Mẹo chữa trẹo cổ

Mẹo chữa trẹo cổ
Phóng to
Day ấn huyệt lạc chẩm - một trong những thao tác giúp chữa chứng vẹo cổ - Ảnh: H.K.TOÀN
TT - Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, tăng lên khi cố làm động tác quay cổ.

Có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cổ bạn phải nghiêng nhiều hay ít về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau. Khi đó, bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm.

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này thường do tư thế khi ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa cột sống cổ hoặc cổ lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm.

Khi lâm vào tình trạng khó chịu này, trước tiên bạn hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau đây:

- Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu.

- Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai để xác định các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó, dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút. Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong 5 giây, nghỉ 2 giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành 3-4 lần như vậy là được. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.

- Tiếp theo, dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn) day ấn huyệt lạc chẩm trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm: ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay hai và ba, trên khớp xương bàn - ngón 0,5 thốn (1 thốn bằng 2,2cm, khoảng một đốt ngón tay), khi ấn có cảm giác đau tức nhất. Huyệt vị này còn có tên gọi là hạn cường, là kỳ huyệt, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay... Vì là huyệt hết sức hữu hiệu trong trị liệu chứng vẹo cổ nên được gọi là huyệt lạc chẩm. Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5-1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như điện giật lan tới mút ngón tay.

Chứng vẹo cổ sau ngủ dậy, khi phát hiện, cần chữa trị ngay, nếu không có thể thành di chứng đau cổ, vẹo cổ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy nhiều người hoàn toàn có thể tránh được di chứng nếu biết day huyệt. Bạn chỉ áp dụng thủ pháp trị liệu như đã mô tả ở trên chừng 3-4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ, hoặc ít nhất cũng giúp bệnh trạng thuyên giảm nhiều. Nếu hiệu quả không rõ rệt thì đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.

THS - BS HOÀNG KHÁNH TOÀN (Viện 108, Hà Nội)


>>> Viên xương khớp USALUB cho hệ cơ xương khớp khỏe mạnh
>>> Bệnh khớp khi giao mùa
>>> Phương pháp ngăn chặn đau lưng

Mẹo chữa trẹo cổ

Đau nhứt vùng cổ, bả vai gây khó chịu

        Chữa Vẹo cổ
        Biểu hiện của vẹo cổ là khi ngủ dậy thường thấy cổ bị căng cứng, có cảm giác rất đau khi cử động xoay chuyển đầu qua trái hoặc phải. Không những đôi khi cảm giác đau nhức còn lan đến cả vai, làm cho các cơ ở vai cũng căng cứng, ấn vào thấy đau buốt. Nguyên nhân gây ra tình trạng vẹo cổ đau nhức là do tư thế nằm gối đầu không đúng, làm cho khí huyết không điều hòa, cơ cổ có thể bị kéo giãn lâu sinh ra đau nhức. Nếu bạn muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trang đau nhức do vẹo cổ hãy áp dụng mẹo sau đây:

Mẹo chữa trẹo cổ

chữa đau nhức do vẹo cổ


        Bạn bị đau cổ nhiều bên nào thì chữa mẹo ở tay của cùng bên đó. Ví dụ, ban bị đau nhiều ở cổ bên trái thì chữa ở cổ tay trái (xem hình 5) chỗ mũi tên được tô màu hồng. Lấy cườm tay phải (phía mặt trong bàn tay) chà sát mạnh cho nóng vào phần lưng của cổ tay trái trong phạm vi màu hồng vùng có mũi tên (xem hình 5 và 6), bạn cứ chà như vậy trong khoảng 5-10 phút, sau đó bạn thoa thêm dầu nóng ở vùng màu hồng bạn đã chà nóng. Nếu bạn đau mà không phân biệt được đau cổ bên nào nhiều thì tốt nhất bạn dùng mẹo chữa cả hai tay, bạn dùng tay phải chà vào lưng cổ tay trái sau đó đổi lại dùng tay trái chà vào lưng của cổ tay phải. Bạn cũng có thể nhờ người khác giúp bạn chà vào hai vùng cổ tay cũng được, miễn sao làm cho cổ tay nóng lên là được. Bạn hãy kiên trì sử dụng cách làm này vài lần thì cơn đau nhứt do căng cơ sẽ hết và cổ của bạn lại cử động được bình thường.

        Chữa bả vai đau nhức, không giơ tay lên cao được
        Ngủ sai tư thế dễ dẫn đến đau nhức êm ẩm vùng bả vai và cánh tay khi thức dậy. Nếu bạn bị như vậy thì bạn đừng vội vàng áp dụng mẹo chữa vẹo cổ bên trên. Cách chữa đau này không giống như cách chữa bị vẹo cổ như trên vì có thể bạn bị đau cơ do vận động nhiều sinh ra, bạn vẫn có thể xoay đầu sang trái hoặc sang phải bình thường. Sau đây là cách chữa đơn giản có thể giúp bạn giảm bớt hoặc cắt cơn đau nhức bả vai, cánh tay nhanh chóng trong ít phút:

Mẹo chữa trẹo cổ

dùng cây lăn dọc chân mày

Mẹo chữa trẹo cổ

Dùng lưng móng tay chà dọc chân mày


       Bạn hãy dùng cây lăn dò đồng hoặc cây lăn dò sừng (xem hình 7) có bán rất nhiều ở cửa hàng dụng cụ y khoa, lăn ngang từ điểm giữa của hai đầu chân mày là huyệt ấn đường chấm màu đỏ kéo dài ra đến cuối chân mày theo hình mũi tên (xem hình 7a) và bạn hãy lăn bên mày cùng bên với bên bả vai đau. Ví dụ, đau bả vai trái thì lăn mày trái, thời gian lăn khoảng 5 -10 phút. Nếu bạn bị đau cả hai bên vai thì bạn hãy lăn cả hai bên chân mày trái và phải. Nếu bạn không có cây lăn dò sừng để lăn thì bạn có thể dùng lưng của móng tay để một góc 30 độ so với chân mày (xem hình 7b) chà móng ma sát mạnh từ giữa hai đầu chân mày (huyệt ấn đường đỏ) kéo dài đến cuối chân mày. Cách làm này sẽ làm bạn cảm thấy hơi ê vì các huyệt đang bị phế, nhưng nếu bạn duy trì trong ít phút các huyệt sẽ được giải, cơn đau sẽ giảm dần và bả vai cũng giảm đau theo. Bạn nên kiên trì lăn nhiều lần cơn đau sẽ giãm dần và dứt hẳn. Những người không bị đau nhức bả vai, cánh tay khi lăn dọc theo chân mày sẽ không hề thấy cảm giác ê ê.


Theo. Sức Khỏe Và Đời Sống

Xem thêm các tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc

Đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng khắc phục và ngăn ngừa nó chỉ bằng những mẹo đơn giản. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn với những thông tin từ bài viết dưới đây.

Mẹo chữa trẹo cổ
Rất nhiều người gặp phải tình trạng thức dậy với một cơn đau cứng cổ

Thức dậy với một cơn đau cứng cổ hay tình trạng vẹo cổ là vấn đề không ai mong muốn. Nó có thể khiến cho tâm trạng tồi tệ. Việc thực hiện các động tác như quay đầu, cúi ngửa cổ sẽ khiến cho mức độ đau nhức gia tăng.

Trong hầu hết trường hợp thì đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy là kết quả của tư thế ngủ, loại gối bạn đang dùng hay các vấn đề về giấc ngủ khác. Tuy nhiên một số nguyên nhân khác, điển hình như các bệnh về cơ xương khớp cũng có thể là yếu tố rủi ro.

Tình trạng đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy thường liên quan đến các vấn đề sau:

Mẹo chữa trẹo cổ

Mỗi người thường sẽ duy trì một tư thế ngủ ưa thích khác nhau. Tuy nhiên, việc nằm sấp được cho là không tốt với hệ thống xương khớp, nhất là các đốt sống cổ.

