Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

 Bạn có còn nhớ định nghĩa về phần cảm và phần ứng trong máy phát điện? Đây là phần kiến thức ai cũng đã từng học qua trong chương trình vật lý lớp 12. Nhưng có lẽ rất ít ai còn nhớ kiến thức này. Vậy bài viết hôm nay Vinafarm sẽ giúp bạn ôn lại lý thuyết về phần ứng và phần cảm để từ đó phần nào biết được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy. Từ đó có thể sử dụng máy 1 cách tốt nhất.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

1. Định nghĩa phần cảm và phần ứng

Phần cảm và phần ứng là 2 bộ phận quan trọng nhất cấu tạo nên 1 chiếc máy phát điện. Chúng có vai trò tạo ra nguồn điện từ nguồn nhiên liệu được cung cấp. Trong đó, phần cảm và phần ứng trong đầu phát có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường
  • Phần ứng là bộ phận tạo ra suất điện động cảm ứng

Ở mỗi loại máy phát điện thì phần cảm và ứng sẽ không giống nhau, do đó phân biệt sato và roto máy phát điện cũng sẽ không giống. Vì thế người dùng cần phải hiểu rõ để có thể phần nào đó có thêm những kinh nghiệm sử dụng máy 1 cách tốt nhất.

1.1 Máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều được định nghĩa là một thiết bị có khả năng tạo ra dòng điện xoay chiều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ hoặc có thể hiểu đơn giản hơn, đây là thiết bị thực hiện biến đổi cơ năng thành điện năng. Máy phát điện xoay chiều cũng có 2 loại là máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha:

  • Phần cảm của máy phát điện xoay chiều: Dùng để tạo ra từ trường, thường được làm từ nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
  • Phần ứng: Là khung dây dẫn bao gồm hệ thống các cuộn dây có kích thước giống nhau được đặt cố định trên 1 vòng tròn để tạo ra nguồn điện.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

Ở máy phát điện xoay chiều 1 pha thì 1 trong 2 bộ phận sẽ có một phần đứng yên gọi là stato, phần còn lại quay gọi là roto. Điểm đặc biệt của phần cảm và phần ứng ở máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha là chúng có thể được bố trí thay đổi qua lại tùy thiết kế. Cụ thế đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất cao thì phần cảm sẽ ứng với roto (phần quay), phần ứng sẽ ứng với stato (phần đứng yên). Và với các máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất thấp sẽ bố trí phần cảm và phần ứng ngược lại so với máy công suất cao.

Nguyên lý hoạt động chung của máy phát điện xoay chiều là cảm ứng điện từ. Cụ thể thì một khi roto quay từ thông chạy qua các cuộn dây bắt đầu biến thiên. Lúc này trong cuộn dây sẽ xuất hiện một lượng hiệu suất điện động cảm ứng. Suất điện động này sẽ được chuyển ra bên ngoài để sử dụng. Thông thường thì các dòng máy phát điện 1 pha có công suất thấp, thích hợp công suất máy phát điện gia đình.

Máy phát điện xoay chiều 3 pha:

- Phần cảm và phần ứng ở máy 3 pha có điểm giống như máy 1 pha. Chúng được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là ROTO và STATO, dù vậy cũng không phải giống nhau hoàn toàn. Mà máy phát điện xoay chiều 3 pha có:

  • Roto của máy phát điện xoay chiều (cố định là phần cảm): Là 1 nam châm có thể quay quanh 1 trục cố định với tốc độ quay không đổi nhằm tạo ra được 1 lượng từ trường biến thiên không đổi.
  • Stato (cố định là phần ứng): Gồm 3 cuộn dây kích thước, số vòng giống nhau được cố định trên 1 đường tròn lệch nhau theo góc 120 độ.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

- Về Nguyên lý làm máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ sản sinh ra điện. Cụ thể khi roto quay (nam châm quay) trong cuộn dây ( stato) nó sẽ sản sinh ra điện áp. Điện áp ấy bắt đầu từ đầu cuộn dây đến cuối cuộn dây. Sau đó điện áp sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều. Do dòng điện này không thể dùng trực tiếp với các thiết bị điện được nên các dòng máy xoay chiều có thêm bộ chỉnh lưu máy phát điện để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều.

>>> Biết được nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều phần nào ta có thể biết được ứng dụng của nó. Vậy cụ thể máy phát điện xoay chiều dùng để làm gì bạn đã hiểu biết hết chưa? Cùng Vinafarm giải đáp để có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhé.

- Do sự khác biệt trong cấu tạo của phần ứng máy 3 pha nên việc mắc dây của chúng cũng sẽ có phần đặc biệt, có 2 kiểu mắc dây chính:  

  • Mắc nối hình ngôi sao: Với cách mắc nối này thì 3 điểm đầu của 3 cuộn dây cần được nối với 2 mạch ngoài. Tuyệt đối không được nối trực tiếp mà phải thông qua trung gian như dây dẫn hoặc dây pha. Còn 3 điểm cuối thì nối chúng với nhau trước sao đó mới nối với mạch ngoài. Để đảm bảo tính an toàn cao thì mạch ngoài bạn cần có dây nối trung gian. 
  • Mắc nối hình tam giác: Phương pháp này dễ thực hiện hơn so với cách nói nêu trên. Khi nối bạn dùng điểm cuối cuộn dây này nối với điểm đầu của cuộn dây tiếp theo 1 cách tuần tự để tạo thành 3 điểm nối chung. Sau đó dùng 3 điểm nối này nối với 3 mạch ngoài bằng 3 loại dây pha là được.

1.2 Máy phát điện 1 chiều

Máy phát điện một chiều là thiết bị điện dùng nguồn điện một chiều có tính chất thuận nghịch. Khi máy được cấp nguồn thì là một động cơ máy phát điện, khi được kéo bởi một máy khác thì là máy phát. Phần cảm và phần ứng của máy được định nghĩa như sau:

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

  • Phần cảm: Hay còn gọi là phần tĩnh (Stato) gồm lõi thép bằng thép đúc, vừa là mạch từ vừa là vỏ máy. Gắn với chúng là các cực từ chính có dây quấn kích từ. Đây là phần tạo ra từ trường thông ban đầu của máy, có thể được làm bằng nam châm vĩnh cửu hoặc từ nam châm điện.
  • Phần ứng: hay còn gọi phần quay (Roto) gồm lõi thép, dây quấn phần ứng, cổ góp và chổi than. Có các cuộn dây máy phát điện để cấp điện dẫn ra ngoài. 

Khi động cơ sơ cấp qay phần cứng thì sẽ tác động lên bộ phận dây quấn cuốn quanh sẽ cắt từ trường của cực từ. Đồng thời quá trình này cũng tạo ra suất điện động cảm ứng. 

2. Cấu tạo máy phát điện 

Hiện nay, các mẫu máy phát điện có chủng loại vô cùng đa dạng, thiết kế có đôi chút khác biệt ở một số chi tiết. Tuy nhiên, ngoài phần cảm và phần ứng thì cấu tạo chung của mỗi chiếc máy phát điện vẫn bao gồm các bộ phận sau:

  • Dong co may phat dien: Là trái tim của mỗi máy phát điện. Đây là nguồn cơ năng đầu vào của máy, cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác có thể hoạt động. Các nguồn nhiên liệu phổ biến để vận hành động cơ hiện nay có thể kể đến dầu diesel, xăng, propan,.. Tùy thuộc vào từng loại động cơ và công suất mà giá máy phát điện sẽ có chênh lệch.
  • Đầu phát: Là nơi chứa phần cảm và phần ứng

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

  • Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Gồm có các bộ phận như bình nhiện liệu, ống thông gió, bơm nhiên liệu, ống nối từ bình chứa nhiên liệu đến động cơ của máy,.. Có vai trò chủ chốt giúp máy hoạt động.
  • Hệ thống làm mát: Thông gió và thu hồi nhiệt do máy sinh ra trong quá trình làm việc. Việc sử dụng bộ phận này trong thời gian dài có thể làm nóng sang các bộ phận khác của máy phát điện.
  • Hệ thống xả: Có vai trò xử lý khí thải thoát ra ngoài trong quá trình máy làm việc.
  • Bảng điều khiển: Là bề mặt điều khiển máy phát điện, gồm có hệ thống thiết bị điều khiển vận hành máy phát điện và các hốc cắm điện. 
  • Bộ khung của máy phát điện: Vừa giúp máy giữ thăng bằng tốt trong quá trình hoạt động vừa có tác dụng như là chắn bảo vệ khỏi những va chạm vào phần bên trong của máy.
  • Hệ thống bôi trơn: Giúp máy hoạt động bền bì và trơn tru trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Thường sử dụng dầu để làm nguyên liệu bôi trơn.
  • Ổn áp: Quy định điện áp đầu ra của máy.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm có tác dụng

Nếu có nhu cầu đặt hàng nhưng không biết mua máy phát điện ở đâu hoặc tìm hiểu các sản phẩm của Vinafarm, bạn hãy gọi ngay vào hotline: 0935 351 150. Các nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7.