Mổ lấy thai mất bao lâu

News -

>>> Chương trình Thai Sản & Sinh trọn gói

>>> Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

>>> Sốt ở phụ nữ mang thai

>>> Mổ lấy thai

>>> Video: Táo bón ở mẹ bầu

>>> Video: Vận động của mẹ bầu

>>> Video: Nuôi con bằng sữa mẹ

>>> Video: Ốm nghén ở mẹ bầu

>>> Video: Sinh thường hay sinh mổ?

Mổ lấy thai là gì?

Mổ lấy thai là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài. Khi sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê/ gây mê để mẹ không còn cảm giác đau. Bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch trên bụng của mẹ và đưa em bé ra khỏi tử cung. Phần nhiều các bé được sinh tự nhiên qua đường âm đạo của người mẹ, trường hợp này gọi là sinh thường. Mổ lấy thai còn được gọi là “sinh mổ”.

Tôi có biết trước là tôi sẽ cần sinh mổ không?

Bạn có thể biết trước được điều này. Các lý do phổ biến cho một ca sinh mổ khi chuyển dạ là:

  • Mẹ đã từng sinh mổ trước đó
  • Thai ngôi ngược
  • Em bé quá to
  • Mẹ bị bệnh lây nhiễm như herpes hay HIV. Bệnh có thể lây sang cho bé trong quá trình sinh thường.
  • Rau tiền đạo. Rau thai có vai trò cung cấp dinh dưỡng và ô-xy cho thai phát triển cũng như làm sạch chất thải trong máu thai nhi. Rau tiền đạo xảy ra khi rau thai lấp đường xuống âm đạo.
  • Thai nhi có vấn đề, và bác sĩ tin rằng việc chuyển dạ và sinh thường có thể không an toàn cho mẹ và bé.

Một số mẹ chọn sinh mổ mặc dù mẹ có thể theo dõi sinh thường. Trong trường hợp này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ nếu mẹ muốn sinh mổ. Mọi cuộc phẫu thuật đều có những nguy cơ nhất định.

Khi nào nên lên kế hoạch sinh mổ?

Thường mẹ nên chờ đến sau tuần 39 của thai kỳ (thai kỳ bình thường là 40 tuần).

Tại sao một số mẹ lại có chỉ định sinh mổ khi chuyển dạ?

Lý do thường là do chuyển dạ không suôn sẻ như dự kiến. Việc này có thể xảy ra nếu:

  • Cơn co không đủ lực để đẩy em bé ra ngoài (tử cung co cứng trong khi chuyển dạ)
  • Thai quá to
  • Khung chậu của mẹ quá nhỏ (khung chậu là phần xương quanh hông và âm đạo).
  • Thai ở vị trí bất bình thường như ngôi ngược.

Một số lý do khác dẫn tới sinh mổ là:

  • Nguy hiểm cho em bé, chẳng hạn nhịp tim em bé quá chậm
  • Nguy hiểm cho mẹ, chẳng hạn mẹ đang chảy máu nhiều

Nếu chuyển dạ tiến triển chậm, tôi có cần sinh mổ không?

Không cần thiết. Đầu tiên, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể dùng oxytoxin để kích đẻ. Thuốc này giúp cơn co mạnh hơn. Nếu vài giờ sau khi dùng thuốc mà chuyển dạ vẫn không cải thiện thì bác sĩ có thể yêu cầu sinh mổ.

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Sinh mổ được thực hiện theo các bước chính sau:

  • Trước tiên, bạn sẽ được giảm đau trong khi mổ. Có 2 kiểu giảm đau: gây tê vùng (bạn vẫn có ý thức) và gây mê toàn thân (bạn rơi vào giấc ngủ).
  • Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch ở bụng của mẹ. Có hai cách để rạch:
    • Thường bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng dưới từ bên này sang bên kia, trên lông mu khoảng 1-2 cm.
    • Nếu mẹ có chảy máu nhiều hoặc bé trong tình trạng nguy hiểm, bác sĩ sẽ rạch từ trên xuống dưới. Cách rạch này là cách nhanh nhất để đưa em bé ra ngoài.
  • Sau khi rạch qua ổ bụng, bác sĩ sẽ rạch tiếp vào tử cung và lấy em bé ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ cắt dây rốn và lấy hết rau thai ra ngoài.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu tử cung và vết rạch ở bụng của mẹ.

Mẹ mất bao lâu để hồi phục sau mổ đẻ?

Sau một vài giờ, mẹ sẽ có thể vận động nhẹ và ăn uống. Hầu hết sản phụ đều xuất viện sau 4 ngày nhưng có thể vẫn còn cảm giác đau. Mẹ sẽ hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Sản phụ có thể quay lại làm việc sau thời gian này.

Sinh mổ có nguy cơ gì không?

Có. Mặc dù hầu hết mẹ và bé đều hồi phục rất tốt sau sinh mổ nhưng vẫn có những nguy cơ nhất định.

