Mổ ruột thừa an thịt bò được không

Ruột thừa không giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi phẫu thuật người bệnh không cần kiêng cữ quá nhiều thứ. Tuy nhiên, để vết mổ mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý.

Sau mổ ruột thừa ăn gì được và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Ăn uống giúp cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sống cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn uống đúng cách giúp tăng khả năng làm lành và hồi phục vết thương sau khi phẫu thuật. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa xuất hiện biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng,… Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và giúp vết mổ sớm lành sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân nên xây dựng cho bản thân kế hoạch ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn sau mổ ruột thừa thường là những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Vì vậy, người bệnh vừa mới phẫu thuật xong nên ăn những thực phẩm sau để tăng sức đề kháng và làm tăng khả năng hồi phục bệnh.

Mổ ruột thừa thường không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa . Vì vậy, ngày đầu sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau khi mổ 1 ngày, người bệnh có thể uống sữa và nước cháo. Sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vừa mới mổ xong nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Chẳng hạn như khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, khoai lang, bơ,…

Sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên ăn những món ăn mềm như cháo, canh, súp hoặc cơm nhão. Mục đích của việc lựa chọn những món ăn này là vì chúng dễ nuốt, dễ tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến đường ruột.

Sau khi phẫu thuật ruột thừa, người bệnh nên tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Thức ăn chứa chất xơ không chỉ giúp dễ tiêu, không gây ảnh hưởng đến vết mổ mà còn giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạn chế xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể bổ sung chất xơ thông qua các loại rau xanh, trái cây, của quả như cà rốt, rau bina,… Ngoài ra, có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể bằng cách sử dụng ngũ cốc nguyên cám từ các loại đậu, mè đen, gạo lức,…

Người bệnh nên bổ sung chất đạm để tăng khả năng liên kết và tái tạo collagen giúp vết mổ mau lành.

Protein chính là thành phần giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo các tế bào mới, giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục bệnh diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân sau mổ ruột thừa có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu chất đạm sau đây:

  • Tôm
  • Cua
  • Cá: Cá thu, cá mòi, cá hồi,…
  • Thịt: Thịt bò, thịt gà,
  • Protein từ thực vật như đậu phụ

Thực phẩm giàu vitamin và kẽm thường có tác dụng hữu ích trong việc giúp vết mổ ruột thừa mau lành và không bị nhiễm trùng. Vitamin C và tiền chất của vitamin A là beta-caroten thường được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung. Bởi chúng giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở vết mổ. Ngoài ra, những hoạt chất vitamin này còn giúp vết mổ làm lành nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị.

Một số thực phẩm chứa vitamin C và beta-caroten như:

  • Bưởi
  • Chanh
  • Cam
  • Rau ngót
  • Dâu tây
  • Kiwi
  • Rau xanh
  • Cà rốt
  • Đu đủ
  • Bí đỏ
  • Gấc
  • Khoai lang

Chức năng của ruột thừa cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên, ruột thừa sau mổ thường không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp vết mổ nhanh lành, bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn, nước uống dưới đây.

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng sức khỏe, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là do thức ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng lớn acid béo no có giá trị dinh dưỡng kém làm tăng khả năng viêm.

Bên cạnh đó, chúng còn khiến vết thương lâu lành và suy giảm khả năng miễn dịch. Mặt khác, bổ sung thực phẩm giàu dầu mỡ có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng, đặc biệt là gây nhiễm trùng vết mổ. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh và những món ăn chiên, xào.

Sau mổ ruột thừa bệnh nhân nên kiêng ăn đồ ngọt.

Người bệnh sau khi phẫu thuật ruột thừa nên hạn chế ăn thực phẩm chứa đường. Nguyên nhân là do chất ngọt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa đường có thể gây kích thích đường ruột dẫn đến chứng tiêu chảy. Vì thế, bệnh nhân không nên ăn bánh kéo,, kem, mứt ngọt hoặc nước ngọt trong giai đoạn này.

Đối với bệnh nhân vừa mới mổ ruột thừa, việc ăn thức ăn cứng thường không có lợi. Bởi chúng gây khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu và tác động xấu đến vết mổ ruột thừa. Tốt nhất, sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn bánh mì, các loại hạt, trái cây sấy khô.

Ngoại trừ sữa chua lên men, người bệnh sau khi mổ ruột thừa không nên sử dụng bất kỳ các sản phẩm có liên quan đến sữa. Bởi sữa chứa lượng lớn chất béo có thể gây khó tiêu. Bên cạnh đó, việc hấp thu quá nhiều sữa sẽ tạo thành các mảng dày bám dính trên niêm mạc ruột, gây hình thành độc tố khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Chưa kể đến, uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến chứng táo bón. Vì vậy, bệnh nhân có thể uống sữa nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải.

