Luyện tập sử dụng yếu to miêu tả trong văn bản thuyết minh học 247

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc file PDF Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 (tập 1) (tải xuống miễn phí), nhằm giúp các bạn tra cứu nhanh lý thuyết, kiến thức và nội dung chương trình SGK Ngữ Văn 9 (tập 1).

Mục lục Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 (tập 1):
Phong cách Hồ Chí Minh.
Các phương châm hội thoại.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Các phương châm hội thoại (tiếp theo).
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Các phương châm hội thoại (tiếp theo).
Xưng hô trong hội thoại.
Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh.
Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục).
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Sự phát triển của từ vựng.
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).
Hoàng Lê nhất thông chí – Hồi thứ mười bốn (trích).
Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo).
Trả bài tập làm văn số 1.
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều).
Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều).
Thuật ngữ.
Miêu tả trong văn bản tự sự.
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều).
Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) (Tự học có hướng dẫn).
Trau dồi vốn từ.
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự.
Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều).
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên).
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên).
Chương trình địa phương (phần Văn).
Tổng kết về từ vựng.
Trả bài tập làm văn số 2.
Đồng chí.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Kiểm tra về truyện trung đại.
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo).
Nghị luận trong văn bản tự sự.
Đoàn thuyền đánh cá.
Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn).
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo).
Tập làm thơ tám chữ.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Anh trăng.
Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp).
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Làng (trích).
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Lặng lẽ Sa Pa (trích).
Ôn tập phần Tiếng Việt.
Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự.
Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Chiếc lược ngà (trích).
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.
Kiểm tra phần Tiếng Việt.
Ôn tập phần Tập làm văn.
Cố hương.
Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo).
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu).
Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.
Trả bài tập làm văn số 3.
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI.
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH.
Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH.
Biên tập lần đầu: KIM CHUNG – NGỌC KHANH – HIỀN TRANG.
Biên tập tái bản: NGUYỄN THỊ KIM HẰNG.
Biên tập kĩ thuật và trình bày: TRẦN THANH HẰNG – ĐINH XUÂN DUNG.
Trình bày bìa và minh hoạ: TRẦN TIỂU LÂM.
Sửa bản in: NGUYỄN TRÍ SƠN.
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI.

[ads]

TẢI XUỐNG PDF

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  • Sách giáo khoa Giáo dục Công dân 9
  • Sách giáo khoa Vật lí 9
  • Sách giáo khoa Địa lí 9
  • Sách giáo khoa Hóa học 9
  • Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 (tập 2)
  • Sách giáo khoa Toán 9 (tập 1)
  • Sách giáo khoa Toán 9 (tập 2)
  • Sách giáo khoa Sinh học 9
  • Sách giáo khoa Lịch sử 9
  • Sách giáo khoa Tiếng Anh 9

Sau khi tìm hiểu về các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ở bài trước, các bạn học sinh sẽ cần luyện tập để trau dồi khả năng áp dụng vào phần tập làm văn. Trong bài viết sau, cùng HOCMAI soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để nắm chắc hơn về kỹ năng áp dụng vào bài văn nhé!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Khi con tu hú

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

Soạn bài Quê hương

 

I. Hướng dẫn đề bài: “Con trâu ở làng quê Việt Nam”

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 28)

Giải thích đề bài? Cần trình bày vấn đề gì trong bài làm?

Hướng dẫn chuẩn bị

– Xác định thể loại văn bản: thuyết minh

– Đối tượng chính: con trâu

– Phạm vi: làng quê Việt Nam

– Yêu cầu cần có trong bài: nêu vị trí, vai trò, lợi ích mà con trâu mang lại trong đời sống người nông dân nơi đồng quê Việt Nam

– Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh và các yếu tố miêu tả trong bài văn

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 28)

Xác định những yếu tố đã cho (trong phần in nghiêng SGK trang 28) có thể sử dụng cho bài văn thuyết minh của mình

Hướng dẫn chuẩn bị

a, Mở bài

– Giới thiệu khái quát vai trò và tầm quan trọng của con trâu đối với người nông dân Việt Nam nói chung

b, Thân bài

– Nguồn gốc của loài trâu:

  • Tên khoa học là Bubalus
  • Nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hóa
  • Thuộc nhóm trâu đầm lầy

– Đặc trưng của loài trâu:

  • Hình dáng: lông xám đen, thân hình thấp, ngắn, vạm vỡ, mông dốc, bầu vú nhỏ và sừng hình lưỡi liềm, đuôi dài phe phẩy
  • Sau 3 năm trâu có thể đẻ được lứa đầu, một con trâu cái có thể đẻ từ 5 – 6 con nghé trong suốt vòng đời

