Mã nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine covid 19

16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm chủng vaccine COVID-19 Bộ trưởng Y tế vừa ký Quyết định số 3355/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022.


Trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7/2021- 4/2022, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19.

Theo BHT

Tiêm vắc xin là giải pháp đề phòng bệnh tốt nhất trong thời dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành phức tạp. Chính phủ đã có các quyết định về các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Mọi người dân cần nắm rõ thông tin này để biết được mình thuộc nhóm đối tượng nào, có được ưu tiên tiêm vắc xin thời điểm này hay không.

1. Tại sao cần tiêm vắc xin

Vắc xin COVID-19 có lẽ là cụm từ nóng nhất trong thời điểm này. Tất cả mọi thông tin xoay quanh đều được mọi người quan tâm. Nước ta cũng như các nước trên thế giới đều đang trong giai đoạn phổ biến vắc xin đến cộng đồng. Ý nghĩa của việc này là gì?

Tạo miễn dịch cộng đồng

Vắc xin COVID-19 được tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên. Không thể khẳng định 100% rằng người đã tiêm vắc xin thì không có nguy cơ mắc COVID-19. Nhưng khi đưa vắc xin vào người, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công mạnh của virus. Điều này giúp cơ thể mỗi người có sức chống chịu tốt hơn, không mắc bệnh nghiêm trọng và ít biến chứng, dễ dàng điều trị hơn nếu chẳng may nhiễm bệnh. Việc phổ biến tiêm vắc xin rộng rãi đến toàn thể người dân là cách mà ngành y tế đang nỗ lực để tạo hệ thống miễn dịch toàn cộng đồng, chống lại COVID-19.

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là loại vắc xin đầu tiên được nhập về Việt Nam

Những loại vắc xin phổ biến đang được tiêm rộng rãi

Hiện nay, Việt Nam đang cho phép nhập khẩu và lưu hành 6 loại vắc xin tại nước ta. Đó là:

  • Vắc xin AstraZeneca nhập từ Anh Quốc.

  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech (Mỹ).

  • Vắc xin Spikevax (Moderna) do Mỹ viện trợ.

  • Vắc xin Gam-COVID-Vac (Viện Nghiên cứu Gamaleya - Nga).

  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc).

  • Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Vắc xin Janssen Biologics B.V (Hà Lan). Hiện vắc xin này đã được Việt Nam cấp phép nhưng chưa được nhập khẩu và lưu hành tại nước ta.

Các loại vắc xin nói trên đều đã được kiểm định và lưu thông rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam bắt đầu tiến hành tiêm vắc xin cho các đối tượng được ưu tiên từ đầu năm. Hiện nay, vẫn đang tiến hành tiêm vắc xin rộng rãi trên toàn quốc và ưu tiên hàng đầu cho các nhóm đối tượng thuộc tuyến đầu chống dịch và các địa phương đang có dịch.

Việt Nam hiện đang nhập và lưu hành 4 loại vắc xin COVID-19

2. Các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Ngay từ khi xây dựng kế hoạch cho tiêm vắc xin tại nước ta, Chính phủ đã có các quy định rõ ràng về các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó, ưu tiên hàng đầu cho lực lượng thuộc tuyến đầu chống dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Theo thông báo mới nhất đến tháng 7/2021, các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin như sau:

(1) Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế công và tư nhân.

(2) Lực lượng tham gia trực tiếp vào các Ban chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương và các cấp, bao gồm cả lực lượng y tế và những lực lượng tham gia quá trình truy vết, điều tra dịch tễ, các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch, các phóng viên, nhà báo tham gia đưa tin về vùng dịch,…).

(3) Lực lượng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.

(4) Lực lượng công an nhân dân.

(5) Đội ngũ các cán bộ, nhân viên làm công tác ngoại giao của Chính phủ, những người làm nhiệm vụ tại các lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế cộng đồng tại Việt Nam.

(6) Lực lượng hải quan, những cán bộ làm công tác nhập cảnh.

