Loài người đã trải qua bao nhiều cuộc cách mạng xã hội

Mục lục

  • 1 Điều kiện ra đời
    • 1.1 Nguyên nhân
    • 1.2 Những phong trào tri thức tại Châu Âu
    • 1.3 Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16
    • 1.4 Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý
    • 1.5 Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)
  • 2 Khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 2.1 Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
    • 2.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
    • 2.3 Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
  • 3 Các cuộc cách mạng công nghiệp
    • 3.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 3.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
    • 3.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
    • 3.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
  • 4 Phát minh khoa học kỹ thuật
  • 5 Phát minh học thuyết chính trị
  • 6 Thành tựu văn học nghệ thuật
    • 6.1 Văn học
    • 6.2 Nghệ thuật
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Điều kiện ra đờiSửa đổi

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.

Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi,... đã tăng vọt.

Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.[4]

Những phong trào tri thức tại Châu ÂuSửa đổi

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16Sửa đổi

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.[5]

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]

Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.[4]

Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lýSửa đổi

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]

Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)Sửa đổi

Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775–1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789–1799),...

Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Mục lục

  • 1 Thời tiền sử
    • 1.1 Bình minh loài người
    • 1.2 Sự đi lên của văn minh loài người
  • 2 Sự xuất hiện các nền văn minh
    • 2.1 Vùng Lưỡng Hà
    • 2.2 Lưu vực sông Nin
    • 2.3 Lưu vực sông Ấn
    • 2.4 Lưu vực sông Hoàng Hà
    • 2.5 Hy Lạp cổ đại
    • 2.6 Dãy Andes
    • 2.7 Trung Bộ châu Mỹ
    • 2.8 Sự phát triển của nông nghiệp
    • 2.9 Sự phát triển của tôn giáo
  • 3 Phát triển của văn minh
    • 3.1 Quốc gia
    • 3.2 Thành phố và thương mại
    • 3.3 Tôn giáo và Triết học
  • 4 Những vùng và những nền văn minh lớn
  • 5 Sự trỗi dậy của châu Âu
    • 5.1 Bối cảnh sự tiến bộ của châu Âu
    • 5.2 Một Tây Âu thực dân và một Đông Âu hùng mạnh
  • 6 Thế kỷ XX
    • 6.1 Toàn cầu hóa và Tây phương hóa
  • 7 Thế kỷ XXI
  • 8 Xem thêm
    • 8.1 Lịch sử theo miền
    • 8.2 Đề tài trong lịch sử
  • 9 Chú thích
  • 10 Tham khảo
  • 11 Liên kết ngoài

Thời tiền sửSửa đổi

Tương quan thời gian và địa lý của tiến hóa vượn người: Homo sapiens, Homo neanderthalensis, Homo rhodesiensis, Homo antecessor, Homo erectus, Homo ergaster

Bản đồ di cư của loài người, dựa trên DNA. Nét đứt là du cư giả định. Số đại diện cho ngàn năm so với hiện tại. Màu sắc đại diện khu vực bao phủ

.

Bình minh loài ngườiSửa đổi

Bằng chứng khoa học dựa trên di truyền học và nghiên cứu hóa thạch, dựa vào Đồng hồ phân tử (Molecular clock) chỉ ra rằng nòi giống loài khỉ hình người, loài tiến hóa thành nhánh Homo sapiens và loài tiến hóa thành nhánh Chimpanzee (sinh vật sống có quan hệ gần gũi nhất với loài người hiện đại) đã rẽ nhánh khoảng 5 triệu năm trước[23].

Chi người vượn phương nam Australopithecine được cho là loài khỉ không đuôi đầu tiên đứng thẳng đi bộ bằng 2 chân, cuối cùng tiến hóa thành chi loài Homo.

Về phương diện giải phẫu loài người hiện đại, Homo sapiens (người Khôn ngoan) tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, đạt tới hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trước [24].

Giống người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước, đến châu Âu khoảng 40.000 năm trước; và Đông Nam châu Á khoảng 50.000 năm trước.[25]

Sự lan rộng nhanh chóng của loài người đến Bắc Mỹ và châu Đại Dương đã diễn ra đỉnh điểm ở kỷ băng hà gần đây nhất, khi những vùng ôn đới của ngày nay đã từng vô cùng khắc nghiệt.

Tuy nhiên con người đã xâm chiếm gần như toàn bộ các vùng băng giá vào thời điểm cuối kỷ băng hà, khoảng 12.000 năm trước.

Các giống khỉ hình người khác như Người đứng thẳng (Homo erectus) đã sử dụng gỗ và đá làm công cụ trong cả thiên niên kỷ, theo thời gian các công cụ ngày càng trở nên tinh xảo. Tại một số thời điểm, con người bắt đầu sử dụng lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Họ cũng bắt đầu phát triển ngôn ngữ vào giai đoạn Thời đại đồ đá cũ, và ý niệm về âm nhạc, phương thức chôn cất cho người chết và trang điểm cho người sống.

Sự thể hiện nghệ thuật đầu tiên có thể được tìm thấy dưới dạng bức tranh hang động và tác phẩm điêu khắc làm từ gỗ và xương. Trong thời điểm này, tất cả loài sống bằng săn bắt - hái lượm, và nói chung là du cư.

