Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024

Trong các giao dịch điện tử, hoặc đăng nhập các tài khoản. Các ứng dụng thường xuyên yêu cầu người sử dụng nhập mã OTP. Vậy bạn đã hiểu về khái niệm mã OTP là gì hay chưa? Tại sao nhiều nền tảng ứng dụng công nghệ áp dụng mã OTP vào nhằm mục đích gì?

Mã xác thực OTP được định nghĩa thực chất là loại mật khẩu có khả năng sử dụng một lần, nó sẽ được các tổ chức như ngân hàng gửi qua Email, SMS hoặc các nền tảng tài khoản ứng dụng ứng dụng sử thực hiện các thao tác xác thực mang tính bảo mật cao.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Mã OTP được dùng như một lớp bảo mật tăng cường thứ 2.

Mã OTP là một nội dung chứa các dãy số gồm 4 - 6 chữ số ngẫu nhiên hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của các nền tảng sử dụng mã bảo mật tạm thời OTP. Để các quá trình đăng nhập hoặc giao dịch được thực hiện thành công, người dùng bắt buộc phải thực hiện nhập đúng các ký tự của mã xác thực này.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Không nhận được mã OTP?

OTP là cụm từ viết tắt của thuật ngữ One Time Password có nghĩa là mật khẩu hiệu lực trong thời gian ngắn, mỗi nền tảng sử dụng OTP sẽ có quy định tương đối khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng thời gian 30 - 60 giây. Nếu để quá thời gian quy định này, người dùng sẽ cần phải sử dụng một mã xác thực mới để tiếp tục thực hiện các thao tác xác thực.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Mã xác thực OTP được định nghĩa thực chất là loại mật khẩu có khả năng sử dụng một lần.

Thông thường, mã OTP được dùng như một lớp bảo mật tăng cường thứ 2 để xác nhận yêu cầu của người dùng, đặc biệt là trong các giao dịch ngân hàng. Sử dụng mã OTP để có thể xác nhận giao dịch trực tuyến sẽ giúp nâng cao tối đa tính bảo mật của các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Mã OTP còn giúp giảm thiểu rất nhiều các rủi ro hacker hay lộ thông tin định danh tài khoản, nhờ đó mà người dùng có thể yên tâm trong các thao tác giao dịch điện tử, định danh tài khoản của mình.

Các loại mã OTP thường gặp

Hiện nay, các phân loại mã OTP thường bao gồm ba dạng phổ biến như sau:

SMS OTP

Đây là loại mã OTP phổ biến được sử dụng bởi nhiều ngân hàng tại quốc gia Việt Nam. Bạn sẽ nhận được tin nhắn gửi nội dung mã OTP của ngân hàng đến số điện thoại mà bạn đã tiến hành đăng ký sử dụng trước đó.

Ví dụ: Khi người dùng thực hiện xác nhận đối với giao dịch thanh toán trực tuyến bằng hình thức như thẻ ATM nội địa, bạn cần phải tiến hành nhập nội dung chứa mã OTP được gửi đến điện thoại để cho phép hoàn tất giao dịch.

Token

Là một thiết bị điện tử mà người dùng sẽ được cung cấp khi mở tài khoản sử dụng thanh toán tại ngân hàng. Khác với phương thức SMS OTP, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng mã Token trong khi không bắt buộc phải kết nối với hệ thống mạng. Hiện nay rất nhiều dịch vụ ngân hàng đã cung cấp hình thức bảo mật Token, tuy nhiên để sử dụng nền tảng dịch vụ này, bạn sẽ phải trả thêm chi phí làm máy Token.

Smart OTP

Là ứng dụng tạo mã OTP được sử dụng trên cả 2 nền tảng hệ điều hành Android và iOS. Để có thể sử dụng, bạn cần tiến hành đăng ký và kích hoạt thông tin tài khoản, Smart OTP có chức năng hoạt động tương tự như hình thức Token.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Các loại mã OTP?

