Mã công tơ điện là gì

Khác với các loại đồng hồ điện chuyền thống, đồng hồ công tơ điện 2 chiều là loại đồng hồ điện tử, thể hiện các chỉ số bằng mã khá phức tạp. Nếu không phải người trong ngành, khi mới tiếp súc rất khó để hiểu được trên màn hình đang biểu thị những thông số nào, làm sao để đọc được chỉ số mình cần biết, Hoặc thậm chí nhiều khách hàng sau khi được EVN lắp đặt đồng hồ 2 chiều và ký kết hợp đồng mua bán điện cũng không thể chủ động đọc các chỉ số trên đồng hồ mà chỉ đợi nhân viên của điện lực hàng tháng tới ghi lại các chỉ số. Hãy cùng chúng tôi tìn hiểu trong bài viết này để có thể tự tin chủ động đọc hiểu đồng hồ công tơ điện 2 chiều.

Công tơ 2 chiều là gì?

Công tơ điện 2 chiều là thiết bị đo đếm điện năng dùng để đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.

Mã công tơ điện là gì
Công tơ 2 chiều là gì?

Công tơ điện là thiết bị do đếm điện năng dùng để đo lượng điện tiêu thụ, thường là ampe giờ, kilo ampe giờ.(thường là công tơ số lượng) hoặc lượng điện tiêu thụ bằng wat giờ. Khi cường độ không thay đổi, công tơ số lượng có thể được đo bằng wat giờ hoặc một trong các bội số của wat giờ. Có 2 loại công tơ điện: Công tơ điện 1 chiều và công tơ điện xoay chiều. Công tơ điện 2 chiều được áp dụng cho các gia đình, doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Công tơ điện 2 chiều 1 pha

Công tơ điện 2 chiều 1 pha được dùng để đo năng lượng hữu công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 1 pha, đạt cấp chính xác 1,0. Công tơ dùng linh kiện điện tử và ghi nhận điện năng tiêu thụ theo 2 chiều riêng biệt (chiều thuận và chiều ngược), tích lũy trong 2 thanh ghi điện năng riêng biệt.

Trong đó, thanh ghi điện là thiết bị điện cơ hoặc điện tử bao gồm bộ nhớ, bộ hiển thị để lưu lại và hiển thị giá trị điện năng đếm được.

Công tơ điện 2 chiều 3 pha

Công tơ điện 2 chiều 3 pha dùng để đo điện năng theo 2 chiều giao và nhận ở lưới điện xoay chiều 3 pha 4 dây. Đo đếm điện năng hữu công gián tiếp cấp chính xác 0,5S. Công tơ điện 2 chiều 3 pha là thiết bị đo đếm điện năng tác dụng theo hai chiều giao/nhận và điện năng phản kháng 4 góc phần tư, tích lũy vào các thanh riêng biệt.

Vì sao nên lắp công tơ điện tử 2 chiều

Mã công tơ điện là gì
Vì sao nên lắp công tơ điện tử 2 chiều

Ngày 12/09/2017 bộ Công Thương ban hành thông tư 16 về việc mua bán điện năng phát ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời, và chính thức có hiệu lực từ ngày từ ngày 26/10/2017. Qua đó, toàn bộ điện năng lượng mặt trời phát ra trả ngược lên lưới điện EVN sẽ được mua lại toàn bộ với giá 2.086đ/KWh.

Khi lắp đặt điện mặt trời khó tránh khỏi việc phần điện phát dư sẽ đi ngược lên lưới, Vì vậy để đảm bảo quyền lợi, việc lắp công tơ 2 chiều là rất quan trọng nếu công suất lắp đặt điện mặt trời lớn hơn tải tiêu thụ.

Các bước và thủ tục lắp công tơ 2 chiều?

Mã công tơ điện là gì
Các bước và thủ tục lắp công tơ 2 chiều?

Việc lắp công tơ 2 chiều gồm 5 bước:

Bước 1: Sau khi lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới, chủ hộ gia đình sẽ báo điện lực tại địa phương để thông báo và yêu cầu lắp đặt công tơ 2 chiều.

Bước 2: Điện lực sẽ tạo cuộc hẹn (thường từ 10h-14h) để khảo sát tình tình.

Bước 3: Kỹ thuật bên điện lực đến khảo sát, sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng, để đo đạc hệ thống điện mặt trời có đạt tiêu chuẩn mua bán điện hay không. Lúc này họ sẽ yêu cầu bộ bộ catalog của Inverter hòa lưới và Pin mặt trời.

Bước 4: Các thông số đo sẽ đem về trung tâm để tiến hành phân tích các chỉ số như: Công suât, Cosphi, sóng hài, điện áp, chất lượng sóng sine.

Bước 5: Khoảng 1 tuần điện lực sẽ đưa ra thông báo hệ thống điện mặt trời nhà bạn có đủ tiêu chuẩn để hòa lưới mua bán điện không? Nếu đạt chuẩn sẽ tiến hành thay thế công tơ 2 chiều.

Cách đọc chỉ số công tơ điện 2 chiều

Góc phía trên, bên trái (vòng tròn đỏ) của đồng hồ công tơ điện 2 chiều có một dòng số nhỏ thay đổi liên tục, ta dựa vào những mã này để đọc các chỉ số cần thiết. Hàng số lớn bên dưới là chỉ số cần đọc (mũi tên xanh).

Mã công tơ điện là gì
Cách đọc chỉ số công tơ điện 2 chiều

Ý nghĩa của các mã

1.8.0 => Tổng số kWh mà mình đã sử dụng từ lưới điện EVN.

1.8.1 => Số kWh mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ bình thường.

1.8.2 => Số kWh mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ thấp điểm.

1.8.3 => Số kWh mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ cao điểm.

*** 3.8.0 => Công suất vô công mà mình đã sử dụng từ lưới điện EVN

2.8.0 => Tổng số kWh mà điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN

2.8.1 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ bình thường.

2.8.2 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ thấp điểm.

2.8.3 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ cao điểm.

*** 4.8.0 => Công suất vô công điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN.

Các khung giờ sử dụng điện

1, Giờ bình thường:

Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

Từ 4h00 đến 9h30 (kéo dài 5h30p);

Từ 11h30 đến 17h00 (kéo dài 5h30p);

Từ 20h00 đến 22h00 (kéo dài 02 giờ);

Ngày Chủ nhật

Từ 04h00 đến 22h00 (kéo dài 18 giờ);

2, Giờ cao điểm:

Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

Từ 09h30 đến 11h30 (kéo dài 02 giờ);

Từ 17h00 đến 20h00 (kéo dài 03 giờ);

Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

3, Giờ thấp điểm:

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (kéo dài 06 giờ).

Trên đây là những thông tin liên quan đến công tơ điện 2 chiều do thegioidienco.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết, và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!