Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc

2/nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau”. Bạn hãy tưởng tượng trái đất này sẽ như thế nào nều không có tình yêu thương của nhân loại? Lúc ấy lòng người sẽ lạnh lẽo và trái tim dương như trở thành băng giá mặc cho dù mặt trời vẫn ngày ngày chiếu sáng ấm áp khắp muôn nơi. Thật thấm thía khi ai đó nói rằng: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương”.Bắc Cực là một vùng đất ở cực bắc của trái đất. ở nơi âý, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm băng giá, mọi sinh vật đều khó tồn tại và phát triển. Vì thế mà nó được coi là nơi lạnh nhất. Nhưng khi đặt trong mối quan hệ với nhu cầu sống của con người thì Bắc Cực chưa phải là chỗ lạnh nhất nếu so với nơi không có tình thương. Tình thương là một tình cảm thiêng liêng tạo sự gắn bó và ý thức trách nhiệm của con người với nhau. Vì thế mà nơi không có tình thương là nơi con ngươi sống với nhau không có sự gắn bó, hòa hợp về tình cảm và không có trách nhiễm xuất phát từ tình cảm. Từ lạnh ở đây được đặt trong hai vế so sánh nên được hiểu theo hai trường nghĩa khác nhau. Cái lạnh ở Bắc Cực hoàn toàn khắc hẳn với cái lạnh ở nơi không có tình thương. Lạnh thực tế là cảm giác của con người khi nhiệt độ thời tiết hạ thấp xuống, nó cũng là cảm nhận của con người khi không tìm được mối liên hệ giữa mình và mọi người xung quanh. Tình thương chính là hơi ấm xua tan giá lạnh, là nghị lực giúp con người chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, để con người không chỉ sống mà còn hạnh phúc trong chính cuộc sống đó.Con người luôn có khả năng chống chọi với mọi điều kiện lạnh giá của thời tiết. Vì thế cho nên Bắc Cực vẫn chưa là nơi lạnh nhất. Du khó khăn tồn tại và phát triển nhưng ở đó vẫn có những động vật tồn tại được vì chúng thích nghi với thời tiết nhờ lớp mỡ dày, bộ lông dày. Còn con người vẫn có thể sống và tồn tại ở những vùng đất ấy, họ có thể mặc áo lông thú, đốt lửa để sưởi ấm, sống trong nhà băng và bắt cá hồi. Vì thế dù ở nơi nào quanh năm băng tuyết, chỉ cần có thể lực, được rèn luyện sức chịu đựng đồng thời có những phương tiện hỗ trợ do con người tạo nên là sẽ ngăn chặn tác động xấu của cái lạnh vào cơ thể. Dù phải sống ở những nơi có độ ẩm như thế nhưng bên trong con người vẫn cảm nhận được sự ấm áp của lửa cháy và vẫn cố gắng hòa nhập thích ứng với môi trường sống. Đó chính là nguyên nhân và cũng là kết quả chứng minh rằng Bắc Cưc chưa phải là nơi lạnh nhất. Nhưng không có tình thương thì khác. Cảm giác lạnh mà nó mang tới không gì chống đỡ được. Đã bao giờ bạn cảm thấy trống vắng cô đơn? Đã bao giờ bạn cảm thấy lạnh và khát khao tìm một nguồn hơi ấm cho tâm hồn? Có lẽ cái mà bạn cần khi ấy không có gì ngoài tình yêu thương. Người bố thương con cả cuộc đời buôn tẩu làm ăn lo cho cuộc sống gia đình. Người mẹ thương con nuôi nấng, dạy dỗ con nên người ,hi sinh tất cả vì con. Người anh thương em qua thái độ nhường cho em mẩu bánh mì ngon. Người con thương gia đình bằng tất cả tấm lòng hiếu thảo. Đôi nam nữ thương nhau trao cho nhau những tình cảm mặn nồng. Đó là tình yêu thương mà chúng ta từng bắt gặp trong cuộc sống. Song để tình yêu thương tồn tại bền lâu, mỗi con người không chỉ là con người được yêu thương mà còn phải là người biết