Lợi ích của việc học các môn tự nhiên

Một môn được coi là môn chính và xuyên suốt mọi cấp học, đó là Toán học. Bài viết sau đây xin chia sẻ về lợi ích của việc học Toán để bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của môn học này.

Để giúp mọi người hiểu hơn về việc học Toán, bài viết sau đây Phòng học trực tuyến sẽ giúp bạn hiểu hơn về Toán học và lợi ích của học Toán đem lại.

1. Khái niệm Toán học:

Học Toán là việc học một môn khoa học nghiên cứu không gian và các phép biến đổi, về các số, cấu trúc, đó cũng chính là bản chất của học Toán. Một cách nói khác của học Toán là học về “số và hình”. Theo quan điểm chính thống, Toán học là môn nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng Logic và kí hiệu Toán học.

Xét về mặt ý nghĩa thì việc học Toán, là học một môn khoa học, một nghệ thuật, một ngôn ngữ, một cách tư duy logic. Học Toán là học tự nhiên, vì ý nghĩa của Toán học hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời sống. Mọi khía cạnh của vũ trụ đều tác động bởi Toán học.

Các quan điểm của việc học Toán còn được nêu lên trong triết Toán học. Học Toán là học “ngôn ngữ” của “vũ trụ”, dựa vào ứng dụng của Toán học rộng rãi trong các nền khoa học.

Lợi ích của việc học các môn tự nhiên

học Toán là học môn khoa học

2. Lợi ích của việc học Toán:

Thói quen tập trung được rèn luyện

Tập trung là thói quen rất quan trọng của những người thành công, và thói quen này họ thấy được ở phần lớn khi học Toán, đặc biệt họ học Toán rất tốt. Sự tập trung cao độ sẽ giúp bạn giải quyết công việc một cách dễ dàng. Với sự tập trung, bạn có thể hoàn thành khối kiến thức, bài tập nhanh gấp 3 lần so với khi xao nhãng.

Trong thực tế, có rất nhiều học sinh học kém chỉ vì họ thiếu đi sự tập trung, cũng chính vì đó mà kesi dài việc học và học không hiệu quả. Học Toán được xem là giải pháp giúp các em giải quyết vấn đề đó.

Cải thiện tư duy logic

Đặc trưng của việc học Toán là những con số và bước giải. Đều đưa ra một kết quả cuối cùng dù giải với nhiều cách khác nhau với mỗi bài toán. Nói chung, học Toán là một cách học và rèn luyện cách tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề theo quy luật. Mỗi bài toán, chúng ta sẽ tháo gỡ theo từng bước, từng quy trình.

Lợi ích của việc học các môn tự nhiên

học Toán giúp cải thiện tư duy

Não bộ sẽ được hoạt động, và làm việc có logic, quy luật rõ ràng khi ta học Toán, đó là chia sẻ của những chuyên gia giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội. Học Toán được xem là “thể thao cho não bộ”, vì chúng ta có thể tháo gỡ và giải quyết theo quy luật hoặc các bước ở mọi vấn đề.

Ứng dụng của học Toán

Học Toán đều có sự gắn kết với mọi vấn đề trong cuộc sống, hay một vấn đề nghiên cứu nào đó trong đời sống áp dụng từ cái đơn giản như phép toán đến áp  dụng những tiên đề khó nghĩ.

Việc tính toán là đặc trưng của học Toán được sử dụng hàng ngày, từ những việc đơn giản đến phức tạp, vậy nên tính toán không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Một điển hình của học Toán nữa là nghề kế toán, việc tính toán hay những con số là việc thường ngày và đòi hỏi sự chính xác cao nhất. Thật sự không thể thiếu kiến thức khi học Toán để đưa ra những số liệu trong mục tiêu, kết qủa kinh doanh.

Lợi ích của việc học các môn tự nhiên

học Toán áp dụng vào các lĩnh vực đời sống

Rèn luyện tư duy và khả năng nhạy bén

Học Toán là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic của học sinh. Học Toán giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phản xạ nhanh và khả năng suy luận. Qua những lí do đó thì học Toán càng ngày càng trở thành một môn học quan trọng.

Giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả

Khi bạn học Toán tốt, bạn sẽ có phản xạ với những con số và khả năng phân tích vấn đề nhanh hơn. Với cuộc sống hàng ngày, bạn có thể áp dụng ngay mỗi dạng bài, vấn đề khi học Toán.

Ngày nay, công nghệ thông tin đang vô cùng phát triển, vì thế việc học Toán lại trở thành một lợi thế lớn. Nhìn rộng ra, những nhà sáng lập hay tỉ phú thế giới đều học Toán rất tốt.

Lợi ích của việc học các môn tự nhiên

học Toán rèn luyện tư duy và giải quyết vấn đề tốt

Như vậy, việc học Toán là một việc thực sự giúp đỡ các em rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Vậy, tại sao quý vị phụ huynh lại không cho con em mình học Toán với phương pháp hoàn toàn mới tại Phonghoctructuyen.com với những ưu đãi chưa từng có.

a) Vị trí môn học

Môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp; tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 của cấp tiểu học, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên.

b) Mục tiêu chương trình

Môn Tự nhiên và xã hội góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Môn học đồng thời góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội (bao gồm năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội).

c) Quan điểm xây dựng chương trình

Trên cơ sở những định hướng chung của Chương trình tổng thể và đặc trưng của môn học, Chương trình môn Tự nhiên và xã hội nhấn mạnh các quan điểm sau: Tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3; Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em biết đặt câu hỏi, tham gia vào những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lời; tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và nhóm thông qua các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.

d) Nội dung giáo dục

Chương trình bao gồm 6 chủ đề là gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.

So với chương trình hiện hành, chương trình Tự nhiên và xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Chẳng hạn như: không dạy các nội dung về đơn vị hành chính (làng, xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố) và các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,…. ở tỉnh/thành phố; giảm bớt một số nội dung kiến thức trong chủ đề Trái Đất và bầu trời; đưa vào một số nội dung mới như tìm hiểu về lễ hội, về di tích văn hóa lịch sử và cảnh đẹp ở địa phương; một số thiên tai thường gặp và cách phòng tránh; cách bảo vệ sự an toàn của bản thân, phòng tránh bị xâm hại,… .

e) Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục trong môn Tự nhiên và xã hội được quán triệt theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, cụ thể là: (i) Chú trọng khai thác những kiến thức, kinh nghiệm ban đầu của học sinh về cuộc sống xung quanh; (ii) Chú trọng phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; (iii) Hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách vận dụng các thông tin/bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học; (iv) Tăng cường tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá, liên hệ, vận dụng gắn với thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học sinh học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử thích hợp liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống; (v) Chú trọng thực hiện nội dung giáo dục thông qua các trò chơi, các hoạt động đóng vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tòi, điều tra đơn giản, từ đó, tăng kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tự tin trong việc phát biểu các ý tưởng, trình bày các sản phẩm học tập.

g) Đánh giá kết quả giáo dục

Để đánh giá được năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý không chỉ đánh giá việc hiểu biết kiến thức, mà cần quan tâm đến việc đánh giá các kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và xã hội.

Việc đánh giá sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Các hình thức đánh giá gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác.

Đánh giá tổng kết môn học được thực hiện sau khi học xong các chủ đề về xã hội (Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời) với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Tự nhiên và xã hội là những nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.

h) Một số thuận lợi và khó khăn, thách thức khi thực hiện chương trình

- Thuận lợi:

+ Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Tự nhiên và xã hội mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc (giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giảm những kiến thức khó, không phù hợp,…). Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là thuận lợi cơ bản để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.

+ Tự nhiên và xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh. Do đó, giáo viên có thể khai thác vốn sống của học sinh ở các mức độ khác nhau giúp các em tham gia vào bài học và từng bước áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống. Giáo viên có thể khai thác điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để tổ chức cho học sinh ở mọi vùng miền của đất nước được học tập thông qua chính cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

+ Chương trình môn Tự nhiên và xã hội là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình mở còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

- Khó khăn, thách thức: Chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận năng lực, có một số nội dung kiến thức mới nên có thể giáo viên sẽ gặp một số khó khăn ban đầu. Những khó khăn, thách thức này có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng và các đợt tập huấn thường xuyên và định kỳ.

>> Quay lại