Môn tiếng việt thực hành tiếng anh là gì năm 2024

Các thông tin DƯỚI ĐÂY rất cần thiết cho các bạn sinh viên khoa Pháp và các em học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu và chọn trường. Ngoài thông tin tại đây, các bạn có thể "like" trang facebook: //www.facebook.com/khoaphap.hanu/?ref=br_rs hoặc liên hệ với cô Việt Hòa, tổ trưởng bộ môn thực hành tiếng (0982827606) để hỏi thêm thông tin.

Chuyên ngành tiếng Anh (gọi tên khác nghe “sang” là ngôn ngữ Anh) bao gồm những nhóm ngành chính (liên quan đến ngôn ngữ) như sau.

  1. Thực hành tiếng Anh (học các môn kĩ năng đơn thuần nghe – nói – đọc – viết).
  2. Văn minh – văn hóa – văn học (học về văn minh – văn hóa – văn học của Anh – Mỹ hoặc của các nước nói tiếng Anh).
  3. Ngôn ngữ học (học về âm vị, hình thái, ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng học, cấu trúc học, diễn ngôn v.v.).
  4. Chuyên ngành (có thể chọn biên – phiên dịch, giảng dạy, thương mại, tiếp thị, hay truyền thông v.v.).

Ngoài ra, chương trình học còn có những môn hoặc nhóm môn tự chọn, có liên quan ít nhiều tới chuyên ngành.

Để cho rõ hơn, các bạn có thể dùng sổ tay sinh viên (một số nơi gọi là chỉ nam). Phụ huynh và học viên quan tâm có thể tìm trên internet “chương trình khung” của bộ giáo dục và đào tạo hoặc các “khung chương trình đào tạo” riêng trong ngành ngôn ngữ Anh (nếu có công khai và được cập nhật) của từng trường.

Trong bài viết này, thầy có vài quan điểm và lời khuyên giúp các bạn hiểu rõ và đề xuất một cách tiếp cận dùng cho các bạn tự học.

Bài viết đứng trên góc độ của một “cựu” sinh viên, người làm xuất bản, giảng viên ngôn ngữ và đã từng làm nhiều công việc liên quan trong và ngoài lĩnh vực giáo dục.

Thực hành tiếng Anh (còn gọi với tên khác là kiến thức tiếng). Đây là nhóm môn đầu tiên sinh viên học khi vừa vào trường. Học các kĩ năng ngôn ngữ đơn thuần nghe – nói – đọc – viết.

Một số nơi còn dạy riêng thêm những môn như “ngữ pháp”, “từ vựng” hoặc “phát âm”. Thông thường, sinh viên mất khoảng từ 3-4 học kì để hoàn tất những môn này (khoảng vài chục tín chỉ).

Các trường, phần đông, vẫn dùng các giáo trình tiếng Anh tổng quát (hoặc học thuật) của các nhà xuất bản như Cambridge, Oxforx, Pearson, Macmillan, Cengage hay Collins để dạy. Nếu là một số khoa ngoại ngữ có chuyên ngành như tiếng Anh kĩ thuật, pháp lý hoặc tiếng Anh thương mại, có thể dùng những giáo trình học thuật hoặc chuyên ngành ngay từ đầu.

Có thể kể ra vài bộ giáo trình tổng quát được nhiều nơi đang sử dụng (có thể các bạn đã biết.)

  • Dạy kĩ năng NGHE thì nhiều nơi dùng bộ giáo trình “Tactics for Listening” (Oxford) hay “Listening Advantages” (Cengage Learning). Học phần Nghe – Ghi chú thì hay dùng những bộ sách như “Listening Comprehension” (Cengage) hoặc “Contemporary Topics” hay “NorthStar” (Pearson). (xem lại bài viết

    14 – CẬP NHẬT GIÁO TRÌNH).

  • Dạy kĩ năng ĐỌC thì phổ biến là bộ “Active Skills for Reading” (Cengage) hay “Inside Reading” (Oxford). Một số nơi có thêm những học phần nâng cao như “Đọc báo chí” thì dùng “In the News” (National Textbook Company) v.v.
  • Dạy kĩ năng NÓI thì phổ biến là bộ “Let’s Talk” (Cambride) hay “Communication Strategies” (Cengage)
  • Dạy kĩ năng VIẾT thì có cuốn “Refining Composition Skills” (thầy không nhớ rõ NXB) từng dùng khá thịnh hành, “First Steps in Academic Writing” và “Writing Academic English” (Pearson) hoặc gần đây là bộ “Great Wrting” (Cengage).

Đối với những language component như ngữ pháp, từ vựng và phát âm thì cũng dùng những giáo trình tương tự. Có thể kể ra bộ “English Pronuncation in Use” (CUP) hay “Understanding and Using English Grammar” (Pearson).

