Môn khoa học xã hội và nhân văn là gì

Khoa học tự nhiên: Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn, bảo vệ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Khoa học xã hội và nhân văn: Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật xã hội:
  • Giúp con người nhận thức được thế giới xung quanh và chính mình một cách khách quan hơn.
  • Định hướng hành động cho con người.
  • Trau dồi cho con người những kiến thức về lịch sử, văn hoá... để quyết định hiệu quả trong xây dựng nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
  • Đối tượng

● Các đối tượng trong lịch sử:

  • Hegel (1770 - 1831): “những hành động có chủ đích của con người”.
  • Bakhtin (1895 - 1975): lịch sử, văn hoá, xã hội, nhân cách.
  • Ricket: “các hành trình văn hóa”, “nhân loại văn hoá”.

● Đối tượng của khoa học xã hội và nhân văn: con người trong hệ thống quan hệ “con người và thế giới” - “con người và xã hội” - “con người và chính mình”.

Ví dụ:

Tự nhiên

Quan niệm của Khổng Tử về “nhân”, Mạnh Tử về “nghĩa” Văn hoá ↔ CON NGƯỜI ↔ Bản thân Quan niệm của Mác về bản chất con người: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Xã hội

➢ Khác biệt về đối tượng của khoa học tự nhiên với khoa học xã hội và nhân văn:

  • Khoa học tự nhiên: Các hiện tượng, quy luật tự nhiên xảy ra trên Trái Đất, ngoài vũ trụ.
  • Khoa học xã hội và nhân văn: Con người trong hình thành quan hệ giữa con người - thế giới; con người - xã hội; con người - chính mình.
  • Phạm vi nghiên cứu

● Không gian: nhỏ hẹp - rộng.

● Thời gian: quá khứ - hiện tại.

III. CƠ CẤU

● Aristotle là người đầu tiên xác định cơ cấu các ngành khoa học xã hội và nhân văn gồm: Triết học - Chính trị học - Kinh tế học - Ngữ Văn học - Khoa học lịch sử - Nghệ thuật học - Tâm lý học - Đạo đức học - Logic học.

● Các quan điểm:

  • KHNV ∈ KHXH.
  • KHXH ∈ KHNV.
  • KHXH ∩ KHNV.
  • KHXH và KHNV là hai t p h p không giao nhau.ậ ợ

● Bảng phân loại 6/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ -Theo UECD:

  • Khoa học xã hội:

Tâm lý học - Kinh tế và kinh doanh - Khoa học giáo dục - Xã hội học - Pháp luật - Khoa học chính trị - Địa lí kinh tế và xã hội - Thông tin đại chúng và truyền thông - KHXH khác.

  • Khoa học nhân văn:

Lịch sử và khảo cổ học - Ngôn ngữ học và văn học - Triết học, đạo đức học và tôn giáo học - Nghệ thuật học.

IV. ĐẶC ĐIỂM

  1. Khách quan khoa học đồng thời chú trọng trực giác và ý thức chủ thể nghiên cứu trong KHXH & NV
  1. Khách quan khoa học (giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn)

● Tương quan khách quan - chủ quan + Tương quan chủ thể - khách thể => Tiếp cận của chủ thể nghiên cứu <= Cách tiếp cận đặc thù.

● Một số khái niệm:

  • Khách quan khoa học: Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó.
  • Tiêu đề - Sự thật - Chân lý: Một sự thật đã được chứng minh hoặc được mặc nhiên coi là đúng, tồn tại độc lập, không xuất phát từ ý thức của chủ thể.
  • Thực tại khách quan: Tất cả những gì tồn tại bên ngoài chủ thể hoạt động, độc lập, không lệ thuộc vào ý thức chủ thể.

● Diễn giải luận điểm:

  • Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật khách quan là yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
  • Nghiên cứu bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề sự thật, chân lý đúng đắn.
  • Nghiên cứu đối tượng bảo đảm tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn, kiểm chứng kết quả bằng thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, nhất thời để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.
  1. Chủ thể nghiên cứu khoa học

● Chủ thể cá nhân: Là người phân tích các quá trình xã hội và có khả năng bảo đảm sự gia tăng tri thức xã hội và nhân văn.

● Chủ thể tập thể - cộng đồng khoa học: Một tập hợp hệ thống tất cả các nhà khoa học (nhà nghiên cứu) làm việc trong một lĩnh vực khoa học nhất định:

  • Cộng đồng của tất cả các nhà khoa học trên thế giới.
  • Cộng đồng khoa học quốc gia.
  • Cộng đồng các chuyên gia trong một lĩnh vực kiến thức cụ thể.
  • Nhóm các nhà nghiên cứu thống nhất cách giải quyết một vấn đề cụ thể.

