LyLy nặng bao nhiêu kg?

Giống cây hoa Lyly được nhập nội. Một số giống trồng phổ biến hiện nay là giống Lyly trắng, hồng đậm, hồng nhạt, vàng có mùi thơm và không thơm (hiện nay giống thơm được trồng phổ biến) kích thước hoa lớn, số tai trên cành nhiều.

Giống Lyly chủ yếu là nhập nội, sau khi thu hoạch hoa, thu củ giống để lại chỉ sử dụng làm giống 1 – 2 lần.

Thổ nhưỡng: Hoa Lyly có thể phát triển trên hầu hết các loại đất. Tuy nhiên việc quan trọng là phải đảm bảo chất lượng đất trồng để đạt kết quả tốt, nhất là lớp đất trên cùng. Đất cát pha sét, giữ nước tốt và không bị ngập úng. Đất nhiều mùn hay đất sét thì không thích hợp với hoa lyly. Đất cần tơi xốp để hệ thống rễ phát triển tốt. Có thể tăng độ xốp của đất bằng cách sử dụng rơm, vỏ trấu, phân xanh….Độ pH ổn định cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của rễ. Nếu pH quá thấp cây sẽ hấp thu quá nhiều các chất Mangan, Nhôm và Sắt dẫn đến ngộ độc, nếu pH quá cao sẽ làm cho cây thiếu chất Phốt Phát. pH thích hợp nhất là 6 - 7. Để tăng độ pH có thể bón thêm các loại vôi hoạt tính hoặc các hợp chất có chứa Mangan vôi lên đất trước khi trồng một tuần.

Nhiệt độ: Hoa Lyly thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 18-250C.

Độ ẩm: Lyly yêu cầu độ ẩm tương đối, độ ẩm thích hợp cho cây phát triển là 70 - 85%.

Ánh sáng: Hoa Lyly ưa sáng nhưng yêu cầu về cường độ chiếu sáng không quá cao.

a. Làm đất: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại, đất được rải vôi cày xới trước khi trồng cây ít nhất 15 ngày. Đất được bừa mịn kết hợp bón lót phân chuồng, lân, phân vi sinh. Lên luống rộng 1,3m cả rò rãnh.

b. Chọn giống: Củ giống được mua tại các cơ sở giống có uy tín, chọn củ đồng đều, to mập, không sâu bệnh, không trầy xước, chu vi củ từ 14cm trở lên.
c. Xử lý củ và giá thể trồng:

- Xử lý củ: Trước khi trồng ngâm củ vào dung dịch VibenC 1% trong 20 phút.
- Xử lý đất (trường hợp trồng trong chậu): Chọn đất mới, kiểm tra độ chua của đất để điều chỉnh cho phù hợp (pH thích hợp là: 6,5 – 7). Dùng thuốc có hoạt chất Ethoprophos (Nokaph) để xử lý đất trước khi trồng.

- Khối lượng giá thể cần sử dụng cho 400 chậu: 3,5m3 gồm: Đất: 1m3, Hỗn hợp xơ dừa, tro trấu: 1.25m3, Hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, super lân: 1.25m3

- Chọn chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy đục lỗ để nước thoát dễ dàng, đường kính lỗ đáy không quá 3cm. Mỗi chậu trồng từ 3 – 5 củ.

- Đất trồng phải đủ độ ẩm, không quá khô.

- Trồng trong điều kiện trời mát, lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

- Trồng củ sâu 12 – 15cm, lấp đất kín củ chỉ để hở chồi củ sau khi trồng.
- Trồng xong tưới nước đều.

Khoảng cách trồng 12 – 15cm, rạch hàng sâu 12 -15 cm, đặt phần rễ củ tiếp xúc với đất, đặt củ ngay ngắn sau đó lấp đất kín củ chỉ để hở chồi củ, phủ lớp rơm hoặc cỏ khô lên trên để giữ ẩm. Sau khi trồng tưới nước đủ ẩm, trong thời gian đầu cần tưới nước thường xuyên ngày 1 – 2 lần, tùy thuộc vào độ ẩm của đất.

