Ly thân nghĩa là gì

Ly thân là gì?

Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng theo đó hai người không còn chung sống, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly dị.

Mục đích của ly thân là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối lỗi, khắc phục lỗi lầm, tha thứ cho nhau… để sau đó vợ chồng lại đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để tiến hành ly hôn mà là cơ hội để tái gắn kết quan hệ vợ chồng.

Ly thân có được pháp luật chấp thuận không?

– Về vấn đề ly thân thì trong pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành nói riêng thì không có những quy định, chế định cụ thể rõ ràng về khái niệm ly thân là gì hay hệ quả của việc ly thân, v.v …

Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình hay những văn bản pháp luật liên quan khác tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định nào có nội dung là cấm việc ly thân.

– Mà theo tinh thần Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  thì mỗi người dân có quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm.

Nên tóm lại là nhà nước cũng như pháp luật không khuyến khích ly thân mà cũng không cấm việc ly thân giữa các cặp vợ chồng.

Thủ tục ly thân được thể hiện như thế nào ?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….

Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.

Đôi khi việc ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.

Dù ly thân trong khoảng thời gian bao lâu đi chăng nữa thì xét về mặt pháp luật, hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý nên phát sinh quyền và nghĩa vụ với vợ chồng. Đây đơn thuần là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Vì lẽ đó, khi muốn ly thân hai vợ chồng sẽ tự thương lượng thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và con chung phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với người thân và con cái, đặc biệt là vấn đề cấp dưỡng.Ngoài ra không cần làm thủ bất kì thủ tục nào khác.

 Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau ?

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung, con cái cũng chia nhau nuôi… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau:

Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Điểm khác nhau:

Về mặt nhân thân: Ly thân không được pháp luật quy định, không được tòa án chấp thuận khi giải quyết đơn ky thân Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…

Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về về vấn đề ly thân. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn tư vấn về hôn nhân gia đình, ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản chung, con chung khi ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email:

Trân trọng!

Cùng với khái niệm ly hôn là gì thì “ly thân” cũng là một trong những thực trạng khá phổ biến trong xã hội ngày nay.Khái niệm ly thân là gì? Giữa ly thân và ly hôn có gì khác nhau không? Ly thân đã được xem là chấm dứt cuộc sống hôn nhân chưa? Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi sống ly thân ra sao? Toàn bộ những câu hỏi này sẽ được Luật sư chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Ly thân nghĩa là gì

 Khái niệm ly thân là gì?

Theo Luật hôn nhân – gia đình thì đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về ly thân. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, việc ly thân giữa hai vợ chồng đó là cả hai không còn muốn sống chung với nhau nữa. Hoặc sống chung nhưng lại không có quan hệ vợ chồng, nghĩa là không sinh hoạt chung, không có quan hệ tình dục,…

Mục đích của việc ly thân này có thể là để cả hai cùng có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ nhằm hạn chế đưa ra những quyết định nóng vội gây hối hận về sau. Nhưng cũng có những trường hợp cả hai muốn tạo sự ràng buộc cho đối phương để đối phương cảm thấy ăn năn, hối hận. Hoặc cũng có thể đối phương lợi dụng việc không sống chung để có thể tiến hành ly hôn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ly thân đã được xem là chấm dứt mối quan hệ hôn nhân chưa?

Do không có một khái niệm cụ thể nào lý giải cụ thể về ly thân, vì thế hậu quả pháp lý của việc ly thân về bản chất nó hoàn toàn khác so với hậu quả pháp lý của ly hôn. Và bản chất đó được thể hiện ở chỗ ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giống như ly hôn mà chỉ đơn giản là chấm dứt quan hệ sống chung.

Như vậy, dù cho hai bạn không sống chung với nhau trong một khoản thời gian nào đó thì xét về mặt pháp luật hai bạn vẫn còn trên danh nghĩa vợ chồng và được pháp luật thừa nhận. Cũng bởi ly thân không được quy định trong luật hôn nhân gia đình nênthời gian ly thân bao lâu thì được ly hôn nó cũng hoàn toàn không thể xác định. Tuy nhiên, nó có thể được xem là cơ sở cho thấy cả hai có những mâu thuẫn kéo dài và không thể tiếp tục chung sống cùng nhau. 

 Sự giống khác nhau giữa ly thân và ly hôn

- Cả hai trường hợp ly thân và ly hôn đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình làm cho cuộc sống rơi vào ngõ cụt, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng. Điều đó dẫn đến sự chán nản không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như ban đầu.

Khác nhau

- Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng mà chỉ là 2 bên không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần. Và nghiêm trọng hơn ly thân đó là ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng và được pháp luật thừa nhận.

- Về mặt thủ tục: Nếu như ly hôn được pháp luật thừa nhận và có quy định rõ ràng về cácthủ tục ly hôn thì ngược lại ly thân sẽ do các bên tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi sống ly thân

Trong thời gian hai vợ chồng không sống chung với nhau, về mặt pháp lý thì mọiquyền lợi khi ly thân và nghĩa vụ của các bên liên quan đến vấn đề tài sản, con chung vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mà vợ chồng có nhu cầu chia tài sản hay quyền nuôi con thì có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Còn nếu 2 vợ chồng không thể tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tóa án giải quyết.

Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn hôn nhân miễn phí

Qúy khách có thể vào trang Web: dhlaw.com.vn của chúng tôi để xem qua toàn bộ nội dung bài viết mà mình đang có nhu cầu nha.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn chung chung về ly thân. Nếu xem qua nội dung bài viết này mà bạn vẫn còn điều gì thắc mắc thì cứ liên hệ với công ty Luật DHLaw chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

Công ty Luật DHLaw với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vựctư vấn hôn nhân – gia đình sẽ nhanh chóng giúp bạn đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất. Vì vậy, mọi chi tiết để được tư vấn bạn vui lòng liên hệ qua thông tin sau để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nha bạn.

- Qua hotline:0909 854 850 hoặc0979 006 722.

- Trực tiếp đến công ty: Số 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.

- Qua địa chỉ Email: