Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt

Thứ sáu, 03/04/2015 21:44

Chuyện “mỗi người làm việc bằng hai”

(NTO) Hội ngộ trong dịp về dự lễ cưới con đứa bạn, cánh cựu chiến binh chúng tôi có dịp ôn lại những kỷ niệm sống trong quân ngũ, rồi tán gẫu, bình phẩm chuyện ngày xưa, ngày nay cứ như mình là người hiểu cao, biết rộng vậy. Họ nói chuyện vô tư, trong sáng nhưng cũng có đôi điều đáng suy ngẫm.

Chuyện “Mỗi người làm việc bằng hai” trong kháng chiến chống Mỹ

Anh bạn thương binh (chỉ còn một tay) bất chợt buông câu hỏi: Chỉ còn ít ngày nữa là kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng đất nước, các cậu có biết “Mỗi người làm việc bằng hai” là như thế nào không? - Ông biết thì kể đi còn hỏi. Anh bạn gần bên lên tiếng. Anh thương binh chậm rãi: Tớ mà biết thì hỏi các cậu làm gì. May mắn trong đám bạn, có chị dáng gọn gàng, xinh xắn, hiện là giảng viên môn Sử, Trường Cao đẳng tỉnh tiếp lời: - Ừ, để tôi. Rồi chị chậm rãi kể: - Chuyện “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng vào tháng 4-1964 tại Hội nghị Chính trị đặc biệt. Sau đó được dấy lên ở Nhà máy gang thép Thái Nguyên rồi lan rộng ra trở thành phong trào chung của mọi người, mọi nhà, mọi ngành, địa phương ở miền Bắc. Từ trẻ nhỏ đến người già, từ đồng bằng đến miền núi, thành thị, ai ai cũng hăng hái thi đua làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt. Cùng với phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai” là các phong trào thi đua như “Sóng duyên hải” trong công nghiệp, “Gió đại phong” trong nông nghiệp, “Cờ ba nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong trường học, “Thầy thuốc như mẹ hiền” trong ngành Y tế, “Ba cải tiến” trong các cơ quan, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên…. động viên dân và quân miền Bắc thi đua sản xuất, chiến đấu bảo vệ miền Bắc đồng, thời chi viện cho miền Nam đánh Mỹ theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Nghe xong, anh bạn thương binh trầm trồ: Nghe bà kể cứ như là người trong cuộc vậy. “Ừ, Mình may mắn sinh ra tại miền Bắc, không chỉ học qua lịch sử, đọc sách báo mà mỗi dịp kỷ niệm ngày chiến thắng lại được nghe mẹ kể về thời gian khổ, ác liệt hào hùng chống Mỹ. Có lẽ vì vậy mà dân tộc Việt Nam dù nhỏ bé nhưng vẫn đủ sức đánh thắng Mỹ”, chị nói thêm.

Và “Mỗi người làm việc bằng hai” thời hội nhập

Nghe xong, anh bạn công tác ở đơn vị sự nghiệp góp thêm: Tưởng chuyện gì lạ, cơ quan mình đâu cần phát động phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai”, nhưng nhiều người đã làm việc bằng hai, bằng ba rồi, tôi phải ghi lại để sau này “giáo dục” con cháu. “Ông nói như chuyện cổ tích, “mỗi người làm việc bằng hai” là vì dân, vì nước còn ông hưởng hai lương (lương sự nghiệp, lương tăng thêm từ dịch vụ có thu) thì làm việc bằng hai nghe sao được!?”. Chị bạn giảng viên môn Sử không đồng tình. Anh bạn cười hề hề: - Tôi cứ tưởng các ông, các bà hiểu cao, biết rộng ai dè… để xem có đúng là chúng tôi mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba không nhé. Nơi tôi công tác hiện có gần 50% là người học bài bản, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ chính quy và hơn 50% học theo kiểu “du kích”. Nhu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển đòi hỏi phải có sản phẩm mới, hiệu quả cao. Nhà nước đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại và cho tăng biên chế để ngang tầm nhiệm vụ, rồi “trải thảm đỏ đón” đón nhân tài nhưng mấy năm rồi có đón được ai. Thế là số cán bộ lâu nay ở các đơn vị cơ sở học đường vòng, số học sinh tốt nghiệp THPT thi trượt đại học chính quy theo con đường tại chức tìm đường “chạy” vào biên chế cơ quan. Nhiều người trong số họ có bằng thạc sĩ, có người tiến sĩ nhưng họ vốn quen công việc cơ sở, họ làm việc như thế nào chắc các vị biết rồi đấy!? Vậy nên những người học hành bài bản, có năng lực thực sự phải gánh thêm phần việc của họ, thế thì “mỗi người không làm việc bằng hai, bằng ba” sao được. Nghe bạn kể xong, mọi người ồ lên “thảo nào, báo chí nói có 30% công chức cắp ô”, vậy nên chuyện “mỗi người làm việc bằng hai” thời hội nhập tự nó đã thành phong trào khỏi cần ý tưởng, phát động như thời chống Mỹ.