Khi bạn ngủ trên bụng thì phần cổ có thể sẽ bị xoắn sang một bên trong nhiều giờ liền. Điều này có thể làm căng cơ cổ và khiến bạn cảm thấy đau, cứng cổ khi ngủ dậy.

Ngoài ra, tư thế nằm sấp còn gây căng thẳng cho lưng, nhất là khi bạn ngủ trên nệm mà không có các sự hỗ trợ khác. Tư thế này khiến bụng chìm xuống nệm, gây căng thẳng và áp lực lên cột sống cùng các cơ xung quanh.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự khỏe mạnh của cột sống cổ khi ngủ. Đầu với cổ sẽ dành nhiều thời gian mỗi đêm ở trên gối. Đây là lý do giải thích tại sao bạn cần lựa chọn gối phù hợp.

Môt chiếc gối không hỗ trợ đầu và cổ đúng cách sẽ tạo ra sự căng thẳng tại cơ cổ và gây đau. Gối quá cứng với chiều cao thiếu hợp lý là những vấn đề mà nhiều người đang gặp phải.

Nhiều người vẫn chưa thể hình dung rõ về nguyên nhân này. Chuyển động đột ngột ở đây có thể kể đến như ngồi dậy nhanh chóng hay vung tay chân trong giấc mơ cũng thường làm căng cơ cổ. Ngoài ra xoay người trong khi ngủ cũng có thể khiến cổ phải chịu nhiều áp lực căng thẳng. Đó là lý do khiến bạn thức dậy với hiện tượng đau cứng cổ hay vẹo cổ.

Một số chấn thương không phải khi nào cũng gây đau, nhất là chấn thương thể thao hay chấn thương whiplash. Tuy nhiên, các hiệu ứng vật lý đầy đủ sẽ được cảm nhận vào ngày sai đó.

Đặc biệt khi gặp phải chấn thương ở vùng cổ, lúc ngủ bạn có thể cảm thấy mọi thứ ổn. Tuy nhiên lại phải thức dậy vào sáng ngày hôm sau với tình trạng đau cứng hay vẹo cổ.

Mẹo chữa trẹo cổ
Nằm sấp khi ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cổ khi thức dậy

Ngoài những nguyên nhân phổ biến được đề cập ở trên thì vẫn còn những yếu tố khác cũng có thể tác động và kích hoạt tình trạng đau hay vẹo cổ khi ngủ dậy. Phải kể đến như:

  • Khớp cổ bị thoái hóa theo tuổi tác
  • Dây thần kinh ngay tại vùng cổ bị chèn ép
  • Đau cơ xơ hóa
  • Thoát vị đĩa đệm cổ
  • Căng thẳng kéo dài
  • Nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp

Tình trạng đau cứng cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy nếu là do các nguyên nhân cơ học thì có thể dễ dàng khắc phục. Một số giải pháp sau hoàn toàn có thể đáp ứng:

Những động tác chuyển động nhẹ nhàng có thể sẽ giúp bạn sớm dứt ra khỏi cơn đau cổ vào buổi sáng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những chuyển động đầu tiên có thể khiến cho bạn đau hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là triệu chứng đang tệ hơn.

Các đốt sống cổ và mô cơ cũng như rễ thần kinh sẽ được giải phóng nhờ vận động phù hợp. Từ đó cải thiện tốt hơn độ linh hoạt của cột sống cổ. Khắc phục tình trạng cứng khớp và đau nhức.

Bài tập căng cổ:

  • Đứng thẳng, buông lỏng 2 tay theo chiều dọc cơ thể
  • Giữ cho cổ và lưng thẳng, từ từ quay đầu sang trái đến khi cảm thấy hơi căng
  • Giữ nguyên từ thế trong 10 – 15 giây rồi từ từ quay đầu sang phải
  • Lặp lại khoảng từ 4 – 5 lần cho mỗi bên

Bài tập với tạ:

  • Đứng 2 chân rộng 1 khoảng bằng vai
  • Mỗi tay cầm 1 quả tạ khoảng 1 – 2kg
  • Từ từ di chuyển vai về phía tai để cảm nhận các cơ co thắt ở cổ và lưng trên
  • Giữ khoảng 1 – 2 giây sau đó hạ vai xuống đồng thời thở ra
  • Lặp lại động tác khoảng 8 – 10 lần

Đối với tình trạng đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy thì việc sử dụng nhiệt nóng để tác động được cho là phù hợp nhất. Nhiệt độ cao sẽ giúp cho cơ cổ được giãn ra, đồng thời giải phóng mạch máu cùng hệ thống rễ dây thần kinh khỏi sự chèn ép.

