Loài khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế nhất ở vùng biển nước ta là

Giải bài tập Bài 3 trang 39 SGK Địa lí 12

Đề bài

Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.

Lời giải chi tiết

a) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

 + Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

 + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

 + Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên hải sản:

 + Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

 + Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d) Thiên tai

 - Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

 - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

 - Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Mục lục nội dung

  • 1. Dầu khí
  • 2. Than đá
  • 3. Apatit
  • 4. Đất hiếm
  • 5. Đá vôi
  • 6. Quặng Titan

Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.

Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú và to lớn. Theo các chuyên gia, nước ta có đến hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản: từ khoáng sản kim loại, khoáng sản năng lượng đến khoáng sản vật liệu xây dựng. Dưới đây là top 6 loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất nước ta.

Top các loại khoáng sản ở Việt Nam

1. Dầu khí

Đứng đầu trong danh sách các loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất nước ta phải kể đến dầu khí. Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, trong đó, hơn một nửa có tiềm năng khai thác dầu khí. Theo các chuyên gia, những khu vực có trữ lượng dầu khí bao gồm: khu vực biển Trường Sa, biển Nam Côn Sơn, đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng.

Loài khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế nhất ở vùng biển nước ta là


Hiện nay, các nhà máy có thể khai thác 30 – 40 nghìn thùng/ngày, tương đương khoảng 20 triệu tấn/năm.

2. Than đá

Than đá là loại khoáng sản vô cùng thân thuộc với mỗi chúng ta. Than đá đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm vừa qua. Hiện nay, than đá thường phân bố chủ yếu ở: Thái Nguyên, Phú Thọ, sông Đà. Đặc biệt, bể than Quảng Ninh là nơi có trữ lượng than đá lớn nhất (trên 3 tỷ tấn).

Bảng giá đá granite tự nhiên Cao Cấp 2021

3. Apatit

Loài khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế nhất ở vùng biển nước ta là

Quặng apatit

Quặng Apatit là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, apatit được sử dụng rất rộng rãi trong ngành sản xuất phân bón. Mỏ apatit ở Lào Cai có trữ lượng lớn nhất cả nước.

4. Đất hiếm

Là loại khoáng sản có trữ lượng “vô cùng ít” trong lớp vỏ Trái Đất, đất hiếm là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các vật dụng: nam châm vĩnh cửu, phân bón vi lượng, đèn cathode. Tuy nhiên, đất hiếm tại chứa rất nhiều nguyên tố độc hại, nếu không được khai thác theo quy trình, đất hiếm sẽ gây hại cho công nhân cũng như gây ô nhiễm môi trường.

5. Đá vôi

Nguyên liệu chính để sản xuất ra những bao xi măng chính là đá vôi. Tại nước ta, đá vôi phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam. Ngoài việc khai thác để sản xuất xi măng, đá vôi còn được sử dụng cho các ngành như: luyện kim, sản xuất thủy tinh, sản xuất hóa chất.

6. Quặng Titan

Nước ta có nguồn tài nguyên titan khá phong phú và đa dạng. Có thể phân chia quặng titan thành 2 loại chính:

- Quặng titan gốc trong đá, tập trung chủ yếu ở: Thái Nguyên, Phú Lương.

- Quặng titan sa khoáng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Vũng Tàu.

Khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Hy vọng tất cả chúng ta sẽ biết khai thác khoáng sản hiệu quả để giúp đất nước phát triển bền vững. Xem thêm các bài viết khác của Eurostone

Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Cách giải:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí.

Chọn D.

Đáp án D

Giải thích: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