Điều chỉnh nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng cao thì cần có sự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho cây bằng cách che nắng, tưới phun sương. Trong nhà kính nếu có điều kiện thì lắp hệ thống quạt để điều chỉnh nhiệt độ, quạt hơi lạnh vào nhà kính, tưới phun nước để hạ nhiệt.

Hoa Lyly là loại cây có rễ ăn nông, tuy nhiên cần xả nước chống ngập úng ở độ sâu ít nhất 40 cm. Mặt khác hoa Lyly có độ nhạy cảm với nồng độ muối cao. Do đó nếu có nồng độ muối trong đất cao sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của chồi và ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây trong giai đoạn cây con mới trồng.

Nồng độ muối của đất trồng chịu tác động bởi 3 yếu tố:

- Tỷ lệ muối có trong phân bón..

- Tỷ lệ muối có trong nước tưới.

- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng bón cho cây trồng trước đó.

Vì vậy khi trồng hoa Lyly cần phải khảo sát đầy đủ các thông số về độ pH, tỷ lệ muối, hàm lượng Clo và các chất dinh dưỡng trong đất. Khi sử dụng phân hữu cơ đảm bảo lượng muối trong phân không quá cao, phân chuồng phải được ủ hoai mục, đúng kỹ thuật. Không nên sử dụng lượng lớn phân vô cơ trong cùng một thời gian ngắn. Sử dụng các hợp chất Photphat hoặc Kali Hydroxit cũng thích hợp trong hình thức bón trực tiếp khi đất thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không thể lạm dụng các loại phân này trong suốt thời gian canh tác có thể tạo cho hoa Lyly bị tổn thương. Lượng phân nguyên chất bón cho hoa Lyly tính cho 1.000 m2 như sau:

- Phân chuồng, phân xanh hoai mục: 8m3.

Ghi chú: Tuỳ vào hàm lượng NPK trong loại phân sử dụng mà tính lượng phân cần bón cho hoa Lyly.

Rải vôi đều trước khi làm đất ít nhất 2 tuần, sau đó bón lót tòan bộ phân chuồng, lân (dùng Phốt phát Calcuim tốt nhất), phân vi sinh.

+ Lần 1: 15 ngày sau trồng bón 1/3 Urê + 1/4 kali.

+ Lần 2: 35 ngày sau trồng, tiến hành xới xáo, làm cỏ và bón 1/3 Urê + 1/4 kali

+ Lần 3: Khoảng 55 ngày sau trồng. Bón 1/3 Urê + 1/4 kali và bổ sung MgSO42. Sau khi bón phân tiến hành vun đất vào gốc cao 3-5 cm. Tưới nước đẫm. 10kg/1000m

Trước khi thu hoạch 20 ngày bón hết lượng Kali còn lại.

Ngoài chế độ phân bón được sử dụng như trên, kết hợp phun thêm phân bón lá, định kỳ 10 ngày phun 1 lần. Phun các loại phân như Atonik, KNO3, phân vi lượng có chứa Ca, Mg, Mn…

g. Tưới nước: Lượng nước tưới tuỳ theo thời tiết, cấu trúc đất và giai đoạn sinh trưởng của cây, đất luôn đảm bảo đủ độ ẩm, không để quá khô, nhưng cũng không quá ẩm ướt dễ phát sinh sâu bệnh hại. Trường hợp trồng ngoài trời nếu mưa lớn cần thoát nước tránh cây bị ngập úng.

h. Sâu, bệnh và cách phòng trừ:

+ Sâu xanh, sâu đất: Cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thực hiện luân canh cây trồng, bón phân cân đối NPK, xử lý đất bằng thuốc trước khi trồng, áp dụng tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Phòng trừ: Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Malathion, Methomyl (Abatimec 1,8EC, Tập kỳ 1,8EC, Malate 73EC, Lannate 40SP) để phun trừ sâu.

