗ. Có thể tùy chỉnh mức phần trăm tuỳ vào khẩu vị rủi ro cũng như đặc tính của mỗi cổ phiếu.
Tuy nhiên tuỳ vào điểm vào lệnh mà mức stoploss sẽ có tính trọng yếu thấp (mức giá có tính trọng yếu cao hơn nếu nằm gần các loại hỗ trợ hoặc kháng cự, Fibonacci, trendline...)
2/ Cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu
Các vùng hỗ trợ trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline, các mốc Fibonacci, các đường trung bình động nói chung là những mức giá có lực cầu mạnh.
Nếu giá thủng các vùng hỗ trợ này (đặc biệt kèm khối lượng lớn), rất có thể xu hướng của cổ phiếu đã thay đổi và trader nên nhanh chóng đóng vị thế, thoát hàng. Lệnh dừng lỗ nên được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.
Cách cắt lỗ này đòi hỏi trader phải xác định được đâu là những hỗ trợ trọng yếu. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ chịu mức lỗ lớn hơn nếu điểm vào của bạn cách xa so với các vùng hỗ trợ.
Lệnh Cắt lỗ là gì
Ví dụ: SCR
SCR có phiên breakout khỏi mẫu hình tam giác kèm khối lượng giao dịch đột biến vào ngày 12/4. Hãy chú ý vùng giá 8-7-8.9 gồm có trendline dưới của mẫu hình tam giác và đường MA50 đóng vai trò hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
Các trader có thể chọn mức 8.6 làm điểm cắt lỗ trong trường hợp bất lợi. Giả sử bạn vào vị thế ở giá 9.5, mức stoploss này tương ứng giảm 9.52%.
Bạn cũng có thể chọn cách stoploss 7% so với giá vốn, lúc này bạn sẽ bán ngay trên đường MA50 và có thể bị whipsaw nếu hỗ trợ này nâng đỡ thành công giá cổ phiếu.
=> Tuỳ trường hợp mà trader có thể chọn lựa phương án cắt lỗ, hoặc kết hợp cả 2.
Đối với 1 số loại cổ phiếu/ hàng hoá/ tiền tệ có biến động giá rất lớn. Những biến động này khiến cả 2 phương pháp cắt lỗ kể trên xảy ra whipsaw.
Trader có thể sử dụng những chỉ báo kĩ thuật đo lường độ biến động như Average True Range để làm tham chiếu cắt lỗ. Đối với TTCK VN thì phương pháp này ít khi được dùng nên tôi sẽ không đi vào chi tiết.