Bệnh nhân sau mổ ruột thừa không nên sử dụng thức ăn và đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết mổ.

Ngoài những thực phẩm nên ăn và không nên ăn nêu trên, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp chuyên viên y tế theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý phù hợp.

Khi ruột thừa bị viêm, cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng ổ viêm vỡ ra khiến vi khuẩn và các chất độc xâm nhập vào khoang bụng gây viêm phúc mạc. Sau phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Vậy sau khi mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì và ăn gì?

Sau mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm, nhiễm trùng khi bị tắc nghẽn do sỏi thận, thức ăn. Nếu không kịp thời điều trị, ruột thừa có thể bị sưng, mưng mủ, viêm mô làm thiếu nguồn cung cấp máu. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là một trong những vấn đề chính gây đau bụng dữ dội, bắt buộc phải phẫu thuật.

Các nguyên nhân gây viêm ruột thường là:

  • Do chế độ ăn uống không phù hợp
  • Do các bệnh lý về đường ruột
  • Do sự tắc nghẽn ở ruột cho thức ăn lọt vào
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm đường ruột
  • Sỏi thận, dị vật hay quá sản tổ chức lympho ở thành ruột

Với bệnh nhân vừa mổ ruột thừa xong, nếu trong 6 – 8 giờ mà không có các dấu hiệu nôn mửa thì có thể sử dụng sữa nóng để bổ sung dinh dưỡng và bù nước. Sau mổ 2 ngày, chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo súp. Để vết thương mau lành, sau mổ 2 ngày, người bệnh nên ăn những thực phẩm như sau:

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sau khi mổ ruột thừa, do hệ tiêu hóa còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn nên người bệnh cần thời gian tiêu hóa lâu hơn người bình thường. Vì thế, ưu tiên hàng đầu cho người bệnh là những thực phẩm dễ tiêu để giúp vết mổ nhanh lành và giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Trong những ngày đầu, do cơ thể còn đang mệt mỏi, bệnh nhân chỉ nên ăn cháo và các loại súp. Khi vết thương bắt đầu lành, có thể sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như sữa, sữa chua, khoai nghiền… Đặc biệt, các acid lactic trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn, rất tốt cho bệnh nhân mới mổ ruột thừa.

Beta-carotene có nhiều trong các loại trái cây, rau quả có màu cam và vàng

Beta-carotene là tiền chất của vitamin A trong thực vật, là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên có tác dụng giúp  da làm sạch các nguyên tử oxy tự do đang dư thừa điện tử gây hại cơ thể. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng cho khả năng của thị giác, tốt cho người mới ốm dậy.

Theo khuyến cáo, liều lượng an toàn của beta caroten là khoảng 10mg trong một ngày. Tuy nhiên, nếu bổ sung qua các thực phẩm tự nhiên thì không sợ quá liều. Những thực phẩm giàu beta carotene có thể kể đến như bí ngô cà rốt, khoai lang, bắp cải, rau diếp, cải xoăn, cải xoong, củ cải, đậu Hà Lan.

Các thực phẩm giàu chất xơ đa phần rất dễ tiêu hóa, không làm ảnh hưởng đến vết mổ. Chất xơ có tác dụng kích thích hoạt động co bóp của nhu động ruột, giúp cơ thể đào thải chất độc thường xuyên. Không chỉ vậy, chất xơ còn giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm lượng cholesterol trong máu, tham gia điều hòa đường huyết…Các thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài các thực phẩm trên, nên tăng cường sử dụng:

  • Các loại cá biển: Cá biển giàu kẽm, nhiều omega – 3 và protein tốt cho sức khỏe. Sử dụng cá biển sau phẫu thuật ruột thừa hỗ trợ rất tốt cho sự phục hồi của cơ thể. 
  • Thực phẩm giàu protein: Có tác dụng sản sinh ra collagen giúp vết mổ nhanh lành. Các thực phẩm giàu protein có thể sử dụng là thịt gia cầm, đậu phụ…
  • Vitamin A, vitamin C, vitamin E: Giúp bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi hư hại bởi các gốc tự do. Các loại vitamin này có nhiều trong rau có màu xanh, ớt đỏ, hạt hạnh nhân, rau bina, rau mồng tơi…
  • Nước: Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh thường có hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động ruột của cơ thể. Do đó, mỗi ngày, người bệnh nên uống 10 – 12 cốc nước để ruột hoạt động dễ dàng hơn. 