(7) Đội ngũ những người làm trong các ngành cung cấp dịch vụ thiết yếu cho xã hội như: vận tải, hàng không, dịch vụ điện nước, du lịch,…

(8) Đội ngũ các giáo viên, học sinh, sinh viên các trường đại học, các cơ sở giáo dục đào tạo; đội ngũ các bác sĩ trẻ, những người làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

(9) Đối tượng là người trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

(10) Ưu tiên người dân tại các vùng có dịch.

(11) Các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo.

(12) Những người có nhiệm vụ được cử đi làm việc, công tác tại nước ngoài hoặc những người có nhu cầu xuất cảnh học tập hoặc lao động tại nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

(13) Những người làm việc tại các khu công nghiệp đông đúc, công nhân lao động các khu chế xuất, các doanh nghiệp vận tải,… Và những người làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tiếp xúc với nhiều người: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ăn uống, buôn bán, xây dựng, du lịch,…

(14) Các chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo.

(15) Người lao động tự do.

(16) Các đối tượng khác được nêu rõ trong Quy định của Bộ Y tế.

Cho đến nay, phần lớn các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 quan trọng hàng đầu đã được tiêm tương đối đầy đủ. Vắc xin đang tiếp tục được nhập về nước và phổ biến trên toàn quốc. Trong đó, thứ tự ưu tiên vẫn như trên. Và đặc biệt là ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân dân các vùng có dịch.

Nhân viên y tế thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19

Các nhóm tỉnh thành được ưu tiên vắc xin COVID-19

Ngoài các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 thì hiện nay, Chính phủ cũng thông báo có 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên sử dụng vắc xin phòng virus SARS-CoV-2. Đó là:

  1. Các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang có dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ưu tiên tiêm cho các đối tượng thuộc vùng dịch trước.

  2. Các tỉnh, thành phố là vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của nước ta hoặc những vùng đang thí điểm các đề án phát triển kinh tế quan trọng do Chính phủ lựa chọn.

  3. Các tỉnh, thành phố đang vận hành nhiều khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có lượng công nhân lớn.

  4. Các tỉnh, thành phố giáp biên giới, có cửa khẩu quốc tế.

Những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 sẽ được tiêm trước

3. Cách đăng ký tiêm vắc xin COVID-19

Ngày 10/7, Bộ Y tế đã thông báo chương trình phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022 sẽ có 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin COVID-19. Trong quý I/2022, mục tiêu đạt trên 70% dân số cả nước được tiêm vắc xin COVID-19. Để đăng ký tiêm vắc xin, các bạn có thể đăng ký theo 3 cách sau:

  • Đăng ký trên website: tiemchungcovid19.gov.vn.

  • Đăng ký qua app Sổ sức khỏe điện tử (Link: hssk.kcb.vn).

  • Đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 bằng mẫu giấy gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú.

Nếu bạn không thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19, hãy đăng ký ngay theo 3 cách trên đây để được đưa vào danh sách và triển khai theo quy định nhé.

Trong hướng dẫn mới nhất về đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế đã nới lỏng các điều kiện. Trong đó, nhóm cần trì hoãn tiêm chủng từ 5 xuống 3 nhóm đối tượng. Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc xin, trừ Sputnik.

Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 gồm những ai?

Ngày 9/2/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký Quyết định 1210/2021 cho 11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin COVID-19 gồm:

  1. Nhân viên y tế;
  2. Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
  3. Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
  4. Lực lượng quân đội;
  5. Lực lượng công an;
  6. Giáo viên;
  7. Người trên 65 tuổi;
  8. Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  9. Người mắc các bệnh mãn tính;
  10. Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
  11. Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ;

Ngày 8/7/2021, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Theo đó, những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 bao gồm:

Toàn bộ người dân có độ tuổi nằm trong nhóm chỉ định được ưu tiên tiêm vắc xin theo khuyến cáo nhà sản xuất. Trong đó, ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy và phát triển kinh tế. Cụ thể:

  • Người làm việc trong ngành y tế (cả công lập và tư nhân), các cơ sở y tế;
  • Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tình nguyện viên, phóng viên…);
  • Lực lượng Quân đội;
  • Lực lượng Công an;
  • Nhân viên, cán bộ ngoại giao Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
  • Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch, hàng không; cung cấp dịch vụ điện, nước;
  • Giáo viên, học sinh, sinh viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sĩ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
  • Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;
  • Người sinh sống tại các vùng có dịch;
  • Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
  • Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế…cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
  • Các chức sắc, chức việc các tôn giáo; Người lao động tự do;
  • Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện trong phạm vi toàn quốc và ưu tiên cho các tỉnh thành có dịch. Trong tỉnh, thành ưu tiên cho nhóm đối tượng ở vùng đang có dịch.

Ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế có công văn hỏa tốc số 6118/BYT-DP (Công văn 6118) gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm vắc xin cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm: lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Quyết tâm đẩy nhanh và tăng tốc độ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn thành phố.

Ngày 21/8/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 (trừ vắc xin Sputnik V) cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên và phụ nữ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã yêu cầu căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương và khả năng cung ứng vắc xin Covid-19, xem xét ưu tiên cho nhóm đối tượng phụ nữ có thai từ 13 tuần và đang cho con bú nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho nhóm đối tượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam.

Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ có thai và đang cho con bú được thực hiện theo quy định của Quyết định 3802 do Bộ Y tế ban hành ngày 10/8 như sau:

  • Phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ và thận trọng. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cần trì hoãn tiêm chủng.
  • Chống chỉ định tiêm vắc xin Sputnik V cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích. Chỉ nên tiêm vắc xin cho thai phụ từ trên 13 tuần tuổi khi lợi ích tiềm năng lớn hơn nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nếu phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi sau khi được giải thích đồng ý tiêm, cần được tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/01/2020, tính đến hết ngày 23/8/2021, Việt Nam ghi nhận 358.456 trường hợp mắc (trong đó có 195.174 đang điều trị, 154.612 đã điều trị khỏi và 8.666 tử vong).

Để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng đến mục tiêu 80% dân số được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, với nguồn cung ứng vắc xin hiện nay, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2022 như sau: Bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi có đủ nguồn vắc xin; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm phòng; tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắc xin cho các đối tượng theo tình hình dịch; đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trong năm 2021, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã tiến hành đàm phán với COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021; Công ty AstraZeneca cũng đã cam kết cung cấp 30 triệu liều.

“Vậy, chúng ta có tổng số 120 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với một số nước và công ty khác để có thể nhập thêm vắc xin. Tinh thần chung là thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo để đảm bảo vắc xin cho người dân, đảm bảo được tính hiệu quả trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh. 

VIỆC SỬ DỤNG VẮC XIN SẼ TUÂN THỦ THEO KHUYẾN CÁO CỦA WHO, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN, ƯU TIÊN KHU VỰC CÓ DỊCH VÀ CÓ NGUY CƠ CAO. VỀ VẤN ĐỀ NÀY, BỘ Y TẾ ĐÃ CÓ BÁO CÁO GỬI CHÍNH PHỦ.

Bộ Y tế cũng cho biết thêm chỉ chọn mua các vắc xin COVID-19 an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế (WHO) thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA) và có giá phù hợp. Vắc xin phòng COVID-19 do COVAX Facility hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu. Vắc xin sẽ được nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Hồ Chí Minh và được thông quan ngay lập tức sau khi vắc xin về đến cửa khẩu hàng không. Sau đó, vắc xin sẽ được chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Kho bảo quản vắc xin âm sâu (-40°C đến -86°C) tại VNVC

Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cũng đã tiến hành khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều vắc xin ở nhiệt độ âm sâu (-70°C); 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15°C và hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8°C. Hiện Hệ thống TCMR của Việt Nam vẫn chưa được đầu tư trang thiết bị để thỏa mãn điều kiện bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm sâu. Trong hệ thống Tiêm chủng dịch vụ có 3 kho lạnh âm sâu -86°C với 30 tủ âm sâu và hệ thống vận chuyển chuyên dụng của Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam có thể đáp ứng được điều kiện bảo quản này.

Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có kho bảo quản vắc xin âm sâu (-40°C đến -86°C), với công suất có thể bảo quản 3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong cùng một thời điểm. Ba kho lạnh âm sâu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được Bộ Y tế cấp chứng nhận vào ngày 7/1/2021 cho việc bảo quản vắc xin và sinh phẩm ở nhiệt độ -80°C đến -46°C; tại mỗi kho lạnh âm sâu đều có một kho rã đông được kiểm soát nhiệt độ luôn dưới 8°C để đảm bảo vắc xin được rã đông an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Sở hữu năng lực vượt trội về nhiều mặt, tháng 1/2021, VNVC là đơn vị tiêm chủng dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam và duy nhất Việt Nam được tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới AstraZeneca (Vương quốc Anh) lựa chọn để phân phối COVID-19 Vaccine AstraZeneca với số lượng lớn tại Việt Nam.

VNVC tự hào là đơn vị TCDV đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được tập đoàn AstraZeneca lựa chọn để phân phối COVID-19 Vaccine AstraZeneca 

Hiện các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam đang được tiêm  loại vắc xin chất lượng cao đang được sử dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần khống chế đại dịch và ổn định cuộc sống của người dân.

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi cần chú ý các vấn đề chăm sóc trước, trong và sau tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng, buổi...

Xem Thêm

Từ ngày 16-18/03/2021, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao tại 3 điểm...

Xem Thêm

Bộ Y tế tiếp nhận 30 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Hệ thống tiêm chủng VNVC theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Giá chuyển nhượng ngang...

Xem Thêm

117.600 liều vaccine Covid-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca đã về Việt Nam theo hợp đồng đã ký với Hệ thống tiêm chủng VNVC. Hơn 10h sáng...

Xem Thêm

3 kho lạnh âm sâu dưới -86oC, 51 kho lạnh từ 2-8oC trên toàn quốc cùng hệ thống thiết bị vận chuyển vắc xin chuyên dụng do...

Xem Thêm

Virus Corona 2019 (Vi rút Corona, Covid-19) gây bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán là gì? Vì sao vi rút Corona lại lan nhanh thành dịch...

Xem Thêm

Cập nhật liên tục về tình hình, tin tức COVID-19 mới nhất hôm nay (update 09h00 ngày 20/04/2022).

Xem Thêm

Vaccine Sputnik V với hiệu quả bảo vệ khỏi Covid-19 lên đến 91.6%, đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn an toàn, giảm tỷ lệ mắc bệnh,...

Xem Thêm

Với phác đồ tiêm 2 liều tiêm tiêu chuẩn, được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19, vắc xin AstraZeneca (Vương quốc...

Xem Thêm

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi “đại dịch” tiếp tục tốc độ lây lan nhanh chưa từng có và hiện chưa có thuốc...

Xem Thêm

Khái niệm cách ly xã hội và giãn cách xã hội là phương pháp để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong...

Xem Thêm

Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền? Quy trình xét nghiệm Covid-19 ở đâu tốt tại tpHCM, Hà Nội...? Covid-19 là “sát thủ vô hình” khi lây lan...

Xem Thêm

Từ thời điểm tháng 12/2019 khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 bùng lên, đã càn quét qua rất nhiều quốc gia và vùng...

Xem Thêm

“Siêu bão” Covid-19 đang tàn phá khủng khiếp trên toàn thế giới, số người tử vong liên tục gia tăng, cứ 40 giây sẽ có 1 người...

Xem Thêm

Việc xác định thời gian ủ bệnh Corona được coi là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Bệnh nhân Covid-19 thường biểu...

Xem Thêm

Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Khi nào Việt Nam có vaccine...

Xem Thêm

Châu Âu tưởng chừng đã kiểm soát được Covid-19. Thế nhưng, chỉ sau vài tháng mở cửa biên giới, “làn sóng dịch thứ 2” đã tấn công...

Xem Thêm

Từ ngày 16/3/2020, tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe... bắt buộc phải đeo khẩu trang....

Xem Thêm

Virus Covid-19 được ghi nhận lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Khởi phát từ những ca bệnh đơn lẻ, bệnh...

Xem Thêm

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước...

Xem Thêm

Dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra các triệu chứng sốt, ho, viêm phổi cấp, suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong đến...

Xem Thêm

Video liên quan

Chủ đề