Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

Bài 2 trang 55 SGK Sinh học 7

Đề bài

Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Vì ở bên dưới da có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da. Mà máu của giun đất có huyết sắc tố hay máu màu đỏ nên làm cho da giun có màu phớt hồng.

Loigiaihay.com

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Bài 3 trang 55 SGK Sinh học 7

    Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Bài 1 trang 55 SGK Sinh học 7

    Giải bài 1 trang 55 SGK Sinh học 7. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất.

    Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất: - Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? - Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và sao có màu đỏ?

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 54 SGK Sinh học 7.

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Em hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự cách di chuyển của giun đất.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 54 SGK Sinh học 7.

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

    So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Lý thuyết đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

    Hiện nay lớp chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài.

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 148 SGK Sinh học 7. Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

  • Mẫu giun đất có màu như thế nào vì sao

    Nêu đặc điểm chung của bò sát.

    Nêu đặc điểm chung của bò sát.

Giun có máu không, nếu có thì màu gì?

Phạm Hường
Phạm Hường
Thứ năm, 12/11/2020 - 15:58

(Dân trí) - Câu trả lời ngắn gọn là có. Nhiều loài giun có máu, máu giun không có màu hoặc màu hồng, màu đỏ, thậm chí cả màu xanh.

Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, trước tiên chúng ta cần xác định loại giun chúng ta quan tâm.

Có rất nhiều loại giun khác nhau. Nhìn chung, giun là một con vật có thể có độ dài bất kỳ, thân nhỏ, không có xương sống, còn về mặt khoa học chúng ta quy chúng làm ba loại: giun dẹp, giun tròn và giun đốt. Giun sống ở biển, trong cát và trong đất. Một số loài giun sống bên trong cơ thể thực vật hoặc động vật, những loài này được gọi là ký sinh trùng.

Giun sống ở biển, trong đất hoặc có thể cả trong cơ thể con người.

Ba loại giun

Giun dẹp: Loài này bao gồm sán dây sống ký sinh trong vật chủ và sán sữa sống ở ao, hồ. Những con vật này có thân bẹt mỏng đến nỗi chúng không cần đến cả máu. Chúng hút oxygen qua da và oxygen đi thẳng đến từng tế bào. Do đó chúng gần như không có màu hoặc gần như trắng.

Giun tròn: Loài này chủ yếu sống trong đất. Giun tròn có thể sống ký sinh trong cơ thể người, gây tác hại nghiêm trọng, như là mù mắt và bại não. Một con giun tròn lớn sống trong ruột người có thể dài tới 35 cm. Như tên gọi của nó, giun tròn có hình ống. Thân nó chứa chất lỏng vận chuyển oxygen đến các cơ quan bên trong. Nhưng chất lỏng này không được gọi là máu, vì nó không tuần hoàn trong cơ thể. Hầu hết các loài giun tròn rất nhỏ và có thể thẩm thấu oxygen qua da đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Nhưng những con giun tròn rất to lại không thể làm được việc này dễ dàng, nhất là khi chúng sống bên trong cơ thể động vật khác, nơi không có nhiều oxygen. Những con giun to này sử dụng một phân tử vận chuyển oxygen gọi là haemoglobin để đưa oxygen đến các bộ phận trong cơ thể.

Giun đốt: Loài này gồm có giun đất, đỉa và giun biển. Cơ thể giun đốt chia đều thành các đốt. Hầu hết giun đốt đều có hệ tuần hoàn, tức là mạch máu và tim để bơm máu đi khắp cơ thể.

Giun dẹp không có khoang thân.

Máu giun màu gì?

Màu máu của bất kỳ động vật nào cũng quyết định bởi phân tử vận chuyển oxygen và các khí khác vào và ra khỏi cơ thể. Nếu phân tử đó sử dụng sắt để vận chuyển oxygen thì máu thường có màu đỏ, nếu dùng đồng thì máu có màu xanh, nhưng các phân tử này cũng có thể có màu xanh lá hoặc màu hồng. Haemoglobin là loại phân tử vận chuyển oxygen phổ biến nhất, kể cả ở giun. Phân tử này chứa sắt, vì thế hầu hết máu của giun, kể cả giun đất và đỉa, có màu đỏ.

Một số loài giun đốt dùng phân tử chlorocruorin để vận chuyển oxygen. Máu của những loài giun này có màu đỏ hoặc xanh lá. Một nhóm giun đốt biển có máu hồng. Đó là vì phân tử vận chuyển oxygen của chúng là một loại sắc tố máu, gọi là hemerythrin, có màu hồng hoặc tím đỏ.

Một vài loài giun đốt không có phân tử vận chuyển oxygen, vì thế máu của chúng không màu.

Có ba loại giun và không phải loại nào cũng có máu.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi “giun có máu không” thì có thể nói là giun đốt có máu, còn giun dẹp và giun tròn không có. Màu máu phụ thuộc vào phân tử vận chuyển oxygen của con giun đó. Và hầu hết máu của giun có màu đỏ, giống như máu người.

Phạm Hường

Theo The Conversation

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Có phải ai cũng có tế bào ung thư trong người?

Bất ngờ với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới

Kỳ lạ loài sinh vật nhỏ bé, nhưng dài hơn cả cá voi xanh

Bất ngờ phát hiện hình ảnh vi khuẩn đột biến đẹp như tranh của Van Gogh

Nơi loài cá kỳ lạ sống trên cạn cả năm không chết, muốn bắt phải đào lên

Điểm danh những loài giun gây nguy hiểm đến sức khỏe con người

Phát hiện "quái vật" sống trong lòng đất sở hữu hơn 1.300 chân

"Ly cocktail" đột phá giúp con người "mọc" lại bộ phận đã mất?