Luyện tập viết đoạn thuyet51 minh

Để củng cố thêm kiến thức về văn bản thuyết minh, giúp các em viết được đoạn văn thuyết minh hay và ý nghĩa. Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Chúc các em có thêm một bài giảng bổ ích.

ADSENSE

YOMEDIA

 

Tóm tắt bài

1.1. Đoạn văn thuyết minh

Câu 1: Hãy nhắc lại:

a) Thế nào là một đoạn văn ?

  • Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu dưới đây

  • Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất
  • Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó
  • Diễn đạt chính xác, trong sáng
  • Gợi cảm, hùng hồn
    • Gợi ý: Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu: cả 4 yêu cầu trên

Câu 2: Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau như thế

  • Giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và khác nhau
    • Giống nhau: đều đảm bảo cấu trú thường gặp của một đoạn văn.
    • Khác nhau:
      • Đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự
      • Đoạn văn thuyết minh nặng về tư duy khoa học.
      • Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.
      • Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...
  • Có sự giống nhau và khác nhau như thế là vì: chúng đều là một phần của văn bản, chịu trách nhiệm đưa ra một nội dung tương đối hoàn chỉnh. Còn khác nhau là do mục đích, chức năng của hai loại văn bản trên.

Câu 3: Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh không? Vì sao?

  • Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính:
    • Mở đoạn
    • Phát triển đoạn
    • Kết đoạn
  • Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn.

1.2. Viết đoạn văn thuyết minh

Giả sử phải viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt, anh (chị) hãy:

  • Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết
  • Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn

Gợi ý:

  • Phác họa dàn ý đại cương (một tác phẩm văn học)
    • Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).
    • Thân bài:
      • Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
      • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
      • Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
      • Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
    • Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm)
  • Diễn đạt thành đoạn văn
    • Gợi ý: Dưới đây là đoạn văn gợi ý của một học sinh đã viết

Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yến đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng". Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,... điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”.

Lý thuyết Ngữ văn 10: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh vừa được VnDoc sưu tầm và tổng xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

A. Kiến thức bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

1. Đoạn văn thuyết minh

- Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, lớn hơn câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.

- Một đoạn văn cần đạt các yêu cầu:

+ Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề thống nhất và duy nhất.

+ Diễn đạt chính xác ,trong sáng

- Cấu trúc thông thường của một đoạn văn thuyết minh:

+ Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đối tượng (đặc điểm) cần thuyết minh.

+ Các câu tiếp theo: Thuyết minh cụ thể về đối tượng (đặc điểm)

+ Câu kết đoạn:Khẳng định, kết ý của cả đoạn.

2. Viết đoạn văn thuyết minh

a. Ví dụ: Viết một đoạn văn thuyết minh về tác hại của ma túy

- Xác định đối tượng thuyết minh: Tác hại của ma túy

- Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết:

+ Ma túy là gì

+ Thực trạng sử dụng ma túy hiện nay

+ Nguyên nhân dẫn đến việc con người sa vào tệ nạn ma túy

+ Tác hại của ma túy với con người

+ Biện pháp để phòng tránh

- Chọn 1 ý để viết thành đoạn văn: Tác hại của ma túy với con người

- Viết đoạn văn:

Ma túy có rất nhiều loại và mỗi loại lại gây những tác động tiêu cực khác nhau tới người sử dụng. Nào là ma túy cần sa, thuốc phiện, heroin, ma túy đá. Mỗi loại có tác hại khác nhau nhưng tựu chung lại chúng đều gây nghiện, gây ảo giác cho con người. Chúng ta có thể thấy rất rõ những người nghiện ma túy thường có những dấu hiệu bất thường so với người khác như không làm chủ được hành vi của mình, đầu óc không tỉnh táo. Người bị nghiện ma túy sẽ làm mọi cách để có thuốc sử dụng, cho nên sử dụng ma túy có thể kéo theo nhiều tệ nạn khác như ăn cắp, ăn trộm, đánh nhau, giết người…làm đạo đức xã hội suy đồi. Ma túy không chỉ có hại cho chính bản thân người bệnh mà còn có ảnh hưởng lớn đến gia đình và toàn xã hội, chính vì thế chúng ta cần phải tránh xa tệ nạn này.

- Sửa những lỗi sai (nếu có)

b. Cách viết đoạn văn thuyết minh:

* Chuẩn bị: Trả lời các câu hỏi:

- Viết đoạn văn nào? Đoạn văn đó nằm ở vị trí nào trong bài?

- Câu chuyển đoạn viết thế nào để liên kết ý với đoạn văn trước?

- Sắp xếp các ý như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ, mạch lạc cho đoạn văn?

- Sử dụng những phương pháp thuyết minh nào và diễn đạt như thế nào để đoạn văn thuyết minh vừa chuẩn xác, vừa hấp dẫn?

* Viết và sửa chữa:

Viết nháp, kiểm tra:

- Chủ đề có nhất quán không?

- Sử dụng phương pháp thuyết minh có phù hợp không?

- Các câu trong đoạn có rõ nghĩa, có liên kết với nhau không?

- Sửa lỗi nếu có

B. Luyện tập bài viết đoạn văn thuyết minh

1. Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước Việt Nam.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân

2. Hãy viết một đoạn văn thuyết minh về lợi ích của cây lúa

Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra được các loại bánh như bánh chưng, bánh giày, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở... Một món ăn rất ngon, một thức quà đặc biệt làm từ lúa non, đó là cốm. Những hạt cốm xanh non, thơm mùi lúa là thức quà thanh nhã. Cây lúa khi đã lấy hết những hạt thóc, còn lại thân và lá, người ta đem phơi khô làm thành rơm, rạ. Rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất đốt, để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm, người ta cũng có thể trồng nấm rơm hay để làm chổi; đan, tết lại để làm mũ. Trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, người dân thường rất quý chiếc mũ rơm, vừa che nắng, che mưa, lại có thể dùng để ngụy trang, tránh được bom đạn. Vỏ trấu có thể dùng làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Cây lúa có rất nhiều công dụng, từ thân đến lá, thóc, gạo đều có thể sử dụng

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 10: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp nội dung lý thuyết luyện tập về viết đoạn văn thuyết minh, kèm theo đó là những bài luyện tập về viết đoạn văn thuyết minh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, Văn mẫu lớp 10, soạn bài lớp 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc.com. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.