Mẫu hợp đồng góp vốn xe ô tô

Hợp đồng mua bán xe và quyền sở hữu? Cách làm hợp đồng mua chung ô tô?

Theo quy định của pháp luật, khi mua ô tô cần phải làm hợp đồng mua bán xe chính là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Và hợp đồng mua bán xe thì bên mua sẽ chỉ được đứng tên chủ sở hữu của một người. Trong trường hợp nếu hai người góp vốn mua chung thì sẽ thống nhất người đứng tên và bên bán phải ghi đầy đủ thông tin người góp phố và có quyền, nghĩa vụ tương ứng với số phần trăm góp vào mua xe đó.

Mẫu hợp đồng góp vốn xe ô tô

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Tóm tắt câu hỏi:

Mình cần tư vấn về hợp đồng mua xe hơi chung. Mình muốn góp vốn 50% mua xe với bạn để chạy dịch vụ nên cần luật sư hướng dẫn về cách làm hợp đồng thoả thuận bằng văn bản như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Trường hợp bạn và người bạn của mình góp tiền mua một chiếc xe hơi sẽ phát sinh quan hệ sở hữu chung đói với với chiếc xe hơi đó theo quy định của Bộ luật dân sự

1. Hợp đồng mua bán xe và quyền sở hữu

Căn cứ theo Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khi thực hiện giao dịch mua bán dân sự phải được ký kết bằng hợp đồng. Theo đó hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa hai bên thực hiện giao dịch, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.

Đối tượng của hợp đồng mua bán sẽ chính là tài sản mà hai bên giao dịch và tài sản bán phải  thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Theo Điều 207 quy định về sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản được giao dịch và sở hữu chung được chia làm hai loại là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất đai, chuyển nhượng nhà đất mới nhất năm 2022

Cụ thể là hình thức sở hữu chung theo phần, trong đó mỗi người có quyền, nghĩa vụ tương ứng với 50% chiếc xe đó:

Căn cứ vào Điều 216 quy định về sở hữu chung theo phần chính là hai bên có quyền sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Bộ luật dân sự cũng quy định: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Cụ thể trong trường hợp này, các bạn có thể thỏa thuận xác lập quyền sở hữu chung bằng một trong hai cách sau:

– Cách thứ nhất: Lập một văn bản thỏa thuận về việc góp tiền mua xe. Sau đó một người đứng ra ký kết hợp đồng mua xe một cách bình thường. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bản thỏa thuận sẽ có giá trị chứng minh quyền sở hữu của người không có tên trong hợp đồng mua xe đối với chiếc xe.

– Cách thứ hai: cả hai cùng ký kết vào hợp đồng mua bán xe để xác lập quyền sở hữu chung đối với chiếc xe đó.

Lưu ý: Mọi giấy tờ thỏa thuận cần phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực để bảo đảm giá trị pháp lý.

Dựa vào các quy định phân tích nêu trên cho thấy, đối với hợp đồng mau bán tài sản là chiếc xe ô tô được ký kết bởi hai bên mua và bên bán. Vì hợp đồng mua bán xe chỉ được phép đứng tên một người duy nhất nên bên mua xe nếu là cá nhân thì thực hiện giao dịch mua xe đứng tên chủ sở hữu là cá nhân đó.

Trong trường hợp chiếc xe ô tô có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua mua bán, đấu giá và có sự đóng góp của cả hai vợ chồng thì đó vẫn được coi là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Khi thực hiện giao dịch hợp đồng thì người bán phần bên bán phải liệt kê đầy đủ thông tin nhân thân của hai vợ chồng: Họ tên, năm sinh, CMND, CCCD, số Hộ chiếu, ngày cấp và cơ quan cấp, địa chỉ thường trú của hai vợ chồng, số điện thoại liên hệ…

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các đặc điểm và nội dung?

Trường hợp mua xe do hai người góp vốn thì bên mua sẽ thỏa thuận ai sẽ là người đứng tên trong hợp đồng mua bán, người thuộc quyền sở hữu chung còn lại sẽ được bên mua liệt kê thông tin giống như trường hợp nêu trên gồm Họ tên, năm sinh, CMND, CCCD, số Hộ chiếu, ngày cấp và cơ quan cấp, địa chỉ thường trú của hai vợ chồng, số điện thoại liên hệ… và được ghi là quyền sở hữu theo phần góp vốn đối với tài sản.

