Luật luật sư và văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Luật sư đã được thi hành 5 năm. Tuy nhiên, thực tế cũng bộc lộ thời gian qua số lượng luật sư nước ta phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng của đội ngũ này còn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, một số quy định của Luật Luật sư còn chưa phù hợp với thực tế hoạt động luật sư. Do vậy, ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tư  đã nhất trí thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư tập trung sửa đổi các quy định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của luật sư, nhất là hoạt động tham gia tố tụng của luật sư liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nâng cao và phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư từ trung ương đến địa phương, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về luật sư.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013.

Để các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Tòa án, Viện kiểm sát và các đơn vị liên quan có được những tài liệu mới nhất  trong lĩnh vực này, Nhà xuất bản Lao Động cho biên tập & phát hành cuốn sách:

LUẬT LUẬT SƯ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH”.

Cuốn sách bao gồm những nội dung chính sau:

Phần thứ nhất. Luật luật sư và văn bản hướng dẫn thi hành

Phần thứ hai. Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp & chiến lược phát triển luật sư Việt Nam

Phần thứ ba. Quy chế quản lý & sử dụng thẻ luật sư

Phần thứ tư. Quy định về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Phần thứ năm. Quy định về chính sách dành cho luật sư & quản lý tài chính trong hoạt động hành nghề luật sư

Phần thứ sáu. Luật liên quan đến tố tụng

Phần thứ bảy. Quy định về xử lý kỷ luật và quy chế khen thưởng

Xin trân trọng giớii thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Trung Tâm Sách Pháp Luật Tài Chính. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cho tất cả các bạn đọc rất mong quy vị sẽ ủng hộ và đặt mua tài liệu phục vụ cho công tác của đơn vị mình.

Mọi chi tiết xin liên hệ ĐT: 0913.044.029 - 08.38908683 Fax: 08.37658209

Email: [email protected]

Trân trọng cảm ơn!

51_1626406070_63060f0fcb659456.docx

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư

____________

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài; giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư; thu hồi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; trưởng chi nhánh, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh và thông báo thành lập văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài; Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc; kiểm tra, chế độ báo cáo và một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, người đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Chương II
CÔNG NHẬN ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ Ở NƯỚC NGOÀI; GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐƯỢC MIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ VÀ MIỄN, GIẢM THỜI GIAN TẬP SỰ; THU HỒI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 3. Công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài

1. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thoả thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;

b) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

2. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

b) Bản sao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bản sao kết quả đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và được dịch ra tiếng Việt; bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 4. Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư hoặc được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:

1. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu.

2. Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.

3. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát hoặc Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

4. Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.

5. Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Điều 5. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư

1. Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

2. Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Đoàn Luật sư nơi

Số ký hiệu Thông tư 05/2021/TT-BTP
Ngày ban hành 24/06/2021
Ngày có hiệu lực 10/08/2021
Trích yếu Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
Lĩnh vực văn bản Tư pháp
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Loại văn bản Thông tư
Tập tin đính kèm
  • VanBanGoc_05.2021.TT.BTP.pdf


Click để xem ->> Luật luật sư


Văn bản hướng dẫn thi hành:


NgàyTên, số hiệu văn bảnNội dungGhi chú
14/10/2013Nghị định 123/2015/NĐ-CPQuy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật luật sư
3/03/2016Thông tư 04/2016/TT-BTPVề hoạt động thống kê ngành tư pháp
16/01/2015Thông tư 02/2015/TT-BTPMột số biểu mẫu, giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư
26/02/2007Nghị định 28/2007/NĐ-CPQuy định và hướng dẫn thi hành Luật luật sư
25/04/2007Thông tư 02/2007/TT-BTPQuy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật luật sư