Lpi la gi

LPI là gì và Chỉ số LPI mang đến những lợi ích công việc như thế nào? Tại sao chỉ số LPI lại có những ưu thế và tiềm năng cơ hội việc làm lớn đến như vậy?

Việc làm Logistic

1. Những thông tin cơ bản về “ LPI là gì ” bạn đã biết chưa?

Lpi la gi
Những thông tin cơ bản về “ LPI là gì ” bạn đã biết chưa?

Logistic Performance Index là tên tiếng anh của chỉ số LPI, đây là chỉ số năng lực quốc gia về ngành Logistics. Chỉ số LPI được ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo toàn cầu với tên gọi là “ Kết nối để cạnh tranh – ngành Logistic trong nền kinh tế toàn cầu ” dành cho những quốc gia muốn cải thiện, hiện đại hóa ngành Logistic về việc sửa đổi, áp dụng những chính sách quản lý biên giới, những quy định vận chuyển hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan.

2. Những tiêu chí đánh giá của chỉ số quốc tế LPI là gì?

Lpi la gi
Những tiêu chí đánh giá của chỉ số quốc tế LPI là gì?

Chỉ số năng lực Logistic LPI được đánh giá qua 6 tiêu chí quan trọng sau đây:

- Đầu tiên là về chất lượng cơ sở hạ tầng – infrastructure: đánh giá dựa trên những cơ sở hạ tầng có liên quan đến chất lượng thương mại vận tải như đường sắt, cảng, đường sá, công nghệ thông tin… Các kho bãi ICD, kho bãi trung chuyển,....

- Năng lực Logistics hay còn gọi là chất lượng dịch vụ logistics - Competence Logistics: được đánh giá trên những năng lực và chất lượng dịch vụ có liên quan như môi giới hải quan, các nhà điều hành vận tải.

- Chuyến hàng quốc tế - Shipments international: mức độ vận chuyển, khả năng thu xếp các chuyến hàng với những giá cả cạnh tranh.

- Khả năng tracking & Tracing các lô hàng.

- Đúng kế hoạch – timeliness: chính là thời gian thông quan và dịch vụ của các lô hàng. Đối với lô hàng cảng biển thì closing time được đặt ra bởi chủ lô hàng phải được đảm bảo đúng hạn, một vài trường hợp có thể làm đơn trì hoãn.

- Phương diện hải quan – Customs: độ hiệu quả của quá trình thông quan.

Các tiêu chí đánh giá dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh vực Logistics.

Việc làm Logistic tại Hồ Chí Minh

3. Mức độ phổ biến và những lợi ích khổng lồ của LPI là gì?

Lpi la gi
Mức độ phổ biến và những lợi ích khổng lồ của LPI là gì?

Theo thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam đang đứng thứu 45 trên toàn thế giới về chỉ số bình quân LPI. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 39/160 nước tham giá tiến trình khảo sát trung bình LPI và điều đáng ngạc nhiên là chỉ sau 2 năm từ 2016, Việt Nam đã vượt lên 25 bậc. Trong khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau 2 nước là Singapore và Thái Lan

Có được kết quả to lớn như vậy chính là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các Bộ, các ngành, địa phương và những doanh nghiệp sản xuất đã tìm mọi biện pháp giảm chi phí Logistic và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao về khả năng cạnh tranh để nhằm phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong điều kiện đất nước hội nhập nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

Xem thêm: Last mile là gì? Last mile quan trọng thế nào trong chuỗi cung ứng

Việc làm Logistic tại Hà Nội

4. Những hạn chế về ngành Logistics và chỉ số LPI là gì?

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về Logistics và đa số những quy mô dịch vụ ở Việt Nam thuộc mức vừa và nhỏ, dưới 10ha và thường phục vụ trong những khu vực công nghiệp, chưa được phát triển đến quy mô một ngành hay một vùng kinh tế. Chủ yếu trong số đó là những doanh nghiệp tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và thường là làm đại lý cho những nhà cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia trong từng hoạt động giao thương, vận tải này.

Lpi la gi
Những hạn chế về ngành Logistics và chỉ số LPI là gì?

Những trung tâm Logistic còn thiếu dịch vụ đặc thù để nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng sử dụng những dịch vụ đó. Hơn cả là về chi phí dịch vụ Logistics còn tương đối cao mà chất lượng dịch vụ lại không đáp ứng được như yêu cầu của khách hàng nên đây là những rào cản không nhỏ đối với sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics của nước ta hiện nay. Chi phí sử dụng vận chuyển hàng không thì không kể đến nhưng các chi phí kho bãi, nhân công vẫn chưa được đảm bảo chất lượng. Dịch vụ reverse logistics và mô hình cross docking mở ra với nhiều sự chuyển biến tích cực, tiện lợi. Chỉ số hoạt động LPI của nước ta còn thiếu hiệu quả so với những nước trong khu vực hay trên thế giới vì sự thiếu tin cậy trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với các quốc gia còn lại.

5. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chỉ số LPI là gì?

Để có thể đưa Việt Nam lên tầm cao quốc tế về chỉ số năng lực quốc gia về ngành Logistic thì không thể bỏ qua yếu tố nhân lực cho ngành này. Đội ngũ nguồn vốn nhân lực tốt sẽ đưa đến cho một cộng đồng kinh tế những thay đổi về mặt tích cực, nên để có được những vị trí thuận lợi chúng ta cần đầu tư cho quốc gia những nhân tài những ứng viên xuất sắc nhất về Logistics. Đặc biệt là những vị trí then chốt ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Logistics.

Lpi la gi
Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chỉ số LPI là gì?

5.1. Những nhân viên chủ chốt trong khâu vận hành kho

Với những nhân viên vận hành kho thì công việc chủ yếu sẽ là nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển đơn hàng hay xếp lịch các tuyến giao hàng một cách khoa học và tiết kiệm chi phí. Hay những công việc như quản lý hoạt động điều vận, hướng dẫn công tác kiểm tra số lượng cũng như chất lượng hàng hóa khi xuất cho đến khi đến tận tay khách hàng, phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải hay những đối tác kinh doanh để giải quyết những sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng của bên dịch vụ.

Để có được vị trí này đòi hỏi ứng viên có những chuyên môn cụ thể về chuyên ngành vận tải hay nghiệp vụ ngoại thương hoặc những kỹ năng cơ bản cần nắm được là khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, giám sát công việc chỉn chu, cẩn thận và tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học.

Tuyển nhân viên quản lý kho

5.2. Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực Logistics

Lpi la gi
Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực Logistics

Với công việc này bạn sẽ đảm nhiệm cung cấp thông tin cần thiết và thuyết phục cho khách hàng sử dụng những dịch vụ của công ty, biết cách lên chiến lược marketing để quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng, phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay người sử dụng. Kỹ năng cần có về công việc này chủ yếu cần có là kiến thức cơ bản về bán hàng hay đơn giản là những kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt.

Việc làm nhân viên kinh doanh Logistics

5.3. Nhân viên chứng từ của Logistics

Đảm nhận nhiệm vụ soạn thảo, sử lý các chứng từ xuất nhập khẩu về hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, những chứng từ về khai hải quan, chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng (CO CQ) hay các công băn tờ trình cho các bên liên quan. Đối với công việc này bạn cần có những kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, trình độ ngoại ngữ ở mức tốt vì có thể phải xử lý những loại giấy tờ có kèm theo văn bản chữ nước ngoài nên cần lưu ý vấn đề này.

Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu

5.4. Trở thành nhân viên cảng

Công việc sẽ bao gồm kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát những thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành, biết cách bố trí sắp xếp tàu ra vào sao cho hợp lý, điều động những nhân viên làm việc theo quy định, lập biên bản xử lý khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Để có thể trở thành những nhân viên cảng thì kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan là vô cùng cần thiết. Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cũng được xem là ưu thế lớn đối với nhân viên cảng.

Xem thêm: TOT là gì? Cách thức hoạt động của TOT trong lĩnh vực Logistics

5.5. Nhân viên thu mua tại dịch vụ Logistics

Lpi la gi
Nhân viên thu mua tại dịch vụ Logistics

Công việc cụ thể của nhân viên thu mua sẽ bao gồm lập kế hoạch hoặc lên danh sách ưu tiên cho những hoạt động thu mua, đánh giá kế hoạc đặt hàng và đưa ra những yêu cầu quản lý quá trình mua hàng, cung cấp những thông tin văn bản cần thiết cho các nhà cung cấp, theo dõi tình trạng đơn hàng và biết cách ứng phó kịp thời với các sự cố không mong muốn xảy ra. Đánh giá cập nhập những đơn hàng từ khi bắt đầu cho đên lúc kết thúc, đảm bảo những đơn hàng được tuân thủ theo như trong hợp đồng. Với khối lượng công việc khá áp lực trên thì nhân viên thu mua cũng cần có profile khá vững chắc mới có thể trụ được sức nặng của công việc này. Những kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường hay những kỹ năng quản lý tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường, kỹ năng đàm phán và giao tiếp hay duy trì các mối quan hệ.

Việc làm nhân viên thu mua

5.7. Nhân viên giao nhận – Forwarder

Đảm nhận công việc cụ thể về việc tiếp nhận và xử lý thông tin các đơn hàng, hỗ trợ tư vấn cho khách hàng để cùng nhau đưa ra những biện pháp tối ưu nhất, biết cách thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ cho việc vận chuyển, phối hợp những bộ phận liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và cuối cùng là theo dõi tiến độ giao hàng. Để làm được nhân viên giao nhận bạn cần có kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa và có những kỹ năng xử lý tình huống tốt, cẩn trọng, tỉ mỉ nhưng cần nhanh nhẹn để xử lý kịp thời và đặc biệt là có sức chịu đựng áp lực công việc tương đối lớn.

Tuyển nhân viên giao nhận

Lpi la gi
Nhân viên giao nhận – Forwarder

5.8. Nhân viên hải quan – Customs Clerk

Công việc cụ thể sẽ là kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo đúng pháp luật, kiểm tra và phân luồng hàng hóa, thực hiện những khai báo với hải quan thông qua phần mềm hay hướng dẫn nhân viện hiện trường làm thủ tục để thông qua hàng hóa. Công việc này cần có những kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, tài chính hải quan hay nghiệp vụ ngoại thương và kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt, khả năng quản lý sắp xếp thời gian công việc tỉ mỉ, chính xác.

Một vài trường đào tạo chuyên ngành Logistics uy tín mà những sĩ tử có thể điểm qua như:

Đại học Ngoại thương

Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Hàng hải Việt Nam

Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh

Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

CV

Để có thể xứng tầm với các quốc gia trên thế giới về chỉ số LPI, Việt Nam cần có sự nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể vươn cao vươn xa hơn nữa! Cần đầu tư chủ yếu vào những nguồn nhân lực thế hệ non trẻ của nước nhà để tạo nên bức tường vững chắc nhất cho hệ thống ngành Logistics.

Tìm việc làm

Bài viết trên của timviec365.vn đã đưa ra những thông tin cơ bản xoay quanh câu hỏi ngắn “ LPI là gì”, mong rằng với kiến thức trên bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản về Logistics nói riêng và LPI nói chung. Cảm ơn bạn đã ghé đọc bài viết và chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục