May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Với mỗi bạn bước đầu học may, việc đo và tính vải may quần áo là 2 bước đầu quan trọng. Lấy số đo chính xác giúp bạn may lên trang phục vừa vặn; và khi hiểu cách tính vải bạn sẽ mua vải với số lượng chính xác hơn. tham khảo bài viết dưới đay cùng Hocmay.vn để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?
May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Tính vải may quần áo rất quan trọng

Cách tính vải may quần áo tuy không quá phức tạp như bạn nghĩ, những gì bạn cần là ghi chép thật cẩn thận và hiểu công thức cơ bản sau đây.

Table of Contents

Hướng dẫn cách lấy số đo và tính vải may quần áo

(Tên gọi số đo và cách đo được minh họa theo hình bên dưới)
A – Chiều cao: Đo từ đỉnh đầu xuống sàn (cách đo chiều cao chuẩn).
B – Vòng cổ: Đo vòng quanh hõm cổ (phần lớn nhất cổ).
C – Chiều rộng vai: Đo từ đầu vai này đến đầu vai kia. Bạn nên đứng ở tư thế thẳng đứng để số đo được chính xác.

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Minh họa cách lấy so đo trên cơ thể

D – Vòng ngưc: Đo vòng quanh đỉnh ngực. (Bạn nhớ mặc áo ngực khi đo nhé)
E – Từ cổ đến eo: Đo từ chân cổ xuống đỉnh ngực rồi đến eo. Đứng thẳng thả lỏng.
F – Hạ ngực: Đo từ chân cổ xuống đỉnh ngực cùng bên. Bạn nên mặc áo ngực.
H – Vòng eo: Đo quanh vòng eo chỗ hẹp nhất.
I – Vòng hông: Đo quanh vòng hông chỗ lớn nhất.
J – Vòng mông: Đo quanh vòng mông chỗ lớn nhất.
K – Vòng nách: Đo quanh vòng nách
L – Dài tay: Đo từ vai đến vị trí bạn cần đo (tùy theo loại áo dài tay hay ngắn tay, tùy yêu cầu của trang phục)
M – Vòng bắp (tay): Đo vòng bắp tay chỗ lớn nhất.
P – Vòng đáy: Đo từ giữa đường eo phía trước qua háng đến giữa đường eo phía sau lưng.
Q – Vòng đùi: Do quanh vòng đùi nơi lớn nhất.
R – Dài quần: Đo từ vòng eo bên hông xuống sàn.
S – Dài đầm hoặc áo: Đo từ đỉnh vai, đi qua đỉnh ngực, xuống đến vị trí mà trang phục của bạn yêu cầu.

Cách tính vải may quần áo

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

1. May quần:
– Khổ 1.2 m, 1.3m: mua 1.5m.
– Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1.1m.
2. May áo:
– Khổ 90cm, 1.1m: gấp 2 lần dài áo của bạn + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.6m).
– Khổ 1.2m, 1.3m: dài áo + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.3m).
– Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1m với tay ngắn và 1.2m với tay dài.
– Khổ 1.8m, 2m (với loại vải cotton khổ to): mua 80cm là đủ.

Xem thêm bài viết: cách lấy số đo và tính vải may

Cách tính vải may chân váy

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

– Khổ 90cm: dài vải gấp 2 lần dài váy + 30cm.
– Khổ 1.1m, 1.2m, 1.3m: dài vải gấp 2 lần dài váy.
– Khổ 1.5m, 1.6m: dài vải 80cm.
– Khổ 1.8m, 2m (với loại vải cotton khổ to): mua 80cm là đủ.

Cách tính vải may váy liền (đầm)

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?
– Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1.5m.
– Khổ nhỏ > hơn mua 2m

(*) Lưu ý:
– Công thức này áp dụng cho trang phục kiểu cơ bản. Nếu bạn chọn kiểu có nhiều chi tiết như bèo, nhún… bạn nên mua thêm khoảng 1m vải.
– Nếu may xéo vải thì mua gấp rưỡi đến gấp đôi so với cách tính trên tùy xéo nhiều hay ít.

Tặng bạn 3 quyển Ebook do Hocmay.vn chọn lọc, giúp hỗ trợ cho bạn trong quá trình phát triển facebook cá nhân bán hàng đạt hiệu quả tốt hơn, tải miễn phí tại đây:

EBOOK 101 CÁCH TĂNG TƯƠNG TÁC FACEBOOK

EBOOK – QUY TRÌNH BÁN HÀNG TRÊN FACEBOOK CÁ NHÂN

EBOOK 7 TRẠNG THÁI KHÁCH HÀNG – HIỂU HƠN VỀ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN

Tổng kết

Vậy là với hướng dẫn đo cơ bản cùng cách tính vải may quần áo chuẩn Kiến thức may mặc này, bạn đã bước đầu tự tin khi mua vải và bắt đầu may đo cho bản thân và gia đình rồi. Chúc bạn may được những trang phục ưng ý làm đẹp cho bản thân và gia đình!