Trái cây là một thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, giàu dưỡng chất lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại trái cây mà người mổ ruột thừa nên ăn:

Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn của vết mổ, chống oxy hóa, giúp vết mổ nhanh lành hơn. Các loại trái cây mà người mổ ruột thừa có thể bổ sung vào khẩu phần ăn là cam, quýt, bưởi, chanh, dâu tây, xoài, đu đủ, kiwi, dưa đỏ, cà chua, ớt chuông đỏ…

Như đã đề cập, beta-carotene đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành mô sẹo, hỗ trợ làm lành vết thương và làm mạnh hệ miễn dịch của cơ thể. Beta-carotene có nhiều trong các loại trái cây, rau quả có màu cam và vàng như đào, mơ, dưa vàng, xoài, đu đủ, quả anh đào, mận… 

Chuối cũng là một trong những loại trái cây mà người mới mổ ruột thừa không thể bỏ qua. Chuối giàu sắt và kali, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Hơn nữa, loại trái cây này còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa của các bệnh nhân sau phẫu thuật. 

Sau khi đã tìm hiểu mổ ruột thừa ăn gì tốt, người bệnh cũng không nên bỏ qua việc tìm hiểu mổ ruột thừa kiêng ăn gì. Bởi lẽ nếu không biết mà sử dụng nhiều các thực phẩm này sẽ khiến vết thương thêm nghiêm trọng và khó lành hơn.

 Các thực phẩm này bao gồm:

Rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá, chất kích thích khác là các thực phẩm nằm trong danh sách kiêng kỵ hàng đầu của người bệnh mới mổ ruột thừa. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm này khi vết thương còn chưa hoàn toàn lành hẳn. Bên cạnh đó, những người không bị bệnh, nếu muốn bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh đau dạ dày và các bệnh lý khác cũng không nên sử dụng.

Sau khi mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa của người bệnh rất yếu, do đó, rất khó để tiêu hóa được các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ. Các thức ăn này ở thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động bình thường đã không nên ăn. Đặc biệt, sau khi mổ ruột thừa thì càng không nên sử dụng vì rất khó tiêu, khi ăn vào sẽ làm cho dạ dày và ruột hoạt động với công suất cao làm ảnh hưởng đến vết mổ. Các thực phẩm này bao gồm món ăn quay nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Tránh xa đồ ngọt để tránh ảnh hưởng đến sự phục hồi của vết mổ

Thực phẩm quá ngọt sẽ dễ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, không chỉ vậy nó còn làm người bệnh dễ bị tiêu chảy do đường ruột còn yếu. Do đó, sau khi mổ ruột thừa thừa, không nên sử dụng các thức ăn quá ngọt như bánh kẹo, mứt quả… 

Bên cạnh cạnh thực phẩm đã đề cập, người bệnh cũng cần tránh xa các loại thức ăn sau đây:

  • Đường tinh chế và bột tinh chế: Chúng tạo ra khá nhiều độc tố, gây ủ bệnh từ các vi trùng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Sữa bò, thịt đỏ, trứng: Có thể kết thành mảng dày trong niêm mạc ruột, tạo ra nhiều độc tố và ngăn cản sự hấp thu của ruột. 
  • Thức ăn chế biến sẵn: Có thể gây sản sinh độc tố hoặc tạo ra các men đường ruột có hại.
  • Các loại đồ ăn cứng như trái cây khô, bánh mì…
  • Thức ăn cần được chế biến mềm, tránh sử dụng các thực phẩm có xơ đặc biệt là xơ già
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể 5 – 6 bữa/ngày, ăn tăng dần lượng protein, calo
  • Hạn chế ăn quá nhiều một lúc để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa
  • Nếu gặp tình trạng táo bón, chán ăn, thiếu ngon miệng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp. 
  • Nên chế biến thức ăn ở các hình thức nấu, luộc, ninh như cho mềm để dễ tiêu hóa.
  • Khi chế biến thức ăn, không nên bỏ các gia vị như ớt tiêu, tương ớt, xì dầu, tốt nhất nên ăn nhạt để tránh là vết mổ bị tổn thương.
  • Hạn chế di chuyển trong những ngày đầu sau mổ, không làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn và nên tập thói quen đi ngủ sớm.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn xác định được sau khi mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì sau mổ ruột thừa. Có thể thấy chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh sau hồi phục. Do đó, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống và kiêng cử hợp lý để giúp vết thương mau lành hơn.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ đề