Chuyện “Mỗi người làm việc bằng hai” thời nay của cánh cựu chiến binh chỉ là chuyện vui, đúng bao nhiêu phần trăm không biết nhưng có lẽ trong từng cơ quan, đơn vị…đều có số đông những người đang ngày đêm công tác, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp chung và vẫn còn đó số người “tám giờ vàng ngọc”, sáng “cắp ô đi, tối cắp về”, trong số họ có người còn được biểu dương khen thưởng, được thăng chức. Xã hội chỉ thực sự phát triển khi những người có đức, có tài được trọng dụng và chúng ta hãy “Mỗi người làm việc bằng hai” như lời Bác Hồ dạy để góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mỹ Hạnh

Bác Hồ với đồng bào và chiến sĩ miền Nam

Sinh ra từ quê hương Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhưng thời niên thiếu, Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ thời thơ ấu) và gia đình sống ở Cố đô Huế. Thân mẫu Bác mất ở Huế, thân phụ Bác qua đời ở Cao Lãnh, tỉnh lỵ Đồng Tháp.

 Ở tuổi mười chín, đôi mươi, thầy giáo Nguyễn Tất Thành với truyền thống gia đình yêu nước thương nòi, đã truyền bá tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm cho học sinh trường Dục Thanh và nhân dân tỉnh Phan Thiết. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành xuất dương tìm đường cứu nước. Và từ đấy đến lúc đi xa, ngót 60 năm, lãnh tụ Hồ Chí Minh không được gặp đồng bào nửa đất nước thân yêu ngay trên mảnh đất miền Nam đau thương và quật khởi. Đấy là một nỗi áy náy khôn nguôi của Bác. Tuy vậy, hình ảnh đồng bào và chiến sĩ miền Nam luôn luôn in đậm trong trái tim Người. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về tình cảm yêu thương của Bác Hồ với đồng bào và chiến sĩ miền Nam: “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha/ Bác nghe từng bước trên tiền tuyến/ Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa” (Bác ơi!).

Bác Hồ với các anh hùng và dũng sĩ miền Nam năm 1969.
(nguồn: //www.bienphong.com.vn)

Tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào và chiến sĩ miền Nam thật là thiết tha, sâu nặng; bởi miền Nam bao nhiêu năm luôn “đi trước, về sau”. Tư tưởng, tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam là tượng trưng cho ý chí thống nhất đất nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Ngày 31/5/1946, trước khi lên đường sang Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ nước này, nhằm cứu vãn hòa bình ở Việt Nam, giữa lúc thực dân Pháp quay trở lại xâm lược miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam bộ. Người khẳng định: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam”. Bác bày tỏ tình cảm của mình với đồng bào Nam bộ thật là thống thiết: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”. Trong không khí căng thẳng ở Hội nghị Fontainebleau, 1946, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố đanh thép: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Năm 1952, trong “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 6 năm Ngày Nam bộ kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dù ở xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ rất gần Nam bộ. Tôi theo dõi từng giờ, từng phút cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ và cán bộ ta”.

Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954), đất nước bị chia cắt làm hai miền, Bác Hồ càng thương nhớ miền Nam. Bác khẳng dịnh: “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được!”. Người kêu gọi cán bộ, nhân dân miền Bắc hết lòng hết sức làm việc để ủng hộ cách mạng miền Nam: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai, để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Người tận tình quan tâm tới đời sống, công tác của đồng bào, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, đặc biệt là các cháu thanh, thiếu nhi học tập ở các trường học sinh miền Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ học tập tiến bộ. Bác chăm sóc cây vú sữa và hai cây dừa đồng bào miền Nam gửi tặng, trồng ở bên cạnh nhà sàn của Bác. Trong phòng làm việc của Người, Bác trân trọng, giữ gìn các hiện vật đồng bào miền Nam gửi tặng, các tài liệu, cuốn sách viết về các anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, như cuốn “Người con gái Bến Tre” viết về Anh hùng Tạ Thị Kiều, “Rừng núi diệt thù” viết về Anh hùng A Vai ở Tây Nguyên, “Người trinh sát trí dũng song toàn” viết về Anh hùng Trần Dưỡng… Chiếc đài bán dẫn Bác nghe tin tức thời sự, Bác đặc biệt quan tâm là tin chiến trường miền Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm, theo dõi, động viên từng bước tiến triển của cách mạng miền Nam và đề cao chính nghĩa của cuộc đấu tranh này đối với quốc tế. Giữa những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng điên cuồng đánh phá cách mạng miền Nam, nhưng quân dân miền Nam ngày càng kiên cường chiến đấu, giành nhiều thắng lợi vẻ vang, Bác Hồ nhận định: “Tình hình ở miền Nam hiện nay chứng tỏ một cách rõ rệt sự thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mỹ trong cuộc “chiến tranh đặc biệt này”. Cuộc “chiến tranh đặc biệt mà chúng đang thí nghiệm ở miền Nam Việt Nam đã thất bại, thì chúng sẽ thất bại ở bất kỳ nơi nào khác. Đó là ý nghĩa quốc tế của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam ta đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”.

Di tích cây đa Bác Hồ (xã Vật Lại – huyện Ba Vì – Hà Nội).

Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc, Bác đều gặp gỡ, thăm hỏi, động viên ân cần. Ngày 21/10/1962, tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, do GS Nguyễn Văn Hiếu làm Trưởng đoàn. Đoàn đã tặng Bác một số hiện vật của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Bác rất xúc động và nói: “Bác chẳng có gì để tặng lại cả, chỉ có cái này” – Bác đặt tay lên ngực trái của mình. Ngừng một lát, Bác tiếp: “Miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi!”. Các đồng chí trong đoàn đều không cầm được nước mắt.

Bác thường tỏ ý định vào miền Nam để thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào, nếu đường sá khó khăn thì Bác sẵn sàng đi bộ. Nhưng Bộ Chính trị đề nghị với Bác: Đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, sẽ mời Bác vào thăm.

Yêu thương đồng bào và chiến sĩ miền Nam phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh trong cuộc kháng chiến nên Bác luôn luôn trăn trở vì mình chưa làm tròn trách nhiệm đối với miền Nam. Cho nên, Bác từ chối mọi phần thưởng cao quý mà Quốc hội nước ta và bè bạn quốc tế trao tặng. Năm 1963, Quốc hội Khóa II quyết định trao tặng Bác Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta, nhưng Bác đề nghị: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”. Năm 1967, nhân kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười, Chính phủ Liên Xô quyết định trao tặng Bác Huân chương V. Lênin – Huân chương cao quý nhất của Liên Xô, Bác cũng đề nghị hoãn việc trao Huân chương, chờ đến ngày đất nước thống nhất, Bác sẽ nhận Huân chương cao quý đó!

Những ngày đón mừng năm mới và ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Bác làm thơ chúc mừng đồng bào cả nước, bao giờ Bác cũng nhắc đến miền Nam, động viên nhân dân anh dũng chiến đấu giành những thắng lợi mới, tiến tới Bác Nam sum họp một nhà. Bài thơ “Mừng Xuân 1967”, Bác viết: “… Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi/ Tin mừng thắng trận nở như hoa”. Đến bài thơ “Mừng Xuân 1968”, Bác khích lệ: “… Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”. Và đến bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác “Mừng Xuân 1969”, Bác khẳng định: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào/ Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”. Mỗi bài thơ chúc Tết của Bác là những lời hiệu triệu thiêng liêng, thúc đẩy bao chiến công của hai miền Nam Bắc.

Đền đáp lại tình cảm yêu thương của Bác, đồng bào và chiến sĩ miền Nam luôn luôn khắc sâu hình ảnh Người trong trái tim mình, tâm niệm những lời Bác dạy, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn, khó khăn, anh dũng chiến đấu. Chiến dịch lịch sử 30/4/1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong niềm hân hoan chiến thắng, đồng bào và chiến sĩ miền Nam càng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ghi khắc công ơn trời biển của Người. Tiêu biểu cho tình cảm của đồng bào và chiến sĩ miền Nam yêu kính và biết ơn Hồ Chủ tịch, nhà thơ Viễn Phương trong dịp ra miền Bắc, tháng 4/1976, đã viết bài thơ “Viếng lăng Bác” với những câu thơ biết bao xúc động:

“… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim/ Mai về miền Nam thương trào nước mắt/ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác/ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này!”.