– Lợi ích mà loài trâu mang lại cho đời sống vật chất của con người: 

  • Có khả năng kéo cày với lực kéo trung bình lên đến 0,36 – 0,40 mã lực
  • Cho thịt: tỷ lệ xẻ thịt ở trâu cái là 425, trâu thiến là 45% và trâu đực là 48%
  • Cho sữa: khoảng 400 – 500kg trong một chu kỳ vắt sữa

– Lợi ích mà loài trâu mang lại cho đời sống tinh thần của con người: 

  • Là người bạn của những người nông dân
  • Là hình ảnh không thể thiếu trong tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn
  • Là biểu tượng cho lối sống kiên trì, nhẫn nại
  • Là nhân vật chính của lễ hội chọi trâu truyền thống tại Đồ Sơn (Hải Phòng)
  • Được lựa chọn là linh vật của Seagame 22 Đông Nam Á diễn ra tại Việt Nam

c, Kết bài

– Khẳng định và nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của con trâu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng quê Việt Nam

– Liên hệ cảm xúc của bản thân với hình ảnh con trâu

II. Hướng dẫn phần luyện tập trên lớp

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 29)

Vận dụng yếu tố miêu tả để giới thiệu các ý sau:

– Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng

– Hình ảnh con trong nơi làng quê Việt Nam

– Hình ảnh con trâu trong một số lễ hội

– Con trâu gắn với hình ảnh tuổi thơ

Hướng dẫn giải

– Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: là người bạn thân thiết ngàn đời với người nông dân Việt Nam. Con trâu giúp người nông dân kéo cày (“Con trâu đi trước, cái cày theo sau”). Trên đồng ruộng, hình ảnh con trâu luôn gắn liền với cái cày, bốn chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,… Với người nông dân, “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là tài sản quý giá của bất kỳ gia đình làm nông nào

– Hình ảnh con trâu nơi làng quê Việt Nam: sau một ngày vất vả cày cấy, cứ mỗi chiều xuống lại thấy hình ảnh những con trâu đủng đỉnh đi về dọc theo đường làng với dáng đi khoan thai, chậm rãi; vào mùa vụ, trâu không cày cấp mà nằm cạnh đống rơm, chậm rãi nhai rơm, nhai cỏ,… Đó là bức tranh sinh động về sự yên bình của làng quê Việt Nam.

– Một số lễ hội dùng trâu: lễ hội đâm trâu (Tây Nguyên), lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng)

– Con trâu gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ vùng nông thôn:

  • Những cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường gợi lên cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
  • Những trò chơi của trẻ con khi chăn trâu đó là: bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 29)

Viết bài văn thuyết minh, đồng thời vận dụng yếu tố miêu tả với một trong các ý có trong câu hỏi 1.

Hướng dẫn tham khảo

“Dù ai buôn bán nơi đâu

Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm bề

Mùng mười tháng tám thì về chọi trâu”

Việt Nam ta nối tiếng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Truyền thống canh tác ấy không chỉ thấm nhuần vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn là tiền đề hình thành lên nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Một trong số đó không thể không nhắc đến lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội được tổ chức vào mùng mười tháng tám hàng năm. Để tham gia lễ hội chọi trâu này, mỗi làng sẽ phải chọn ra một con trâu to nhất, khỏe nhất, đẹp nhất. Thông thường, trâu chọi sẽ có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi, thân hình vạm vỡ, là trâu giống đực, không nhiễm bệnh, mắt và sừng đều phải có màu đen. Những chiếc sừng của trâu chọi phải đảm bảo cong như hình vòng cung, được vuốt nhọn. Khi cuộc thi đấu bắt đầu, trong tiếng trống giục giã cùng năng lượng cuồng nhiệt từ cổ động viên, hai con trâu theo lệnh sẽ lao vào đấu với nhau. Con trâu nào khỏe hơn, húc ngã được đối phương hoặc làm cho bên kia phải chạy trốn thì sẽ giành chiến thắng. Có thể nói, lễ hội chọi trâu không chỉ là nét văn hóa đặc trưng ở nền văn minh lúa nước mà nó còn là dịp để tôn vinh sức mạnh và tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Cùng với đó là mang đến cho người dân những trải nghiệm văn hóa độc đáo, khó quên.

Trên đây là soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh đã được HOCMAI tổng hợp. Ngoài ra còn có phần hướng dẫn giải khác mà các bạn có thể tìm trong tài liệu Soạn văn 9. Hy vọng với những nội dung trọng tâm trên, các bạn học sinh đã có thêm tài liệu để tham khảo trong quá trình tự học ở nhà. Chúc các bạn học thật tốt!