● Diễn giải luận điểm:

  1. Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong KHXH & NV

● Đặc thù hiện tượng xã hội, văn hoá + Đặc thù nhân cách => Đặc thù nội dung nghiên cứu => Tiếp cận đặc thù đối tượng và đặc thù nội dung nghiên cứu.

● Đặc thù hiện tượng xã hội, văn hoá: Nghiên cứu KHXH & NV không thể bỏ qua đặc thù mỗi hiện tượng xã hội, văn hoá bởi:

  • Mỗi hiện tượng xã hội, văn hoá có đặc thù cá biệt, được quy định bởi bối cảnh không gian - thời gian, văn hóa cụ thể, việc đánh giá, đưa ra giải pháp trước hết là cho trường hợp cụ thể đó, sau đó mới là áp dụng sang các trường hợp khác cùng loại cũng vẫn phải chú trọng những đặc thù của đối tượng khác đó.
  • Trong trường hợp KHXH & NV nghiên cứu so sánh hay khái quát quy luật, việc chú trọng đặc thù vẫn rất cần thiết hướng tới mục đích cuối cùng là xây dựng xã hội nhân văn, phát triển hài hoà, bền vững không thể bỏ qua đặc thù của những trường hợp cụ thể để cùng phát triển.

● Đặc thù nhân cách: KHXH & NV không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng nghiên cứu bởi:

  • KHXH & NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người như những nhân cách, những chủ thể kiến thiết văn hoá - xã hội, chú trọng đặc thù đối tượng nhân cách mới có thể thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá trình nghiên cứu có hiệu quả.
  • KHXH & NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn hoá, tinh thần của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách đối tượng còn là đảm bảo tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa rời mục đích nghiên cứu.
  • Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong KHXH & NV

● Diễn giải luận điểm:

  • Bất kì một hiện tượng tinh thần, xã hội, văn hoá nào cũng có thể tồn tại như một giá trị, tức là được đánh giá trên bình diện đạo đức, thẩm mĩ, chân lý, sự công bằng...
  • Giá trị không thể tách rời đánh giá - phương tiện để ý thức giá trị.
  • Nghiên cứu KHXH & NV không thể không đánh giá đối tượng, các tác nhân trong điều kiện tồn tại của chúng với tất cả các mối quan hệ đa chiều.
  • Nghiên cứu KHXH & NV luôn phải hướng tới những mục đích có ý nghĩa giá trị đối với xã hội, con người và đánh giá kết quả nghiên cứu theo tiêu chí này.
  • Việc đánh giá đó tất yếu chịu sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong một bối cảnh không gian, thời gian, văn hoá xác định.

● Khái niệm giá trị:

  • Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể.
  • Giá trị - tính chất của khách thể + Giá trị - định giá của chủ thể => Giá trị = tính chất của khách thể được chủ thể định giá.

● Các hệ giá trị chi phối nghiên cứu KHXH & NV:

Hệ giá trị thời đại - Hệ giá trị toàn cầu - Hệ giá trị chính thể - Hệ giá trị dân tộc, quốc gia - Hệ giá trị khu vực, vùng miền - Hệ giá trị giai cấp, giai tầng, nhóm xã hội - Hệ giá trị nghề nghiệp, tổ chức cơ quan, doanh nghiệp... - Các quan hệ ngoài của đối tượng và khoa học - Nghiên cứu KHXH & NV.

  1. Tính phức hợp - liên ngành trong KHXH & NV

● Tính liên kết tri thức thành một hệ thống - nhìn nhận tri thức hệ thống, tư duy hệ thống ở tầm “tri thức của mọi tri thức” hết sức cần thiết trong nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu về con người và đời sống xã hội với tính phong phú, muôn vẻ của các quan hệ và liên hệ trong logic và lịch sử của nó.

● Đối tượng của KHXH & NV do có tính chi tiết và phiếm định nên nó lệ thuộc chặt chẽ vào các đối tượng có liên quan. Việc nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt động, ứng xử này không phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan hệ hoạt động, ứng xử khác của con người. Nghiên cứu KHXH & NV do vậy mang tính liên ngành trong bản chất.

  • Lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
  • Phương pháp luận được chia thành:
  • Phương pháp luận ngành (lý luận về phương pháp được sử dụng trong một ngành khoa học).
  • Phương pháp luận chung (cho một nhóm ngành khoa học).
  • Phương pháp luận chung nhất (phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và triết học).

Hệ thống quan điểm phương pháp luận chung nhất đối với nghiên cứu KHXH & NV: Duy vật biện chứng - Thực tiễn - Toàn diện - Lịch sử cụ thể.

  1. Tương quan các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu KHXH & NV

● Định lượng:

  • Phương pháp sử dụng những kĩ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lượng
    • thông tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lường được.
  • Thống kê, bảng biểu, sơ đồ thường được sử dụng để trình bày kết quả của phương pháp này.
  • Sử dụng phương pháp thống kê bắt đầu với việc thu thập dữ liệu dựa vào giả thuyết/lý thuyết.