+ Rầy, Rệp bông, Bọ nhảy: Các tán lá thấp thường bị rầy, các loại côn trùng phá hoại, làm cho lá bị cong, méo mó. Còn rầy Aphids chỉ sống trên những lá non, bám dưới kẽ các gân lá. Các búp non cũng là đối tượng tấn công của loại rầy này, rầy chích hút làm lá, búp xuất hiện các đốm màu xanh khác thường, hoa có thể bị méo mó, màu sắc không đặc trưng của giống.

Nguyên nhân: Rầy Aphids là thủ phạm gây ra các hư hại này. Rầy chích hút lá non, nụ hoa làm cho cây hoa xấu mất đi vẻ đẹp của hoa.

- Kiểm tra vệ sinh cỏ dại quanh ruộng thường xuyên. Cắt bỏ lá, thân bị hại, tiêu huỷ sạch.

- Phun thuốc phòng trừ nếu thấy có triệu chứng bị rầy Aphids tấn công. Có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Methidathion, Acephate (Tập kỳ 1,8EC, Supracide 40EC, Monster 40EC, 75WP) để phun.

+ Nhện: Nhện chích hút tế bào thực vật làm cho lá bị biến màu, méo mó, nụ hoa rụng, hoa nở không đều….

Phòng trừ: Xử lý củ trước khi trồng, dùng thuốc tưới vào đất hoặc phun phòng bằng các loại thuốc trừ nhện có hoạt chất: Acrinathrin, Pyridaben, Retenone (Rufast 3EC, Alfamite 15EC, Rotecide 2DD).

Thực hiện tốt các biện pháp canh tác từ khâu vệ sinh đồng ruộng, đến khi thu hoạch. Chọn củ giống không bị bệnh, không bị trầy xước, nên xử lý củ trước khi trồng.

Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia gây ra. Loại nấm này tồn tại và tấn công cây trồng từ đất. Nhiệt độ lý tưởng cho chúng hoạt động là khoảng 150C. Loại nấm này có thể ảnh hưởng đến một số loại cây trồng khác do chúng có thể sống và di chuyển trong đất.

Phòng trừ: Vệ sinh, khử trùng những khu đất nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Tránh không để đất bị lây bệnh từ các vườn bị nhiễm bệnh.

- Kiểm tra tác nhân gây bệnh Rhizoctonia trên bề mặt đất trồng với độ sâu tối thiểu khoảng 20cm, dùng thuốc hoá học phòng trừ tác nhân gây bệnh.

- Tạo điều kiện cho cây mọc mầm tốt, phát triển nhanh bằng cách tưới cho đất đủ độ ẩm, chọn củ giống có hệ thống rễ tốt, bón phân cân đối.

- Dùng các hoạt chất sau để phòng trừ bệnh như: Validamycin A, Hexaconazole, Iprodione, Pencycuron, Thiophanate – Methyl, Carbendazim (Validacin 3L hoặc 5L, Anvil, Rovral, Monceren 25WP, Topsin- M50 WP, Carbenzim 500 FL).

+ Bệnh Penicilium: Trong quá trình lưu kho, có thể xuất hiện các đốm bệnh ở củ. Đầu tiên có vẩy màu trắng, sau đó là màu xanh thẫm có thể nhìn thấy được. Sau khi bị nhiễm bệnh, vết hư từ từ hiện dần ngay cả khi ở nhiệt độ thấp (-20C), bệnh làm củ không thể phát triển thành cây khoẻ mạnh bình thường được.

Tuy nhiên các củ bị nhiễm bệnh nhẹ vẫn có thể trồng được, cây vẫn có thể tăng trưởng, bệnh không chuyển qua chồi non.

Phòng trừ: Phòng bệnh bằng cách giữ củ giống trong kho ở nhiệt độ thấp: từ -1,5 đến -20C.