Mỗi học kì hoặc mỗi năm, giáo trình đều có sự thay đổi qua lại. Các bạn sinh viên cứ tìm những cuốn catalogue về English Language Teaching (ELT) của các nhà xuất bản về xem để có cái nhìn tổng quan. Mỗi lần có dịp đi hội thảo hoặc các workshop thầy cũng hay xem các catalogue để cập nhật xem thế giới ELT có gì mới không.

Các bạn sinh viên cũng có thể vào ISSUU để xem

  • Cambridge University Press
  • Macmillan ELT
  • National Graphic Learning
  • Collins ELT

hoặc vào trang mạng của một số nhà xuất bản

  • Macmillan English
  • Cambridge English
  • Oxford ELT
  • National Graphic Learning

Cá nhân thầy cho rằng, giai đoạn học thực hành tiếng rất quan trọng. Học ngôn ngữ, cốt lõi vẫn là nghe – nói – đọc – viết cho nhuần nhuyễn. T

hực tế thị trường lao động rất cần điều này, và đây cũng chính là nền tảng, là “vốn liếng” để học những môn văn hóa – văn mình – văn học, ngôn ngữ học và chuyên ngành sau này. Viết câu không được, làm sao viết tiểu luận và luận văn? Nghe – nói – đọc – viết chưa rành thì văn hóa – văn học để làm gì? Lấy gì để học ngành giảng dạy, phiên dịch hay thương mại?

Căn cứ vào quan sát thực tế thị trường lao động và xã hội hiện tại, thầy thấy rằng cần tập trung nhiều nguồn lực cho kĩ thực hành tiếng Anh.

Với việc thực hành tiếng Anh, không chỉ là kiến thức hay kĩ năng, mà nhiều khi phải đạt mức độ kĩ xảo. Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, nói về thực hành tiếng, khi học xong các học phần này, phải dùng tiếng Anh ở mức độ nâng cao, nắm bắt những kiến thức và kĩ năng cốt lõi, sử dụng ngôn ngữ tương đối thông thạo.

Nếu cần thiết, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có thể cầm tay chỉ việc, dạy lại ngay cho những sinh viên không chuyên ngữ cách học và một số thứ căn bản. Nếu cho đi thi các bài thi tiếng Anh chuẩn hóa như TOEFL® iBT, IELTS™hoặc PTE Academic™ thì sinh viên có thể dễ dàng đạt mức điểm cao. Có như vậy mới đạt chuẩn, đúng đẳng cấp sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đi học thực hành tiếng.

Lý thuyết như vậy, tuy nhiên, có thể thấy rằng thực chất, giảng dạy thực hành tiếng Anh ở trường không khác gì mấy so với việc dạy tại các trung tâm tiếng Anh, thậm chí nhiều lúc hời hợt hơn. Dù học qua nhiều học phần, mất nhiều thời gian nhưng rất nhiều bạn sinh viên vẫn chưa nắm bắt được kiến thức và kĩ năng cốt lõi, thực chất của môn học.

Lời khuyên chung cho các bạn sinh viên chuyên ngữ nghiêm túc, đó là, hãy … tự nâng cao ý thức tự học. Một cách tiếp cận thầy hay đề xuất đó là lấy các tiêu chuẩn ngôn ngữ của những bài thi tiếng Anh chuẩn hóa làm mục tiêu học tập (learning the tests/ test-based learning).

Chương trình học ở trường thế nào, các bạn cứ học thế ấy. Ngoài ra, căn cứ vào định hướng nghề nghiệp bản thân, làm quen với các bài thi chuẩn hóa. (Xem thêm bài viết

11 – BÀI THI CHUẨN HÓA)

Cụ thể, nếu dự định ra trường làm việc đơn thuần tại Việt Nam, các bạn hãy chọn bài thi TOEIC (cả 4 kỹ năng) để luyện tập. Trong 2 năm học, hãy giải chuyên sâu vài chục đề thi, để đảm bảo rằng mức điểm TOEIC đạt được được phải ở mức cao, gần tối đa. Những bài thi tương tự như JETSET (LCCI) cũng có thể là lựa chọn.

Nếu có định hướng về học thuật hoặc làm việc chuyên sâu, nâng cao liên quan đến tiếng Anh, các bạn sinh viên hãy lấy tiêu chuẩn ngôn ngữ của những bài thi chuẩn hóa quốc tế như IELTS™, TOEFL® iBT hay PTE Academic™ để làm mục tiêu.

Nghiên cứu và giải chuyên sâu nhiều đề thi, phải đảm bảo rằng sau 1 – 2 năm, khả năng thực hành tiếng Anh đạt mức độ trên trung cấp hoặc nâng cao. Nếu đăng kí thi, phải đạt mức điểm tương đương B2 hoặc C1 theo Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ châu Âu (CEFR).

Chủ đề