yêu thương “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi tức là sẽ nhận được bởi những gì cho đi sẽ còn mãi. Khi ấy người được yêu thương sẽ không thấy cô độc, sợ hãi, sẽ trở nên vững tin và cảm nhận được hạnh phúc khi bản thân mình được yêu thương. Khi đem tình yêu thương đến cho người khác một cách thật lòng , ta sẽ trở nên Người hơn, Người với một nghĩa thật sự, trở nên vị tha, độ lượng trong việc làm và suy nghĩ, mang điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư thoải mái. Tình thương từ đó đã trở thành một tình cảm cao cả đem lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận. Những điều cho đi sẽ không hề mất, dù ta xác định rằng chỉ “để gió cuốn đi” như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói thì trong thực tế gió cũng không thể cuốn đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của con người. Tình yêu thương đã gắn bó con người với nhau, đã tạo những mối quan hệ tốt đẹp, đem lại cho con người sức mạnh, thậm chí có thể nhân đôi sức mạnh để con người có thể chống chọi những điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống.Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đang sống ở những nơi không có tình thương, khi ấy trái tim con người sẽ thành băng tuyết trong cô đơn, cằn cỗi, khô khan, ích kỉ. Vì việc thiếu tình thương sẽ nới lỏng mối quan hệ giữa con người với con người, làm sự sống trở nên mong manh, yếu ớt trước tai họa, trước những điều bất trắc có thể xảy ra. Không có tình thương, con người sẽ sống vô tình, thờ ơ trước đau khổ của người khác, không nhận ra ý nghĩa nhân văn của cuộc sống. Nếu như mọi người sống không có tình thương thì người ăn mày sẽ không bao giờ có một chén cơm để ăn khi đói lòng, trẻ mồ côi sẽ không bao giờ được chăm sóc, trẻ em mù sẽ mãi tăm tối, không cảm nhận được hơi ấm của cộng đồng, sẽ không ai rơi nước mắt cho những cuộc đời nhiễm chất độc màu da cam, sẽ không ai bênh vực những con người vô tội. Lúc ấy cuộc đời thật đáng buồn và vô nghĩa. Vì thế mà sức mạnh của tình thương sẽ sưởi ấm và giúp con người chiến thắng tất cả ngay khi cuộc sống tưởng như không thể chịu đựng nổi.Câu nói trên là một lời khẳng định đúng đắn. Nó xuất phát từ hiểu biết đầy đủ về vai trò và khái niệm của tình thương, từ tiêu chí cuộc sống con người văn minh. Con người văn minh không chỉ được đảm bảo về đời sống vật chất mà còn cần một đời sống tinh thần phong phú, giàu tính nhân văn và điều làm nên cuộc sông nhân văn không thể thiếu vai trò của tình thương con người. Vì tình thương chân thành giúp con người có cuộc sống lành mạnh và tích cực. Câu nói là một gợi mở về con đường xây dựng cuộc sống lí tưởng cho con người. Nó nhắc nhở ta việc bồi đắp tâm hồn, nâng đỡ tình yêu thương để có thể sẻ chia, cảm thông và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ cần đến chúng ta.Nơi nào không có tình thương thì đó là một mảnh đất thật đáng sợ hơn cái lạnh của vùng Bắc Cực. Vì vậy mỗi con người chúng ta sống luôn luôn cần tình cảm yêu thương, sự vỗ về, an ủi, niềm động viên, khích lệ. Như có nhà thơ đã từng kêu gọi “con người ơi hãy thương lấy con người” , hãy biết yêu thương và tìm cho mình một tình yêu thương chân thành. Điều đó sẽ vun đắp cho chúng ta một cuộc đời tươi đẹp, tràn ngập niềm vui và niềm tin yêu, hy vọng.

Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc

A, MB

- giới thiệu tác giả: Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu của phong trào thơ mới (1932-1945). Với một hồn thơ dồi dào, lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đặt nền móng thắng lợi cho nền thơ mới. Ngoài ra, ông còn là người có công đóng góp vô cùng lớn vào nền kịch nói sâu khấu của nước nhà. Một số tác phẩm chính của Thế Lữ đó là: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936),...

- giới thiệu bài thơ: Trong đó, bài thơ Nhớ rừng chính là một trong những bài thơ thành công nhất của Thế Lữ và góp phần vào sự nghiệp thắng lợi của nền thơ mới.

- giới thiệu ý kiến: Có ý kiến cho rằng "Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc". Đối với bài thơ Nhớ rừng, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đó là nỗi niềm uất ước và tình yêu nước tha thiết của những người dân mất nước thuở bấy giờ.

B, TB

1, Khổ 1:

- Ngay từ câu thơ đầu tiên của đoạn thơ một, tác giả đã diễn tả được hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi của chúa sơn lâm "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt". Từ "gậm" là một từ độc đáo cho thấy sắc thái cảm xúc trong đó thay vì từ "gặm" thông thường. Ở đây, người đọc thấy được sự căm hờn tích tụ thành khối lâu ngày và gặm nhấm, giết chết tâm hồn, sinh lực bên trong của chúa sơn lâm.

- Hình ảnh "ta nằm dài" làm cho người đọc vẫn thấy được cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể, nhưng trong sự ngạo ngễ ấy vẫn là sự ngao ngán cảnh tượng tầm thường và bất lực vô vọng của hổ. Bên cạnh đó, hình ảnh "Khinh lũ người kia" đã thể hiện được sự khinh thường cảnh tượng xung quanh tầm thường và "bọn gấu dở hơi" của hổ. Dường như, trong hổ, niềm uất ức trào dâng bấy lâu này đã tích tụ thành khối, không thể hóa giải được.

- Sự tầm thường giả dối xung quanh khiến cho hổ cảm thấy chán chường và bất lực. Trong đoạn thơ 1, từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán của hổ. Đồng thời, tác giả cũng diễn tả tâm trạng của con hổ giống tâm trạng của người dân mất nước, đó là sự căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.

2, Khổ 2

- Khổ thơ thứ hai đã thể hiện được tình thương nỗi nhớ của chúa sơn lâm đối với những tháng ngày oanh liệt đã qua. Cụm từ "tình thương nỗi nhớ" đã thể hiện được nỗi nhớ trực tiếp của hổ. Những hình ảnh "thuở tung hoành hống hách, cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội" đều là những ký ức của hổ về chốn sơn lâm tuyệt đẹp mà nó từng thuộc về.

- Những câu thơ tiếp theo đã thể hiện được cuộc sống oai linh của một chúa sơn lâm. Hình ảnh "Ta bước chân lên...nhịp nhàng...không tuổi" đều tái hiện phong thái uy nghiêm, oai linh của chúa sơn lâm ngày xưa. 

3, Khổ 3

- Khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện được sự tài hoa của nghệ thuật vẽ tranh bằng ngôn từ của thơ của Thế Lữ. Thật vậy, khổ ba là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ đó thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối?

- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa "say mồi" và "uống ánh trăng tan" là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:" Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?".

- Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ "lặng ngắm" của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim.

- Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Tóm lại, 4 bức tranh thiên nhiên trong khổ 3 đều là những hình ảnh tuyệt đẹp nhằm làm tôn lên tư thế và khí phách oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm có 1 quá khứ vàng son. 

4, Khổ 4

- Đến đoạn thơ thứ tư, người đọc vẫn thấy được hoàn cảnh bị tù đày, giam hãm của hổ. Đối với hổ, cảnh tượng xung quanh chẳng có gì thay đổi mà chỉ có sự giả dối, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang. Những thứ như "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" là những hình ảnh tầm thường của thực tại giả dối trong mắt hổ.

- Hay hình ảnh "chẳng thông dòng, mô gò thấp kém" cho thấy thái độ chán ghét tột cùng của hổ với cảnh tượng, cuộc sống tầm thường, giả dối này. Người đọc có thể liên hệ được cảnh vườn bách thú chính là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ của người dân đối với xã hội đó, là sự chán ghét căm phẫn trong bất lực, vô vọng, khát khao những ngày tự do.

5, Khổ 5

Còn khổ thơ cuối chính là những lời than kêu đau đớn, uất ức cùng cực và bế tắc của chúa sơn lâm đối với sự tiếc nuối của một thời đã qua. Những hình ảnh "oai linh hùng vĩ, cảnh rừng ghê gớm" và "giấc mộng ngàn, giống hầm thiêng ngự trị" đều là những hình ảnh tuyệt đẹp trong quá khứ mà hổ nhớ về. 