Ngày nay, đất nước ta đang không ngừng tiến tới. Nhân dân hai miền Nam Bắc đang nỗ lực thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, nỗ lực thực hiện lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong bối cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn ở bên cạnh chúng ta.

Đào Ngọc Đệ (Quận Hải An – Hải Phòng)

Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 534

Page 2

Chọn danh mục: Tất cảMỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Tin nhanh Tháng Thanh niên---Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Thiện nguyệnĐại hội đoàn các cấp NK 2022- 2027Theo chân Bác---Gương sáng thanh niên làm theo lời BácĐoàn - Hội - Đội---Đoàn---Hội---Học kỳ trong quân độiGiáo dục - Tuyên truyền---Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng---Văn bản mớiChính trị - Xã hội---Tin tức---Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026---Chủ quyền biển đảo Tổ quốcInfographicTruyền hình Thanh niên Quảng NgãiThắp sáng ước mơ---Tỏa sáng nghị lực Việt tỉnh Quảng NgãiKhởi nghiệp, lập nghiệp sáng tạo khoa học kỹ thuậtNhịp cầu tình nguyệnHội nhập quốc tếKhoa học - Công nghệ và cuộc sốngChuyển đổi sốVăn hóa - Thể thao---SEA Games 31---Các giải bóng đá mini truyền thốngQuảng Ngãi trong tôiTrang thi trắc nghiệmBản tin Thanh niênHệ thống văn bản---Văn bản chỉ đạo, điều hành của TƯ Đoàn---Văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi---Văn bản Tỉnh ủy, UBND, sở ngành tỉnh Quảng Ngãi---Văn bản Trung ương---Đề cương tuyên truyềnGiới thiệu---Chức năng, nhiệm vụ Tỉnh đoàn---Thường trực Tỉnh đoàn---Phòng, ban chức năng---Huyện, thị, thành đoàn & đoàn trực thuộc---Đơn vị trực thuộcBác Hồ---Cuộc đời và sự nghiệp---Tư tưởng Hồ Chí Minh---Hồ Chí Minh Toàn Tập---Bác Hồ với Thanh niên---Di chúc Hồ Chí Minh---Học tập và làm theo lời BácĐoàn TNCS Hồ Chí Minh---Lịch sử Đoàn TNCS HCM---ĐH đoàn các cấp NK 2017-2022---Điều lệ Đoàn---BCH tỉnh Quảng NgãiHội LHTN Việt Nam---Lịch sử Hội LHTN Việt Nam---Nghi thức, Điều lệ Hội---Ủy ban Hội tỉnh Quảng Ngãi---Đại hội Hội LHTNVN các cấp NK 2019-2024Hội Sinh viên Việt Nam---Lịch sử Hội SV Việt Nam---Điều lệ Hội SV Việt nam---ĐH HSVVN T.QNg lần thứ II, NK 2018-2023---Hội SV tỉnh Quảng NgãiĐội TNTP Hồ Chí Minh---Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh---Điều lệ Đội---Nghi thức Đội---HĐĐ tỉnh Quảng NgãiKênh tư vấn tâm lý, trợ giúp TTNCuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên Quảng Ngãi” năm 2016Lịch công tác4 bài lý luận chính trịTài liệu các cuộc thiFestival Sáng tạo trẻQuán cơm xã hội Nụ Cười Sông Trà

Từ khóa:

Page 3

Chọn danh mục: Tất cảMỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Tin nhanh Tháng Thanh niên---Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Thiện nguyệnĐại hội đoàn các cấp NK 2022- 2027Theo chân Bác---Gương sáng thanh niên làm theo lời BácĐoàn - Hội - Đội---Đoàn---Hội---Học kỳ trong quân độiGiáo dục - Tuyên truyền---Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng---Văn bản mớiChính trị - Xã hội---Tin tức---Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026---Chủ quyền biển đảo Tổ quốcInfographicTruyền hình Thanh niên Quảng NgãiThắp sáng ước mơ---Tỏa sáng nghị lực Việt tỉnh Quảng NgãiKhởi nghiệp, lập nghiệp sáng tạo khoa học kỹ thuậtNhịp cầu tình nguyệnHội nhập quốc tếKhoa học - Công nghệ và cuộc sốngChuyển đổi sốVăn hóa - Thể thao---SEA Games 31---Các giải bóng đá mini truyền thốngQuảng Ngãi trong tôiTrang thi trắc nghiệmBản tin Thanh niênHệ thống văn bản---Văn bản chỉ đạo, điều hành của TƯ Đoàn---Văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi---Văn bản Tỉnh ủy, UBND, sở ngành tỉnh Quảng Ngãi---Văn bản Trung ương---Đề cương tuyên truyềnGiới thiệu---Chức năng, nhiệm vụ Tỉnh đoàn---Thường trực Tỉnh đoàn---Phòng, ban chức năng---Huyện, thị, thành đoàn & đoàn trực thuộc---Đơn vị trực thuộcBác Hồ---Cuộc đời và sự nghiệp---Tư tưởng Hồ Chí Minh---Hồ Chí Minh Toàn Tập---Bác Hồ với Thanh niên---Di chúc Hồ Chí Minh---Học tập và làm theo lời BácĐoàn TNCS Hồ Chí Minh---Lịch sử Đoàn TNCS HCM---ĐH đoàn các cấp NK 2017-2022---Điều lệ Đoàn---BCH tỉnh Quảng NgãiHội LHTN Việt Nam---Lịch sử Hội LHTN Việt Nam---Nghi thức, Điều lệ Hội---Ủy ban Hội tỉnh Quảng Ngãi---Đại hội Hội LHTNVN các cấp NK 2019-2024Hội Sinh viên Việt Nam---Lịch sử Hội SV Việt Nam---Điều lệ Hội SV Việt nam---ĐH HSVVN T.QNg lần thứ II, NK 2018-2023---Hội SV tỉnh Quảng NgãiĐội TNTP Hồ Chí Minh---Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh---Điều lệ Đội---Nghi thức Đội---HĐĐ tỉnh Quảng NgãiKênh tư vấn tâm lý, trợ giúp TTNCuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên Quảng Ngãi” năm 2016Lịch công tác4 bài lý luận chính trịTài liệu các cuộc thiFestival Sáng tạo trẻQuán cơm xã hội Nụ Cười Sông Trà

Từ khóa:

Page 4

Chọn danh mục: Tất cảMỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Tin nhanh Tháng Thanh niên---Mỗi tuần một câu chuyện đẹp---Thiện nguyệnĐại hội đoàn các cấp NK 2022- 2027Theo chân Bác---Gương sáng thanh niên làm theo lời BácĐoàn - Hội - Đội---Đoàn---Hội---Học kỳ trong quân độiGiáo dục - Tuyên truyền---Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng---Văn bản mớiChính trị - Xã hội---Tin tức---Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026---Chủ quyền biển đảo Tổ quốcInfographicTruyền hình Thanh niên Quảng NgãiThắp sáng ước mơ---Tỏa sáng nghị lực Việt tỉnh Quảng NgãiKhởi nghiệp, lập nghiệp sáng tạo khoa học kỹ thuậtNhịp cầu tình nguyệnHội nhập quốc tếKhoa học - Công nghệ và cuộc sốngChuyển đổi sốVăn hóa - Thể thao---SEA Games 31---Các giải bóng đá mini truyền thốngQuảng Ngãi trong tôiTrang thi trắc nghiệmBản tin Thanh niênHệ thống văn bản---Văn bản chỉ đạo, điều hành của TƯ Đoàn---Văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi---Văn bản Tỉnh ủy, UBND, sở ngành tỉnh Quảng Ngãi---Văn bản Trung ương---Đề cương tuyên truyềnGiới thiệu---Chức năng, nhiệm vụ Tỉnh đoàn---Thường trực Tỉnh đoàn---Phòng, ban chức năng---Huyện, thị, thành đoàn & đoàn trực thuộc---Đơn vị trực thuộcBác Hồ---Cuộc đời và sự nghiệp---Tư tưởng Hồ Chí Minh---Hồ Chí Minh Toàn Tập---Bác Hồ với Thanh niên---Di chúc Hồ Chí Minh---Học tập và làm theo lời BácĐoàn TNCS Hồ Chí Minh---Lịch sử Đoàn TNCS HCM---ĐH đoàn các cấp NK 2017-2022---Điều lệ Đoàn---BCH tỉnh Quảng NgãiHội LHTN Việt Nam---Lịch sử Hội LHTN Việt Nam---Nghi thức, Điều lệ Hội---Ủy ban Hội tỉnh Quảng Ngãi---Đại hội Hội LHTNVN các cấp NK 2019-2024Hội Sinh viên Việt Nam---Lịch sử Hội SV Việt Nam---Điều lệ Hội SV Việt nam---ĐH HSVVN T.QNg lần thứ II, NK 2018-2023---Hội SV tỉnh Quảng NgãiĐội TNTP Hồ Chí Minh---Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh---Điều lệ Đội---Nghi thức Đội---HĐĐ tỉnh Quảng NgãiKênh tư vấn tâm lý, trợ giúp TTNCuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên Quảng Ngãi” năm 2016Lịch công tác4 bài lý luận chính trịTài liệu các cuộc thiFestival Sáng tạo trẻQuán cơm xã hội Nụ Cười Sông Trà