Mẹo chữa trẹo cổ
Chườm nóng có thể ức chế nhanh cơn đau nhờ làm giãn mô cơ

Rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng chai nước ấm hay rang nóng gạo bọc vào miếng vải rồi chườm trực tiếp lên vùng cổ. Mỗi lần chườm chỉ nên duy trì trong khoảng từ 20 – 25 phút.

Ngoài ra, bạn có thể tác dụng nhiệt bằng cách sử dụng các dược liệu tự nhiên. Lựa chọn phù hợp là ngải cứu hay lá lốt với hàm lượng tinh dầu và dược chất tự nhiên cao.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu hoặc 1 nắm lá lốt, 1 ít giấm ăn.
  • Thực hiện: Dược liệu đem rửa sạch với nước muối loãng rồi giã cho hơi nát. Sau đó cho lên chảo sao nóng với giấm trên lửa nhỏ. Lấy thuốc ra bọc vào miếng vải sạch rồi đắp trực tiếp lên cổ trong 20 phút.

Massage là cách đơn giản nhất giúp bạn ức chế nhanh tình trạng đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy. Chỉ cần nhẹ nhàng dùng lực từ bàn và ngón tay tác động trực tiếp lên vùng cổ theo chuyển động tròn.

Các này giúp hỗ trợ làm giãn các mô cơ ở vùng cổ, đồng thời giải phóng mạch máu và dây thần kinh khỏi sự chèn ép. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ làm tăng độ linh hoạt cho khớp cổ.

Ngoài ra, việc massage còn giúp giải tỏa căng thẳng và là liều thuốc hữu ích cho tinh thần. Thực hiện vào buổi sáng sẽ giúp cho bạn có được tâm trạng tốt hơn khi bắt đầu ngày mới.

Một số loại thuốc không kê đơn kể cả dùng tại chỗ hay đường uống đều có thể đáp ứng với tình trạng đau cổ khi ngủ dậy. Đây còn là giải pháp tạm thời khi nguyên nhân gây ra triệu chứng là các bệnh về cơ xương khớp.

Các thuốc dùng tại chỗ có thể ở cả dạng kem, thuốc mỡ, gel, miếng dán hay dạng xịt. Chúng thường có chứa các thành phần như tinh dầu hay các chất giảm đau. Một số loại được dùng phổ biến nhất là Deep heat, Perkindon, Salonpas hay Sungaz…

Mẹo chữa trẹo cổ
Thuốc không kê đơn có thể đáp ứng cả khi triệu chứng là do bệnh lý gây ra

Đối với các thuốc không kê toa đường uống có thể là nhóm giảm đau Acetaminophen (Actamin, Panadol , Tylenol) hay thuốc chống viêm như Naproxen natri (Aleve , Anaprox , Naprosyn) hay Aspirin , Ibuprofen (Advil , Motrin , Nuprin).

Các thuốc không kê đơn dù dùng theo đường uống hay tại chỗ đều có thể phát sinh các tác dụng ngoại ý. Tốt nhất vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp các vấn đề rủi ro không mong muốn.

Bên cạnh việc áp dụng các cách thức kể trên, người thường xuyên bị đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy có thể tham khảo phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương y pháp. Đơn vị uy tín hàng đầu về việc áp dụng các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm tại Việt Nam.

Các biện pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc của Trung tâm Đông phương y pháp là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa y học cổ truyền và đề tài nghiên cứu khoa học nhà nước của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TW). Ưu điểm của các phương pháp này là không đau đớn, hiệu quả nhanh chóng, chi phí rẻ và phạm vi điều trị rộng, có thể phù hợp với hầu hết các đối tượng bị đau cổ, vẹo cổ.Đặc biệt, do không dùng thuốc nên người bệnh không cần lo lắng trường hợp gặp tác dụng phụ của thuốc.