● Định tính:

  • Phương pháp sử dụng các câu hỏi, hướng mục đích vào tập hợp sự hiểu biết sâu về hành vi con người và lí do chi phối hành vi đó.
  • Mang lại thông tin tập trung vào những trường hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kì kết luận nào thì cũng là những thành phần chứ không phải toàn thể.

➢ Mối quan hệ giữa phương pháp định lượng và định tính:

  • Phương pháp định lượng có thể đưa ra khái niệm chính xác và có thể kiểm chứng những ý tưởng đạt được thông qua phương pháp định tính.
  • Phương pháp định tính có thể được sử dụng để hiểu được ý nghĩa của các kết luận được đưa ra thông qua phương pháp định lượng.
  • Một ý tưởng mới cần nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng, sau đó xác định tiềm năng của ý tưởng bằng nghiên cứu định lượng. Ý tưởng đã được nghiên cứu có lượng thông tin nhất định thì nghiên cứu định lượng trước nghiên cứu định tính.
  • Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

Thu thập thông tin qua đọc sách báo, tài liệu... nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hoặc thực nghiệm ban đầu.

*Phân tích và tổng hợp lí thuyết

● Phân tích lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề bằng cách phân tích chúng thành những nội dung nhỏ, từng mặt theo lịch sử thời gian để hiểu vấn đề cần nghiên cứu một cách

  • Phân tích nguồn tài liệu: tạp chí, báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin...
  • Phân tích tác giả: tác giả trong/ngoài ngành; trong/ngoài cuộc; trong/ngoài nước; đương đại/quá cố...
  • Phân tích nội dung: theo cấu trúc logic của nội dung.

● Tổng hợp lí thuyết:

  • Bổ túc tài liệu nếu thiếu hoặc sai sót sau phân tích.
  • Lựa chọn tài liệu cần thiết đủ để xây dựng luận cứ.
  • Sắp xếp tài liệu theo bố cục lịch đại, đồng đại, nhân quả để nhận dạng tương tác.
  • Tái hiện quy luật *bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu.
  • Giải thích quy luật: đưa ra những phán đoán về bản chất của sự vật, hiện tượng.

đi trước tìm hiểu như thế nào, mức độ tới đâu, những thành tựu đã đạt được, những nội dung nào còn chưa khám phá. Các tài liệu trong tổng quan nghiên cứu phải được phân loại và hệ thống hoá.

  • Trên cơ sở phân loại tài liệu nghiên cứu, người nghiên cứu hệ thống hoá dữ liệu theo một mô hình thống nhất, thiết lập cơ sở lý thuyết và các bước tiến hành cho công trình nghiên cứu của mình.
  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong KHXH & NV thường được sử dụng trong nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết và trong khâu xây dựng mô hình, cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

● Chức năng:

  • Hệ thống hoá làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn, sâu sắc và toàn diện hơn.
  • Làm các tài liệu khác nhau trở thành một chỉnh thể có kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ và giúp tạo cơ sở lý luận vững chắc trong quá trình nghiên cứu.
  • Sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết và khái niệm, phạm trù, định nghĩa, phương pháp khoa học đã được khẳng định và chứng minh.

● Ưu, nhược điểm:

  • Ưu điểm:
  • Thấy được toàn cảnh hệ thống kiến thức khoa học đã nghiên cứu.
  • Làm cho khoa học từ phức tạp trở nên dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu.
  • Sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết và khái niệm, phạm trù, định nghĩa, phương pháp khoa học đã được khẳng định và chứng minh.
  • Nhược điểm:
  • Người nghiên cứu phải làm việc với khối lượng tài liệu lớn.
  • Người nghiên cứu có thể lựa chọn sai tài liệu dẫn đến phân loại sai và hệ thống lý thuyết không đạt được mục đích nghiên cứu.

● Các bước tiến hành phương pháp:

  • Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học:
  • Nguồn: luận cứ khoa học, định lý, quy luật, định luật, khái niệm... có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành, chuyên khảo/các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học.../số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê của chi cục, tổng cục thống kê/tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản luật, chính sách... thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội/thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí... mang tính đại chúng cũng được thu thập và xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.
  • Tài liệu: Sơ cấp - Thứ cấp - Tam cấp.

Tài liệu sơ cấp: Tài liệu người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết, người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.

Tài liệu thứ cấp: Có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay...

Tài liệu tam cấp: Các chỉ mục, danh mục tài liệu tham khảo và các nguồn trợ giúp tìm kiếm thông tin khác, ví dụ như các trang web.

  • Phương pháp: nghiên cứu tài liệu/phỏng vấn/tiến hành quan sát -> đầy đủ, chính xác, sắp xếp hợp lý, rõ ràng.

Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kế thừa những thành tựu mà các đồng nghiệp đã đạt được trong nghiên cứu.

Tiến hành quan sát trên đối tượng khảo sát ngay tại nơi diễn ra quá trình mà người nghiên cứu quan tâm.

  • Kết luận và đề nghị.
  • Phương pháp lịch sử - logic

● Khái niệm

  • Phương pháp lịch sử: Xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo trình tự liên tục và nhiều mặt. Trình bày các sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết không cơ bản.
  • Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu theo hướng đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối tượng, từ đó phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng, là phương pháp tái hiện trung thực sự vật, hiện tượng theo tiến trình lịch sử, nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử.
  • Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, nắm được vận động cụ thể của đối tượng trong toàn bộ tính phong phú của nó, luôn bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển ấy.
  • Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có, nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu trong tiến trình lịch sử khoa học.
  • Thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng.
  • Đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại của các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự kiện, hiện tượng như đã xảy ra.
  • Phương pháp logic lịch sử:
  • Phương pháp logic lịch sử “đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng”, “nắm lấy cái tất yếu, cái xương sống phát triển, tức nắm lấy quy luật của nó”, “nắm lấy những nhân vật, sự kiện,

giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định”; từ đó giúp nhà nghiên cứu thấy được những bài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

  • Phương pháp logic lịch sử đi từ tiến trình lịch sử để phát hiện ra các quy luật phát triển của đối tượng, tức là tìm ra quy luật chi phối xuyên suốt lịch sử, có thể đi ngược lại truy xét những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, cũng có thể dự báo các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai.

➢ Phương pháp lịch sử có mối quan hệ mật thiết với phương pháp logic lịch sử:

  • Phương pháp lịch sử khôi phục bức tranh quá khứ của hiện thực.
  • Phương pháp logic đi tìm cái logic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” để vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hiện thực.

● Nguyên tắc cơ bản:

  • Phương pháp lịch sử:
  • Tính biên niên: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế.
  • Tính toàn diện: Khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng.
  • Tính minh xác: Các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải được nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan.
  • Tính liên kết: Làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Phương pháp logic lịch sử:
  • Tránh máy móc, áp đặt: Khi dùng phương pháp logic để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, đòi hỏi phải đi tìm quy luật từ chính quá trình vận động và phát triển phức tạp của sự vật hiện tượng.
  • Bước 1: Xác định phạm vi tư liệu nghiên cứu (các dạng tư liệu: tranh ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu, text, hiện vật...; các nguồn tư liệu: từ ai, từ đâu, trong không gian, thời gian nào, thuộc loại hình gì (bài báo, luận án, chuyên khảo, ghi chép...)).
  • Bước 2: Thu thập tư liệu.
  • Bước 3: Xử lý tư liệu (phân loại, phân tích...).
  • Bước 4: Trình bày kết quả nghiên cứu (tái hiện tư liệu trong cái nhìn lịch sử về đối tượng nghiên cứu).
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp mô hình hoá

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.

  1. Phương pháp quan sát khoa học

 Khái niệm, phương tiện quan sát khoa học

  • Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, dữ kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.
  • Trong nghiên cứu xã hội, quan sát là phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp (primary data – dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập) về đối tượng khảo sát và ghi hận bằng giác quan (hoặc máy thu hình, ghi âm, máy quét, dụng cụ đo đếm...) các yếu tố liên quan đến đối tượng khảo sát.
  • Trong nghiên cứu KHXH & NV, phương pháp quan sát thường kết hợp với trắc nghiệm, thực nghiệm.

 Chức năng

  • Thu thập thông tin thực tiễn.
  • Kiểm chứng các lý thuyết, giả thuyết đã có.
  • So sánh, đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn, thực tế.

 Đặc điểm

  • Đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ.
  • Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm, thế giới quan, cảm xúc tâm lí khác nhau, quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của “cái tôi” ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Quan sát còn chịu sự chi phối của quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
  • Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lí các thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo các chuẩn nhất định.

 Phân loại

  • Tự nhiên – có kiểm soát
  • Công khai – không công khai
  • Trực tiếp – gián tiếp
  • Có chuẩn bị - không chuẩn bị
  • Một người – một nhóm người
  • Một lần – nhiều lần
  • Do con người – bằng thiết bị

 Một số phương pháp quan sát đặc thù

  • Quan sát tham dự: người nghiên cứu tham gia vào nhóm đối tượng quan sát (khác biệt với quan sát không tham dự - người nghiên cứu không tham gia vào nhóm đối tượng, mà đứng bên ngoài quan sát).

Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả, hành vi, đề mục dần dần hình thành trong quá trình quan sát – định tính (khác biệt với quan sát có cấu trúc – quan sát hành vi, đề mục được xác định trước – định lượng).

Chủ đề