Như vậy, căn cứ theo các căn cứ nêu trên và xét theo trường hợp của bạn thì hai bạn sẽ không được cùng đứng tên chủ sở hữu trong hợp đồng mà phải thỏa thuận xem ai sẽ là người đứng tên, người góp vốn còn lại sẽ được bên bán liệt kê đẩy đủ thông tin là người có quyền sở hữu theo phần gồm những thông tin Họ tên, năm sinh, CMND, CCCD, số Hộ chiếu, ngày cấp và cơ quan cấp, địa chỉ thường trú của hai vợ chồng, số điện thoại liên hệ, số tiền góp vốn và hai chủ thể đều có quyền sở hữu đối với chiếc xe này.

2. Cách làm hợp đồng mua chung ô tô?

Hợp đồng mua bán xe ô tô được lập ra khi có sự đồng ý thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng cũng như sự đồng ý trao đổi việc mua bán xe ô tô giữa người mua và người bán, hai bên tự nguyện lập và ký kết bản hợp đồng để thực hiện giao dịch mua bán. Mẫu hợp đồng nêu rõ thông tin của hai bên, thông tin về xe mua bán, sự thỏa thuận mua bán và sự cam đoan của hai bên.

Vì hợp đồng mua bán xe ô tô chỉ được đứng tên bởi một người nên sẽ thực hiện lập hợp đồng theo quy định pháp luật.

Nhưng trong hợp đồng vẫn được ghi các thông tin trong hợp đồng

Hợp đồng mua bán xe gồm thông tin cá nhân của bên mua và bên bán gồm

+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh

+ CMND/CCCD gồm số… nơi cấp… ngày cấp

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy viết tay và công chứng mới nhất năm 2022

+ Hộ khẩu thường trú

Trong hợp đồng hai bên đã đồng ý thực hiện việc mua bán xe ô tô  có những điều khoản sau:

Điều 1. Xe ô tô mua bán Bên A là chủ sử hữu chiếc xe ô tô mang biển số …theo giấy đăng ký ô tô số… do … cấp ngày… đăng ký lần đầu ngày…. được mang tên… tại địa chỉ:…

Nhãn hiệu

Số loại

Loại xe

Màu Sơn

Số máy

Số khung

Số chỗ ngồi

Đăng ký xe có giá trị đến ngày

Điều 2. Giá mua bán và phương thức thanh toán

Giá mua bán chiếc xe nêu trên tại điều một của Hợp đồng được thỏa thuận là: … VNĐ (Bằng chữ: …)

Phương thức thanh toán: …

Việc thanh toán số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 3. Phương thức giao nhận xe

Việc giao nhận tiền, giao nhận xe và các giấy tờ liên quan do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 4. Quyền sở hữu đối với xe mua bán

Bên …. có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với xe nêu trên tại cơ quan có thẩm quyền.

Quyền sở hữu đối với xe nêu tại Điều 1 đã được chuyển cho bên B, kể từ thời điểm thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sở hữu xe.

Điều 5. Việc nộp thuế, phí

– Lệ phí trước bạ

– Lệ phí đăng ký, cấp biển số

– Phí sử dụng đường bộ

– Phí kiểm định

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật

– Phí công chứng, chứng thực

Các loại phí này do bên mua chịu trách nhiệm nộp.

Điều 6. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng, giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân, về tài sản mua bán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Tài sản mua bán không có tranh chấp, không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này

2. Bên B cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân về quan hệ hôn nhân mà Bên B cung cấp ghi trong hợp đồng là đúng sự thật;

– Bên B đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

3. Hai bên cam đoan:

– Đảm bảo tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự giả mạo về hồ sơ, giấy tờ cung cấp cũng như các hành vi gian lận hay vi phạm pháp luật khác liên quan tới việc ký kết hợp đồng này;

– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

Điều 8. Điều khoản cuối cùng

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

2. Hai bên đã tự đọc nguyên văn, đầy đủ các trang của bản Hợp đồng này và không yêu cầu chỉnh sửa, thêm, bớt bất cứ thông tin gì trong bản hợp đồng này và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này;

3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký vào Hợp đồng này.

Sau khi kết thúc nội dung hợp đồng thì hai bên mua bán sẽ ký xác nhận hợp đồng đã được hoàn thành. Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực bởi văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì hai bạn thỏa thuận người đứng tên chủ sở hữu và tự nguyện ký kết vào bản hợp đồng giao dịch mua bán xe. Hợp đồng giao dịch được lập với nội dung đã được nêu trên.