So với sinh thường, sinh mổ có thể:

  • Ảnh hưởng tới bàng quang, mạch máu, ruột và các bộ phận xung quanh khác.
  • Nhiễm trùng
  • Máu cục có thể dẫn tới tắc mạch máu và dấu hiệu hô hấp
  • Mất đi khoảng thời gian gắn kết giữa mẹ và bé
  • Thời gian hồi phục của mẹ lâu hơn
  • Vấn đề về rau thai và tử cung ở những lần mang thai sau
  • Bé có thể gặp vấn đề hô hấp. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc và đi đến quyết định về những nguy cơ khi sinh mổ.

Những triệu chứng nào sẽ đỡ dần?

Trong những tuần đầu, mẹ thường có những dấu hiệu sau:

  • Chuột rút cơ bụng
  • Có rỉ ít máu và có dịch màu vàng ở âm đạo
  • Đau vết mổ

Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu:

  • Bạn bị sốt trên 38°C
  • Bạn ngày càng đau hơn
  • Chảy máu âm đạo ngày càng nhiều
  • Vết mổ sưng hoặc tấy đỏ, hoặc chảy máu hoặc có chảy dịch.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ sinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi thông tin về chúng tôi theo mẫu dưới đây:

Ngày nay rất nhiều bà mẹ đã được áp dụng phương pháp sinh mổ để lấy thai. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách chăm sóc. Vậy sinh mổ bao lâu thì lành và phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1. Sinh mổ bao lâu thì lành?

Những trường hợp sinh mổ thường sẽ phải ở lại viện lâu hơn sinh thường, có thể từ 3 đến 4 ngày. Nguyên nhân ở lại viện lâu hơn là để các bác sĩ có thể theo dõi vết mổ và chăm sóc vết mổ một cách tốt nhất cho sản phụ. Thông thường, vết mổ của chị em sẽ có thể lành sau mổ khoảng 6 tuần.

Mỗi trường hợp khác nhau, thời gian lành vết mổ sẽ khác nhau

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì thời gian hồi phục, thời gian lành vết mổ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu chế độ chăm sóc tốt, nghỉ ngơi tốt, vận động nhẹ nhàng đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của bệnh nhân có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và thời gian bình phục sẽ lâu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì lành” còn phụ thuộc vào yếu tố sản phụ sinh con đầu lòng hay sinh con lần thứ 2 hoặc lần thứ 3. Các sản phụ nên tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ.

2. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện

Sau khi sinh, các sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần hết sức cẩn trọng và lưu ý giữ gìn vết mổ và đặc biệt, không nên tự tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc,…

Cần vệ sinh cẩn thận vết mổ

Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nếu vết mổ của bạn bắt đầu khô hơn, không xảy ra tình trạng sưng đau hoặc chảy dịch, thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu bạn vẫn thấy đau do vết mổ, có thể liên hệ với các bác sĩ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp.

Trong những ngày đầu sau mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Chị em nên dùng loại khăn mềm để lau người, lau thật sạch sẽ vùng da xung quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt lưu ý không chạm vào vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

2.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?

Sản phụ sinh mổ có thể được chỉ định ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ đã khô và ổn định, chị em sẽ được trở về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, chị em cần lưu ý, không được gãi vào vết mổ dù có phản ứng ngứa, cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Cụ thể, sản phụ cần chú ý những điều sau:

Vết mổ có mủ là do nhiễm trùng

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, tốt nhất không nên chạm vào vết mổ.

Có thể tăm nhưng không nên tắm quá lâu, không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương bị ướt.

Lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.

Nên để vết mổ khô thoáng. Bạn có thể lựa chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.

2.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục

Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là bạn chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.

Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn tập ngồi dậy và có thể ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng và hoạt động sinh hoạt bình thường.

Sau sinh khoảng 4 đến 6 tuần, các sản phụ có thể tập thể dục bình thường.

2.4. Những thực phẩm sản phụ nên ăn để vết mổ nhanh chóng được hồi phục

Khoảng 6 giờ đầu sau sinh, chị em chỉ nên uống nước,… đến khi cơ thể bắt đầu có thể “xì hơi” được thì mới bắt đầu ăn cháo loãng và một số món ăn mềm khác.

Sản phụ cũng nên chú ý những vấn đề sau:

Nên uống nhiều nước và tăng cường rau xanh, bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, canxi,… để sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục và tạo được nguồn sữa dồi dào, thơm sánh cho con.

Sau sinh mẹ nên vận động nhẹ nhàng

Tránh những thực phẩm dễ gây táo bón, những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ gây mủ hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, các đồ chế biến từ gạo nếp,…

2.5. Sản phụ cần đến bệnh viện nếu có những vấn đề sau:

Xuất hiện tình trạng đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ dù bạn không chạm vào vết mổ

Nếu vết mổ có tình trạng sưng tấy, hoặc nóng rát, ngứa nhiều, chảy mủ,… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Sốt cao trên 38,5 độ cũng cần đến viện để kiểm tra sức khỏe.

Tình trạng sản dịch có mùi hôi thì rất có thể là do nhiễm trùng hậu sản.

Bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ đề