Mẫu tình hình tài chính của nhà thầu

Loại file: .doc   |   6   |   Lượt xem: 243    

Định nghĩa mẫu bảng tình hình tài chính của nhà thầu là gì?

Mẫu bảng tình hình tài chính của nhà thầu là mẫu bảng được lập ra để ghi chép về tình hình tài chính của nhà thầu. Mẫu nêu rõ nội dung tình hình tài chính của nhà thầu...

Mẫu được ban hành theo Thông tư 15/2019/TT-BYT của Bộ Y tế.

Xem chi tiết biểu mẫu

Sàn kế toán cung cấp dịch vụ kế toán thuế

Bạn còn do dự hay chưa tin tưởng?

Hãy liên hệ ngay để được dùng thử 1 quý đầu tiên.

Bạn chỉ trả phí nếu thấy hài lòng!

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 330   |   Lượt tải: 11    

Đấu thầu là một trong những hình thức mua sắm hàng hóa, cung ứng dịch vụ đặc trưng với sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Trong sự điều chỉnh đó, nhà thầu là chủ thể đặc trưng nhất chi phối mọi quy định và quyết định tính hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Một trong những điều kiện mà nhà thầu phải đáp ứng đó là năng lực tài chính phải đảm bảo, điều này xuất phát từ việc đấu thầu thường là dự án lớn, có sự ảnh hưởng sâu rộng và việc kê khai năng lực tài chính là cách thức để chứng minh với bên mời thầu một cách thuyết phục nhất. Để chứng minh nhà thầu có đủ năng lực tài chính để thực hiện gói thầu đó thì phần kê khai năng lực tài chính là tài liệu bắt buộc, vì vậy trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu và tiến hành hướng dẫn chi tiết nhất.

Mẫu tình hình tài chính của nhà thầu

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2020.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

1. Mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu là gì?

Nhà thầu là chủ thể trong quan hệ đấu thầu, nhà thầu bao gồm nhà thầu chính (là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh) và nhà thầu phụ (là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.)

Năng lực tài chính được hiểu là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính của nhà thầu. Khi đảm bảo được năng lực tài chính tức là nhà thầu có khả năng để huy động vốn tiến hành các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới việc đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị nhà thầu.

Mẫu kê khai năng lực tài chính là văn bản do nhà thầu gửi tới bên mời thầu với nội dung chủ yếu là số liệu tài chính số năm tài chính nhất định. Mẫu kê khai phải được thực hiện và gửi kèm cùng với các tài liệu khác nhằm tăng sức thuyết phục và có giá trị chứng minh số liệu nhà thầu kê khai là sự thật.

Xem thêm: Hiệu suất tài chính là gì? Các đặc điểm và lấy ví dụ minh họa?

2. Mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu dùng để làm gì?

Mẫu kê khái năng lực tài chính của nhà thầu là tài liệu bắt buộc để chứng minh năng lực của nhà thầu đối với bên mời thầu, là căn cứ để bên mời thầu xem xét, đánh giá, lựa chọn giữa các nhà thầu đáp ứng được tiêu chuẩn mà họ hướng tới. Đây cũng là cơ sở để quản lý để tránh tình trạng tranh thầu tràn lan, không mục đích và không hiệu quả, việc kê khai sẽ nhanh chóng xác định được nhà thầu tiềm năng.

3. Mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu?

KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU

________, ngày ___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: _______________________ [Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

1. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong ____ năm tài chính gần đây [Ghi số năm quy định].

Đơn vị tính: ___ [Ghi loại tiền]

Stt Nội dung Năm____ Năm____ Năm____
1 Tổng tài sản
2 Tổng nợ phải trả
3 Tài sản ngắn hạn
4 Tổng nợ ngắn hạn
5 Doanh thu
6 Lợi nhuận trước thuế
7 Lợi nhuận sau thuế
8 Các nội dung khác (nếu có yêu cầu)

2. Tài liệu gửi đính kèm nhằm đối chứng với các số liệu mà nhà thầu kê khai, nhà thầu nộp Báo cáo tài chính và bản chụp được chứng thực của một trong các tài liệu sau:

3. Biên bản kiểm tra quyết toán thuế trong ____ năm tài chính gần đây[Ghi số năm theo yêu cầu];

Xem thêm: Áp chế tài chính là gì? Đặc điểm và ví dụ về áp chế tài chính?

4. Tờ khai quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan quản lý thuế hoặc tờ khai quyết toán thuế điện tử và tài liệu chứng minh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế phù hợp với tờ khai trong _____ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo yêu cầu];

5. Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong ______ năm tài chính gần đây [Ghi số năm theo yêu cầu];

6. Báo cáo kiểm toán.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú: Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu

4. Hướng dẫn chi tiết mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu?

Ở mục 3 (mẫu kê khai năng lực tài chính), Luật Dương Gia đã có hướng dẫn cụ thể sau các nội dung cụ thể, nhà thầu cần chú ý, các nội dung về số liệu tài chính kê khai phải thực sự trung thực, khách quan và có cơ sở chứng minh. Thông thường, số liệu kê khai thường là 3 năm gần nhất.

Về hình thức, nhà thầu phải trình bày rõ ràng, không tẩy xóa, chỉnh sửa và cuối mẫu kê khai, người đại diện hợp pháp của nhà thầu ký và ghi rõ tên, đóng dấu của nhà thầu.

Xem thêm: Tài chính cá nhân là gì? Một số chiến lược tài chính cá nhân chi tiết

5. Các vấn đề pháp lý về năng lực tài chính của nhà thầu?

Lập hồ sơ mời thầu là một trong những giai đoạn mà bên mời thầu phải tiến hành để bắt đầu cho quá trình thực hiện đấu thầu, khi tiến hành lập hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 12, Nghị định 63/2014/NĐ-CP bao gồm:

– Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;

– Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

Lưu ý: Trong hồ sơ mời thầu không được nêu ra bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa họ.

Trên cơ sở các nội dung lập hồ sơ, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được thực hiện như sau:

Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể :

Một là, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

Xem thêm: Kiệt quệ tài chính là gì? Tìm hiểu về kiệt quệ tài chính

Hai là, năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

Ba là, năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn trên cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung đã được nêu ở trên đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Nếu như hồ sơ mời thầu do bên mời thầu thực hiện, thì nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ dự thầu với các tài liệu, giấy tờ sau:

– Đơn dự thầu;

– Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh

– Bảo đảm dự thầu

– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu ;

– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu;

– Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ;

– Đề xuất về kỹ thuật và các tài liệu chứng minh sự phù hợp của hàng hóa và dịch vụ liên quan;

– Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin ;

– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế;

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu. Tất cả các yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản.

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm (trong đó bao gồm cả giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương, nếu hồ sơ mời thầu có quy định) thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Trong khoảng thời gian theo quy định, trường hợp nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm (trong đó bao gồm cả giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương, nếu hồ sơ mời thầu có quy định) thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Như vậy, kê khai năng lực tài chính được xuất hiện trong các quy định liên quan đến bên mời thầu và nhà thầu, điều này chứng tỏ sự quan trọng trong việc chứng minh năng lực tài chính, một lần nữa khẳng định đây là năng lực có ý nghĩa tiên quyết để lựa chon nhà thầu.