- Chọn những củ không bị bệnh để trồng, củ bị bệnh nhẹ có thể trồng nhưng phải trồng riêng để chăm sóc và cách ly. Những củ bị bệnh nặng không nên trồng.

- Trước và sau khi trồng nên đảm bảo đất có độ ẩm thích hợp, kết cấu tơi xốp.

Cây trồng bị nhiễm bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây, lá cây có màu xanh nhạt. Thân và củ cây phần dưới đất xuất hiện những đốm nâu trên lớp vỏ bên ngoài, các đốm này lớn dần và làm hư củ, củ có thể bị thối. Cây bị bệnh Fusarium làm các lá bị ngắn và vàng sau đó chuyển sang màu nâu và gãy. Phần gốc dưới đất từ màu cam chuyển sang màu nâu sậm sau đó lan ra khắp thân cây.

Nguyên Nhân: Do hai loại nấm Fusarium và Cylindrocarpon gây ra. Loại nấm này tác động và gây hại phần dưới đất của cây gây tổn thương và thối củ. Sau khi bị nấm tấn công cây trồng mất khả năng đề kháng do đó rất dễ nhiễm các loại bệnh khác.

Phòng trừ: Xử lý đất trồng kỹ, không nên cho xuống giống nếu nghi ngờ đất đã bị nhiễm bệnh.Các củ bị nhiễm nhẹ nên trồng càng sớm càng tốt trên đất có nhiệt độ thấp.

Triệu chứng: Lá có màu nâu đậm khoảng 1-2mm có thể nhìn thấy được. Các điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh trên phạm vi rộng với những đốm nhỏ trên cả hai mặt của phiến lá. Chồi non có thể sẽ bị ảnh hưởng vì nhiễm bệnh lan rộng. Cây nhiễm bệnh làm lá non héo trước. Búp hoa nhiễm bệnh sẽ bị hư hoặc méo mó khi nở. Khi hoa nở rộ màu sắc sẽ nhạt hơn, ẩm ướt và có nhiều đốm tròn trên cánh hoa.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại, giữ cho thân cây được khô ráo.

- Tưới nước vào buổi sáng, bón phân cân đối.

- Nếu cây bị nhiễm bệnh, trong thời gian đầu lá sẽ bị cuốn. Có thể tưới Benomyl (5gam Benlate 50% / 100 m2).

+ Hiện tượng Hoa bị rụng nụ: Hiện tượng rụng búp hoa thường xảy ra khi búp hoa đạt từ 1 đến 2cm. Các búp chuyển sang màu xanh nhạt, cuống hoa bị cong và gãy. Các búp hoa có thể khô dần sau đó mới rụng

Nguyên nhân: Búp hoa bị rụng có thể do cây bị thiếu ánh sáng. Các nhụy hoa sản sinh ra Ethylene, đó là nguyên nhân làm cho búp hoa bị hư.

Phòng trừ: Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác.

- Giữ cho đất không bị khô. Đảm bảo rễ được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

+ Héo rũ (Pseudomonas solana cerum.): Đây là bệnh do vi khuẩn, cây chết rũ sau thời gian trồng 2 tháng. Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Thiophanate – Methyl, Iprodione, Fosetyl Aluminium, Kasugamycin, ValidamycinA (Topsin M70, Rovral, Allitte 80WP, Kasumin 2L, Validacin 3L hoặc 5L).

+ Đốm mắt cua (Cerospora sp.) Bệnh xuất hiện nhiều ở cả phần thân và lá, gây ra những vết bệnh hình tròn nhỏ có màu nâu sau chuyển sang màu đen với số lượng vết đốm ngày càng nhiều. Phun thuốc có hoạt chất như: Mancozeb, Propineb, Fosetyl Aluminium, Chlorothalonil, Copper Hydrocide (Dithane M-45, Antracol 70WP, Allitte 80WP, Daconil 75WP, Champion 75WP...)

