Miếng dán hạ sốt có thể dán ở đâu

Trong tủ thuốc của các gia đình có con nhỏ thường có miếng dán hạ sốt. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là miếng dán hạ sốt có tốt không, có thực sự giúp trẻ hạ sốt như những lời quảng cáo của nhà sản xuất? Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ không?

Lâu nay, mỗi khi con bị sốt, bạn lại cho bé dùng loại miếng dán hạ sốt cho trẻ nhằm giảm nhiệt độ của bé. Loại miếng dán này có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Song có khi nào bạn băn khoăn miếng dán này có tốt không, có thực sự đem lại công dụng như những gì nhà sản xuất quảng cáo hay chỉ là một “liệu pháp tinh thần”? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời cho các vấn đề “miếng dán hạ sốt có tốt không”, “có nên dán miếng hạ sốt cho bé” và “cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé” thông qua bài viết dưới đây nhé.

Miếng dán hạ sốt cho trẻ là gì?

Tác dụng của miếng dán hạ sốt là gì? Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc. Miếng dán này hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài. Do không có chứa thuốc hạ sốt nên loại miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt cho cả cơ thể. Thế nên, bạn không nên chỉ dùng mỗi miếng dán cho bé nhằm mục đích thay thế cho thuốc hạ sốt.

Một số nhà sản xuất còn bổ sung tinh dầu bạc hà vào miếng dán. Khi tinh dầu bốc hơi sẽ giúp vùng da được dán hạ nhiệt nhanh song chỉ dùng ngoài da nên tác dụng hạ nhiệt không cao.

Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh miếng dán hạ sốt có công dụng hạ sốt như những lời quảng cáo của các nhà sản xuất.

Mách mẹ sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đúng cách

Cách sử dụng miếng dán hạ sốt ra sao? Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Loại miếng dán này rất dễ sử dụng, bạn chỉ việc bóc tấm phim và dán vào ngay giữa trán của trẻ. Có nhiều mẹ băn khoăn rằng: “Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ hay có nên dán miếng dán hạ sốt cho trẻ không?”. Nếu trẻ sốt cao, bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong khi chờ thuốc phát huy tác dụng, bạn có thể cho trẻ sử dụng miếng dán như một biện pháp tình thế, tạm thời giúp giảm thiểu cơn nóng trong người của trẻ. Song bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để biết bé có thể dùng miếng dán này trong bao lâu
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào vùng da mới được tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn
  • Chọn mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín nhằm tránh sử dụng nhầm hàng nhái, hàng giả
  • Nếu bé có tiền sử dị ứng hay thường gặp các vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng miếng dán để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.

Thực hư về tác dụng giảm sốt của miếng dán hạ sốt cho trẻ

Có nên dán miếng dán hạ sốt cho trẻ không hay có nên dán miếng hạ sốt cho bé không? Miếng dán hạ sốt giúp giảm nhiệt độ cho vùng da được dán bằng phương pháp chênh lệch nhiệt độ. Do đó, khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh làm cho bé cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy tình trạng mát lạnh này không duy trì được lâu. Vùng da được dán sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu khá nhanh.

Do làn da của bé còn non nớt và khá nhạy cảm nên nhiều bé chịu các tác dụng phụ mà miếng dán gây ra như nổi mẩn đỏ, dị ứng, ngứa

Trong một vài trường hợp đặc biệt, bé có hệ hô hấp nhạy cảm khi hít phải tinh dầu có trong miếng dán sẽ bị hắt hơi liên tục, chảy nước mũi… Do đó, có thể thấy việc sử dụng sản phẩm nhằm mục đích hạ sốt cho trẻ đôi khi là lợi bất cập hại.

Cách hạ sốt cho trẻ và chăm sóc trẻ bị sốt

Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng theo cơ chế cơ thể gia tăng nhiệt độ nhằm tiêu diệt kẻ lạ mặt xâm nhập. Trong nhiều trường hợp, sốt là vô hại và bé sẽ tự khỏi sau khoảng 3 ngày.

Sử dụng miếng dán hạ sốt có thể làm giảm nhiệt độ vùng trán trong chốc lát, nhưng không giúp hạ sốt toàn thân. Những thuốc hạ sốt có chứa paracetamol dành cho trẻ em có thể giúp trẻ hạ sốt. Tùy theo độ tuổi và cân nặng mà trẻ có thể được bác sĩ kê đơn thuốc.

1. Cách hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ không phải là sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, mà là mặc đồ thoáng mát, bú nhiều (với trẻ còn bú mẹ) uống đủ nước (với trẻ lớn) và có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt để bé bớt khó chịu. Bạn nhớ cho trẻ uống theo đúng liều lượng ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại sao nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi trẻ sốt? Tâm lý của một số người khi thấy trẻ bị bệnh sẽ cho trẻ mặc rất nhiều quần áo ấm, đeo vớ, đội mũ, quấn khăn… Những việc này sẽ khiến cơ thể trẻ không thể tỏa nhiệt ra ngoài nên bé càng sốt cao hơn. Ngay cả khi bé rùng mình, ớn lạnh, bạn cũng đừng ủ con trong lớp chăn dày hoặc đống quần áo ấm.

2. Chăm sóc trẻ bị sốt

Thông thường, khi bé mới sốt, bạn không nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay mà nên để trẻ ở nhà và theo dõi trong khoảng 1 – 2 ngày. Bởi khi con mới sốt, các bác sĩ sẽ thật khó có thể xác định nguyên nhân trẻ bị sốt là do đâu để có hướng điều trị thích hợp. Khi chăm sóc trẻ sốt, mẹ cần lưu ý:

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần cho bé bú đủ. Nếu bé mệt, bú ít, bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé không thể bú hoặc bỏ bú, bạn nên vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn: Mẹ nên cho con bú đủ, uống thêm nước, chia nhỏ bữa ăn ra cho bé dễ ăn (với các bé đã ăn dặm). Việc bú đủ và uống đủ nước có tác dụng giúp làm mát cơ thể, tránh mất nước.

Ngoài việc sử dụng miếng dán hạ sốt ra, bạn có thể dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt ráo lau trán, nách, bụng bẹn, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh để lau cho trẻ. Lưu ý là nếu bé sốt mà tay chân lạnh, bạn không nên lau mát cho trẻ.

Đôi khi tình trạng sốt ở trẻ là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần được chăm sóc kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Trẻ sốt 38°C hoặc cao hơn
  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38°C trở lên
  • Bé dưới 2 tuổi, tình trạng sốt đã kéo dài 24 giờ. Với các bé trên 2 tuổi, tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 72 giờ
  • Bé sốt có kèm theo các triệu chứng khác như cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban hoặc đau đầu dữ dội
  • Quấy khóc không yên, bứt rứt, khó chịu hay phản xạ kém
  • Trẻ sốt có kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, lơ mơ…
  • Co giật
  • Bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước
  • Trẻ tím tái.

Việc dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ chỉ là một giải pháp tình thế để trẻ cảm thấy dễ chịu. Bạn không nên dùng miếng dán hạ sốt thay thế thuốc hạ sốt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn hãy cho bé chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Con bạn đang ốm, cần khám bác sĩ?

Đặt lịch khám cho bé với bác sĩ Nhi ngay hôm nay!

Xem thêm

{{#data}}

{{name}}

{{specialties}}

{{provideCareText}}

Phí tư vấn

{{price}} {{priceUnit}}

{{hospital.name}}

{{hospital.address}}

Chỉ đường

Đặt lịch hẹn{{#phone}} Đăng nhập để gọi{{/phone}}

{{/data}}

Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

{{name}}

{{topics_count}}

Chủ đề

{{posts_count}}

Bài đăng

{{members_count}}

Thành viên

Tham gia cộng đồng

Các chủ đề về {{name}}{{#renderTopics}}

{{name}}

Theo dõi

{{/renderTopics}}{{#topicsHidden}}

Các chủ đề khác

{{/topicsHidden}}

{{#post}}

{{authorName}}

{{community.name}}

{{postCreatedTime}}

{{postName}}

{{description}}

{{likes_count}}
{{comments_count}}

Bình luận

{{/post}}

Video liên quan

Chủ đề