Từ khóa:

 Trang chủ >> Theo chân Bác

Dương Lê Thanh Hiển: Người cán bộ đoàn miệt mài cống hiến cho cộng đồng (27/1/2022)
Khi dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh, anh Dương Lê Thanh Hiển (34 tuổi), Phó Bí thư Đoàn xã Ba Cung (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã kêu gọi sự chung tay đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ các hộ dân trong khu phong tỏa; kêu gọi và lập điểm tiếp nhận nhu yếu hỗ trợ người dân ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bị khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19; tổ chức chương trình “Rửa xe gây quỹ” ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19… Đặc bệt, anh đã viết đơn tình nguyện và được chọn tham gia đoàn công tác đón công dân Quảng Ngãi gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM trở về an toàn.
Học sinh duy nhất của trung tâm GDNN – GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vinh dự được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen (26/1/2022)
Em Võ Tấn Thịnh, học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bình Sơn là học sinh duy nhất của trung tâm GDNN – GDTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021.
Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám (17/1/2022)
Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.
Lễ chào cờ đầu tháng Giêng, chủ đề: Bác nói chuyện Tết - Xuân (10/1/2022) Với chủ đề "Bác nói chuyện Tết - Xuân", lễ chào cờ đầu tháng 01/2021 diễn ra trang trọng tại cơ quan Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.

Dự lễ chào cờ có đồng chí Cao Lê Tùng Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn; cùng các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Tỉnh đoàn và Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi Diên Hồng Quảng Ngãi.

Tuyên dương đoàn viên nhặt được của rơi trả lại người mất (7/1/2022)
Sáng ngày 6/1, Đoàn xã Bình Hải (Bình Sơn) tổ chức tuyên dương anh Thái Minh Nhật, đoàn viên thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải vì đã có hành động đẹp "Nhặt được của rơi trả người đánh mất". Đến dự có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam xã Bình Hải.
Người khiếm thị làm theo lời dạy “Tàn nhưng không phế” của Bác Hồ (14/12/2021)
Chị Đinh Việt Anh, Phó chủ tịch Trung ương Hội Người mù Việt Nam, mặc dù không nhìn thấy ánh sáng, nhưng chị vẫn như một người bình thường, tỏa sáng hơn nhiều người bình thường, đi học đại học, xây dựng gia đình, nuôi con, làm quản lý, làm chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ... Một trong những nguyên nhân để chị cũng như nhiều người khiếm thị khác trở thành những con người đáng kính là học tập và làm theo lời dạy “Tàn nhưng không phế” của Bác Hồ.
Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ (6/12/2021)
Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Phong cách lãnh đạo khoan dung, độ lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những gợi mở cho công tác cán bộ hiện nay (29/11/2021)
Nhà lãnh đạo chính trị Hồ Chí Minh không chỉ được yêu mến, ca ngợi bởi tư tưởng, đạo đức của Người, mà còn bởi phong cách, trong đó có phong cách lãnh đạo rất đặc biệt của Người.
Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22/11/2021)
Năm 1911, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp để quyết chí ra đi rồi trở về cứu giúp đồng bào, Võ Giáp (tên khai sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mới sinh ra. Cách nhau vừa một thế hệ, nhưng rồi số phận run rủi thế nào để hai con người tài đức vẹn toàn ấy, lại gắn bó với nhau trong một sứ mệnh thiêng liêng: Giải phóng dân tộc Việt Nam.
Những lời căn dặn của Bác Hồ đối với nhà giáo (19/11/2021)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục. Trước lúc đi xa, Người còn ân cần dặn lại: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết".

 

  1    2    3  

Video liên quan

Chủ đề