Cách tính vải may đầm chữ A phụ thuộc vào khổ vải, chiều dài váy cần may, và kích thước vòng mông. Với khổ vải 1,5m thì cần mua bằng 1 chiều dài váy + 10cm. Khổ vải 1,2m cần vải bằng 1 chiều dài váy + 20cm (đối với mẫu có vòng mông 88cm trở xuống).

Đầm chữ A là dáng đầm ôm sát cơ thể ở phần trên và dáng xòe ở phần dưới. Đây là dáng váy có thể giúp che các khuyết điểm cũng có thể giúp thể hiện các nét đẹp trên cơ thể của phụ nữ như vòng eo,…Chính vì vậy, cách tính vải may đầm chữ A được rất nhiều chị em với các độ tuổi khác nhau quan tâm.

Chuẩn bị trước khi học cách may đầm chữ A

Chọn chất liệu may đầm suông chữ A

Chất liệu vải là yếu tố quan trọng quyết định bạn sẽ mặc váy đầm của mình nhiều hay ít. Có thể với những bạn gái “dày dặn” kinh nghiệm may vá thì việc chọn vải hay chọn mẫu váy là việc rất dễ dàng.

Tuy nhiên, với một số người chưa từng thử theo cách này thì bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây của để có thể chọn được những loại vải may đầm suông chữ A phù hợp để may những chiếc váy thật ưng ý nhé.

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Cách tính vải:

– Khổ vải 1,5m bằng 1 chiều dài váy + 10cm.

– Khổ vải 1,2m bằng 1 chiều dài váy + 20cm (đối với mẫu có vòng mông 88cm trở xuống).

– Đối với người có vòng mông 90 cm trở lên thiết kế số đo bằng 2 dài váy + 5cm.

– Chuẩn bị vải với kích thước từ 1,3 – 1,5 m và khổ vải ít nhất phải rộng 1,2 m ( Đối với những người to cao thì khổ vải này có thể thay đổi lớn hơn).

– Chuẩn bị thước dây (thước này dùng để đo các số đo vòng mông, bụng, dài,… một cách dễ dàng nhất).

– Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm những đồ dùng quan trọng sau đây, đó là thước gỗ, khóa giọt lệ, máy khâu, bàn là, máy vắt sổ, kéo, kim, chỉ.

Các số đo khi học cách may đầm chữ A

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Các số đo

  • Số đo vòng ngực: Đây là số đo quanh vòng ngực
  • Số đo dài váy (Đây là số đo được đo từ vai cho đến gần kheo chân của người muốn may váy)
  • Số đo vai được đo từ vai trái sang vai phải
  • Vòng eo: Đo ở phần eo ngay dưới rốn
  • Số đo vòng mông: Đo ở vị trí to nhất của vòng mông để tránh khi may xong bị trật
  • Hạ ngực: Tiến hành đo từ cổ đến hết phần ngực
  • Hạ eo: Đo từ cổ đến vòng eo
  • Hạ mông: Đo từ phần eo của người may váy đến vòng mông

Công thức thân

  • Ngang ngực = 1cm + ¼ vòng ngực
  • Ngang vai = 0.5 cm + ½ số đo vai
  • Ngang mông thân sau = 4 cm + ¼ số đo vòng mông
  • Ngang eo thân sau = 3 cm ly eo + ¼ số đo của vòng eo
  • Ngang gấu thân sau = 7 cm + ¼ số đo của vòng mông (đơn vị: cm)

Cách tính số đo thân trước

  • Hạ nách 16 (Số đo)
  • Ngang vai =1/2 số đo vai – 0.5 cm
  • Hạ eo 39 cm
  • Hạ ngực 24 cm
  • Ngang ngực thân trước = 3cm + 1/4 số đo vòng ngực
  • Ngang mông = 5 cm + ¼ số đo vòng mông
  • Ngang eo = 5 cm + 1/4 số đo vòng eo
  • Ngang gấu = ¼ vòng mông + 12 cm (12 là con số để đảm bảo độ xòe theo hình chữ A của chiếc váy).

Sau khi đã có đầy đủ các số đo này bạn cần tiến hành cắt vải theo các số đo đã có.

Lưu ý: bạn cần chừa ra từ 1,5 – 2 cm cho các đường may để tránh bị hụt khi tiến hành học cách may đầm chữ A.

Tiến hành may đầm chữ A

May áo đầm cần bao nhiêu mét vải?

Để may đầm chữ A bạn tiến hành may lần lượt theo các đường sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành may hai thân trước và thân sau lại với nhau.

Bước 2: Khi may 2 thân bạn chừa ra từ 15 – 18 cm để tiến hành may khóa áo đằng sau

Bước 3: Thực hiện may tay áo vào với thân

Bước 4: May đường diềm cổ váy

Bước 5: May gấu váy chữ A.

Sau khi thực hiện sau các bước kể trên bạn tiến hành công đoạn là váy (ủi váy), đây là công đoạn quan trọng giúp chiếc váy của bạn với các đường may được phẳng phiu và đẹp hơn.