+ Bệnh thối gốc (Phytopthora parasitica) cây dễ bị nhiễm bệnh này ở giai đoạn tăng trưởng chiều cao, gốc cây bị thối từng phần làm cây chết. Phun thuốc có hoạt chất như Mancozeb, Kasugamycin 5% + Copper Oxychloride 45%, Metalaxyl, Zineb (Kasuran, Rhidomil 240EC, Zineb Bul 80WP).

+ Bệnh tuyến trùng: Phòng trừ bằng thuốc gốc Cytokinin (Sincosin 0,56SL) phun lá cây và quanh gốc cây.

Phòng trừ bệnh trên hoa Lyly:

Trước hết là vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu huỷ nguồn bệnh;

Bón phân cân đối giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt;

Trồng trong nhà kính nên đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ, thông gió;

Phát hiện bệnh sớm phun phòng bằng thuốc hoá học.

1. Luôn luôn thu hoạch hoa Lyly đúng vào giai đoạn thích hợp nhất. Nếu thu hoạch sớm thì các búp hoa còn non có thể sẽ bị héo khô, không nở được.

2. Khi bó hoa để đóng gói vận chuyển, chỉ nên bó phần gốc, không nên bó chặt phần ngọn, tránh cho lá không bị dập.

3. Sau khi đóng gói, hoa phải để ngay vào trong phòng lạnh nhiệt độ từ 2 -3OC trước khi cho vào chậu nước.

4. Xử lý hoa bằng hóa chất giúp cho hoa tươi lâu hơn.

5. Khi đóng gói hoa cắt cành, nên sử dụng loại hộp có nhiều lỗ để đảm bảo cung cấp đầy đủ Oxy cho hoa. Giữ nhiệt độ ở mức từ 1 – 50C trong suốt quá trình vận chuyển.

Thu hoạch hoa Lyly khi vừa đúng độ thu hoạch, trên cành có 1 -2 nụ gần nở có màu đặc trưng của giống đó.

Nếu thu hoạch quá sớm thì hoa nở có màu nhạt và búp còn quá nhỏ. Nếu thu hoạch muộn hoa nở khó vận chuyển, búp dễ bị dập.

Khi thu nên dùng dụng cụ cắt cành sắc và sạch, thu vào buổi sáng sớm, trời mát, thu xong nên giữ hoa trong nước sạch và trong vòng 30 phút sau phải vận chuyển vào kho lạnh bảo quản.

Phân loại & đóng gói: Sau khi thu hoạch, công tác phân loại được tiến hành dựa vào số lượng hoa trên một cành, chiều cao, độ cứng của hoa, kích thước của hoa.
Tiến hành bó hoa lại thành bó, sao cho các nụ hoa được xếp bằng nhau. Gói hoa lại thành chùm trong giấy kiếng hoặc cắm vào bình.

Giai đoạn cuối cùng là gói hoa, giấy gói hoa Lyly phải bảo vệ được cả búp hoa và thân cây. Quá trình gói hoa phải được thực hiện trong thời gian ngắn, tránh hoa không bị khô. Thời gian để hoa ngoài trời chỉ được tối đa 1giờ.
Nếu không thể phân loại và bó hoa được ngay sau khi thu hoạch thì nên mang hoa vào chứa trong kho lạnh.

Lưu Kho: Sau khi bó, hoa Lyly được ngâm phần gốc vào chậu nước rồi để trong phòng lạnh. Xử lý sơ các tác nhân bằng hợp chất Thiosunphate có màu bạc + GA3 (6ml Chrysal A.V.B + 1 viên S.V.B trong ba lít nước).

Nhiệt độ thích hợp nhất trong quá trình xử lý hoa là từ 2 – 30C trong khoảng thời gian từ 4 đến 48 giờ. Nếu không có điều kiện xử lý trên 4 giờ thì cũng phải duy trì việc xử lý ít nhất trong 2 giờ. Việc này giúp cho duy trì độ bền của hoa, kéo dài thời gian phân phối. Dung dịch dùng để xử lý hoa chỉ được dùng tối đa trong một tuần.

Chủ đề