Thăm khám và điều trị đau cổ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy tại Trung tâm Đông phương y pháp, người bệnh sẽ được trực tiếp các bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y đề ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tiêu biểu phải kể đến như Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CK I Doãn Hồng Phương (Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Châm cứu TW), Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Ck II Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT TW).

Mẹo chữa trẹo cổ
Trung tâm Đông phương y pháp có mặt tại 3 cơ sở ở các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh

Tùy theo từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đề ra phác đồ trị liệu phù hợp nhất. Có những người phù hợp với liệu trình cấy chỉ, có người cần châm cứu, có người cần kết hợp giữa châm cứu và bấm huyệt… Quy trình các bước thực hiện việc điều trị đau cổ, vẹo cổ sau khi được chỉ định phác đồ cụ thể tại Trung tâm Đông phương y pháp như sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị

Bước 2: Chỉ định phác đồ điều trị phù hợp

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, phòng thủ thuật

Bước 4: Thực hiện thủ thuật

Bước 5: Theo dõi sau khi thực hiện thủ thuật

Bước 6: Tư vấn sau khi thực hiện thủ thuật và hẹn lịch tái khám.

Các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương y pháp không chỉ giúp loại bỏ hiệu quả cơn đau cổ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Các phương pháp này còn giúp điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, các bệnh về thần kinh, hệ hô hấp, tuần hoàn… Ngoài ra, một số dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như: tăng cân, căng da, giảm cân… cũng có thể áp dụng các liệu pháp này và cho hiệu quả cao.

Đã có hàng ngàn bệnh nhân trải nghiệm các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc của Trung tâm Đông phương y pháp và ghi nhận tác động tích cực tới sức khỏe. Đa số đều phản ánh các cơn đau nhức chấm dứt nhanh, cơ thể khỏe mạnh do kinh lạc được đả thông, khí huyết điều hòa. Dưới đây là chia sẻ đến từ bệnh nhân cũ của Trung tâm:

Phục hồi thần kỳ sau 2 lần tai biến nhờ châm cứu, bấm huyệt của bà Đoàn Thị Miên.

Để ngăn ngừa chứng đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy bạn cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ và làm giảm căng thẳng cho cơ cổ. Có thể bao gồm:

  • Nếu bạn thường xuyên nằm sấp khi ngủ hãy thay đổi ngay. Tập làm quen dần với các tư thế ngủ nghiêng hay nằm ngửa.
  • Trường hợp ngủ nghiêng thì nên đặt một chiếc gối ở giữa 2 chân. Điều này có thể giúp giữ cho cổ và cột sống thẳng hàng.
  • Lựa chọn gối kê đầu phù hợp, gối lông vũ thường dễ phù hợp với hình dạng của cổ và đầu. Tránh sử dụng chiếc gối quá cứng hay quá sâu, chúng có thể khiến cơ cổ bị uốn cong qua đêm.
  • Trường hợp nhận thấy nệm bị chùng xuống ở giữa thì hãy xem xét thay thế nó. Một tấm nệm có độ nhún vừa phải sẽ có thể hỗ trợ tốt hơn cho lưng và cổ khi ngủ.
  • Trong ngày, hãy cố gắng duy trì các tư thế thích hợp cả khi đi, đứng hay ngồi. Đặc biệt là khi ở bàn làm việc hay sử dụng máy tính, tránh gù vai hoặc cúi cổ quá xa về phía trước.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, hoạt động thể chất sẽ làm tăng cường cơ bắp, trong đó có cơ cổ. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp cải thiện tư thế cũng như làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy là những triệu chứng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài mà không đáp ứng với các mẹo điều trị tại nhà thì hãy chủ động tìm đến bác sĩ. Bởi lúc này có nguy cơ cao là bạn đang sống chung với những bệnh lý cơ xương khớp tiềm ẩn.

Mẹo chữa trẹo cổ