C, KB

Tóm lại, bài thơ chính là thông điệp của người dân mất nước thuở bấy giờ đối với chế độ cai trị của thực dân Pháp. Bài thơ đã mượn lời nói của chúa sơn lâm để truyền tải thông điệp một cách vô cùng sâu sắc và sinh động

BÀI LÀM

Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu của phong trào thơ mới (1932-1945). Với một hồn thơ dồi dào, lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đặt nền móng thắng lợi cho nền thơ mới. Ngoài ra, ông còn là người có công đóng góp vô cùng lớn vào nền kịch nói sâu khấu của nước nhà. Một số tác phẩm chính của Thế Lữ đó là: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936),... Trong đó, bài thơ Nhớ rừng chính là một trong những bài thơ thành công nhất của Thế Lữ và góp phần vào sự nghiệp thắng lợi của nền thơ mới. Có ý kiến cho rằng "Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc". Đối với bài thơ Nhớ rừng, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đó là nỗi niềm uất ước và tình yêu nước tha thiết của những người dân mất nước thuở bấy giờ.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của đoạn thơ một, tác giả đã diễn tả được hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi của chúa sơn lâm "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt". Từ "gậm" là một từ độc đáo cho thấy sắc thái cảm xúc trong đó thay vì từ "gặm" thông thường. Ở đây, người đọc thấy được sự căm hờn tích tụ thành khối lâu ngày và gặm nhấm, giết chết tâm hồn, sinh lực bên trong của chúa sơn lâm. Hình ảnh "ta nằm dài" làm cho người đọc vẫn thấy được cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể, nhưng trong sự ngạo ngễ ấy vẫn là sự ngao ngán cảnh tượng tầm thường và bất lực vô vọng của hổ. Bên cạnh đó, hình ảnh "Khinh lũ người kia" đã thể hiện được sự khinh thường cảnh tượng xung quanh tầm thường và "bọn gấu dở hơi" của hổ. Dường như, trong hổ, niềm uất ức trào dâng bấy lâu này đã tích tụ thành khối, không thể hóa giải được. Sự tầm thường giả dối xung quanh khiến cho hổ cảm thấy chán chường và bất lực. Trong đoạn thơ 1, từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán của hổ. Đồng thời, tác giả cũng diễn tả tâm trạng của con hổ giống tâm trạng của người dân mất nước, đó là sự căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.

Khổ thơ thứ hai đã thể hiện được tình thương nỗi nhớ của chúa sơn lâm đối với những tháng ngày oanh liệt đã qua. Cụm từ "tình thương nỗi nhớ" đã thể hiện được nỗi nhớ trực tiếp của hổ. Những hình ảnh "thuở tung hoành hống hách, cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội" đều là những ký ức của hổ về chốn sơn lâm tuyệt đẹp mà nó từng thuộc về. Những câu thơ tiếp theo đã thể hiện được cuộc sống oai linh của một chúa sơn lâm. Hình ảnh "Ta bước chân lên...nhịp nhàng...không tuổi" đều tái hiện phong thái uy nghiêm, oai linh của chúa sơn lâm ngày xưa. 

Khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện được sự tài hoa của nghệ thuật vẽ tranh bằng ngôn từ của thơ của Thế Lữ. Thật vậy, khổ ba là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ đó thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa "say mồi" và "uống ánh trăng tan" là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:" Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?". Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ "lặng ngắm" của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Tóm lại, 4 bức tranh thiên nhiên trong khổ 3 đều là những hình ảnh tuyệt đẹp nhằm làm tôn lên tư thế và khí phách oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm có 1 quá khứ vàng son. 

Đến đoạn thơ thứ tư, người đọc vẫn thấy được hoàn cảnh bị tù đày, giam hãm của hổ. Đối với hổ, cảnh tượng xung quanh chẳng có gì thay đổi mà chỉ có sự giả dối, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang. Những thứ như "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" là những hình ảnh tầm thường của thực tại giả dối trong mắt hổ. Hay hình ảnh "chẳng thông dòng, mô gò thấp kém" cho thấy thái độ chán ghét tột cùng của hổ với cảnh tượng, cuộc sống tầm thường, giả dối này. Người đọc có thể liên hệ được cảnh vườn bách thú chính là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ của người dân đối với xã hội đó, là sự chán ghét căm phẫn trong bất lực, vô vọng, khát khao những ngày tự do.

Còn khổ thơ cuối chính là những lời than kêu đau đớn, uất ức cùng cực và bế tắc của chúa sơn lâm đối với sự tiếc nuối của một thời đã qua. Những hình ảnh "oai linh hùng vĩ, cảnh rừng ghê gớm" và "giấc mộng ngàn, giống hầm thiêng ngự trị" đều là những hình ảnh tuyệt đẹp trong quá khứ mà hổ nhớ về. 

Tóm lại, bài thơ chính là thông điệp của người dân mất nước thuở bấy giờ đối với chế độ cai trị của thực dân Pháp. Bài thơ đã mượn lời nói của chúa sơn lâm để truyền tải thông điệp một cách vô cùng sâu sắc và sinh động