Các xã hội săn bắt - hái lượm có khuynh hướng rất nhỏ, mặc dầu trong một số trường hợp họ đã phát triển sự phân tầng xã hội và những tiếp xúc ở khoảng cách xa đã có thể diễn ra ở trường hợp những "xa lộ" bản xứ Australia.

Cuối cùng đa số các xã hội săn bắt - hái lượm đã phát triển, hay buộc phải bị hấp thu vào những tổ chức xã hội nông nghiệp lớn hơn. Những xã hội không hội nhập bị tiêu diệt, hay vẫn trong tình trạng cách ly, những xã hội săn bắt hái lượm nhỏ đó hiện vẫn tồn tại ở những vùng xa xôi.

Sự đi lên của văn minh loài ngườiSửa đổi

Ngôi đền Göbekli Tepe

Cuộc cách mạng nông nghiệp, bắt đầu từ khoảng 8000 năm TCN, sự phát triển của nông nghiệp đã gây ra thay đổi mạnh mẽ phương thức sống của con người. Nông nghiệp cho phép tập trung dân số dày hơn, theo thời gian nó chuyển biến thành các thành bang. Nông nghiệp cũng tạo ra thặng dư lương thực, cấp dưỡng cho những người không trực tiếp tham gia vào sản xuất lương thực. Sự phát triển nông nghiệp cho phép tạo ra các thành phố đầu tiên. Đây là các trung tâm thương mại, sản xuất thủ công nghiệp và quyền lực chính trị mà bản thân nó gần như không có sản xuất nông nghiệp. Sự hình thành các thành phố đi kèm là sự cộng sinh với các vùng nông thôn xung quanh nó, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, và cung cấp lại các sản phẩm thủ công nghiệp và nhiều cấp độ khác nhau về kiểm soát quân sự và bảo vệ lãnh thổ.[26][27][28]

Sự phát triển của các thành phố đồng nghĩa với sự đi lên của nền văn minh[29]. Nền văn minh xuất hiện sớm nhất là ở vùng Lưỡng Hà(3500 năm TCN)[30][31]. Tiếp sau là nền văn minh Ai Cập cổ đại dọc dòng sông Nin (3000 năm TCN)[11] và văn minh lưu vực sông Ấn ở thung lũng sông Ấn (hiện tại là Ấn Độ và Pakistan; 2500 năm TCN)[32][33]. Các xã hội này phát triển dựa trên một số đặc điểm thống nhất, gồm một chính quyền trung ương, một nền kinh tế và cấu trúc xã hội phức tạp, hệ thống ngôn ngữ và chữ viết phức tạp, nền văn hóa và tôn giáo khác biệt. Chữ viết là mấu chốt trong lịch sử phát triển của loài người, vì nó giúp chính quyền của các thành phố biểu đạt ý nghĩ dễ dàng hơn.

Nền văn minh trở nên phức tạp kéo theo làm phức tạp về tôn giáo, và dạng đầu tiên cũng bắt nguồn từ giai đoạn này[34][35][36]. Các thực thể như mặt trời, mặt trăng, Trái Đất, bầu trời và biển thường được tôn sùng[37]. Các đền thờ được xây dựng, phát triển, và dần hoàn thiện với hệ thống cấp bậc như linh mục,thầy tế và các chức danh khác. Điển hình của thời kỳ đồ đá này là có xu hướng thờ các vị thần mang hình dáng con người. Trong số những văn bản kinh tôn giáo lâu đời nhất còn tồn tại là các văn bản kim tự tháp Ai Cập (khoảng giữa 2400 đến 2300 TCN)[38]. Một số nhà khảo cổ học cho rằng, dựa trên dấu tích khai quật được ở ngôi đền Göbekli Tepe (Potbelly Hill) ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại từ 11500 năm trước, tôn giáo hình thành trước khi xảy ra cuộc cách mạng nông nghiệp chứ không phải sau như suy nghĩ trước đó[39].

Thời đại đồ đồng là một phần trong hệ thống ba thời đại (thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng, thời đại đồ sắt), là thuật ngữ mô tả nền văn minh cổ đại từng tạo ảnh hưởng tại một số khu vực trên thế giới. Trong thời đại này những vùng đất màu mỡ đã sản sinh ra những thành bang và những nền văn minh này bắt đầu phát triển hưng thịnh ở một số nơi trên thế giới. Các nền văn minh đều nằm trên lưu vực ven sông bởi nước có vai trò thiết yếu trong một xã hội nông nghiệp, và các dòng sông cũng hỗ trợ cho nhu cầu giao thông vận tải được trở nên thuận tiện.

Khái quát về cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người. Cho đến nay, loài người đã trải qua hai cuộc Cách mạng KHKT. Cuộc Cách mạng KHKT gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII – XIX và cuộc Cách mạng KHKT hiện đại diễn ra từ năm 1940 đến nay. Hai cuộc Cách mạng KHKT đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống và kinh tế – xã hội của thế giới, đặc biệt là cuộc Cách mạng KHKT hiện đại. Cuộc Cách mạng KHKT hiện đại đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn II từ năm 1970 đến nay.