Lưu ý khi sử dụng mã OTP

Mã OTP là được nhận định là lớp bảo mật cuối cùng và có tính quan trọng nhất. Vì vậy khi sử dụng mã OTP bạn cần đặc biệt lưu ý những nội dung dưới đây để hạn chế rủi ro:

  • Kiểm tra kỹ các nội dung giao dịch trước khi thực hiện nhập mã OTP để xác nhận thực hiện các giao dịch của mình.
  • Bạn nên sử dụng mật khẩu bảo mật cho điện thoại đăng ký nhận mã OTP để tránh các trường hợp kẻ gian có thể lấy mã OTP chứa trên điện thoại nhằm mục đích đánh cắp tài khoản hòng chuộc lợi.
  • Thay đổi các mật khẩu đăng nhập một cách thường xuyên để gia tăng bảo mật cho tài khoản là một thao tác được rất nhiều chuyên gia công nghệ đề xuất.
  • Hãy liên hệ ngay với ứng dụng, hoặc ngân hàng để cho phép khóa tính năng SMS OTP khi chẳng may bạn gặp phải tình trạng bị mất điện thoại.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Mã OTP là được nhận định là lớp bảo mật cuối cùng và có tính quan trọng nhất.

Hướng dẫn lấy mã OTP

Trong lĩnh vực thanh toán giao dịch trực tuyến bằng nền tảng Internet Banking, bạn phải thực hiện đăng nhập tên tài khoản và mật khẩu đã được xác thực với ngân hàng, tiếp đến điền đầy đủ các thông tin có chứa nội dung giao dịch gồm: Người nhận, hình thức chuyển tiền, chi tiết số tiền chuyển,… Ngân hàng lúc này sẽ yêu cầu người dùng kiểm tra xác nhận và để lấy mã OTP, bạn nhấn vào tính năng Lấy mã OTP.

Sau khoảng một chút thời gian, một đoạn mã bằng số có nội dung bao gồm 4 đến 6 ký tự sẽ được ngân hàng gửi về số điện thoại đăng ký sử dụng của bạn. Bây giờ, bạn chỉ cần nhập mã OTP để hoàn thành giao dịch..

Ngoài ra, khi nhập các thông tin với nội dung thanh toán online sử dụng thẻ tín dụng hay hình thức thẻ ghi nợ, mã OTP cũng sẽ được sử dụng để bảo mật và sẽ gửi về điện thoại của người dùng đã đăng ký..

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Cách lấy lại mã OTP?

Một số câu hỏi thường gặp

Mã OTP có đảm bảo tính năng bảo mật không?

Mã OTP là hình thức bảo mật rất phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các nền tảng giao dịch điện tử. Được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, và được các chuyên gia công nghệ đánh giá tốt về độ an toàn. Cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mã bảo mật OTP.

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Mã OTP giúp phòng chống tội phạm công nghệ.

Mã OTP chỉ áp dụng cho các giao dịch thanh toán điện tử của ngân hàng?

Trên thực tế thì mã OTP được áp dụng sử dụng cho rất nhiều ứng dụng điện tử, như định danh bảo mật tài khoản người dùng…

Mã otp của ngân hàng là gì năm 2024
Mã OTP được áp dụng sử dụng cho rất nhiều ứng dụng.

Trên đây là các nội dung giải thích về mã OTP là gì? Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích về mà OTB, cũng như các hoạt động mà mã OTP tham gia ứng dụng vào nền tảng công nghệ số hiện nay.

Mã OTP lấy ở đâu?

Mã OTP sẽ được ngân hàng gửi về số điện thoại khi bạn đăng ký thông tin với tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, khi nhập thông tin thanh toán online dùng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Mã OTP cũng sẽ mặc định được gửi về số điện thoại của bạn để xác nhận thông tin giao dịch.

Mã OTP tồn tại bao lâu?

  1. Thẻ ma trận OTP có thời hạn sử dụng tối đa 01 năm kể từ ngày đăng ký thẻ; b) OTP có hiệu lực tối đa không quá 02 phút.

Mã OTP và mã PIN khác nhau như thế nào?

Mã PIN và mã OTP khác nhau như thế nào? Mã PIN là mật khẩu đăng nhập do người dùng cài đặt, không thay đổi nếu chủ tài khoản không đổi mật khẩu và không có thười hạn sử dụng. Còn mã OTP là mã xác thực 1 lần do ngân hàng cung cấp, có thời hạn sử dụng và sẽ thay đổi trong mỗi giao dịch.

Mã PIN Hdbank OTP là gì?

Mã OTP là loại mật khẩu sử dụng một lần, được ngân hàng gửi qua email hoặc SMS để xác nhận giao dịch. Nếu quý khách không nhận được mã OTP, hãy xem ngay lý do và cách khắc phục trong bài viết dưới đây của HDBank.