Móng chân không dính vào thịt

Tôi thường xuyên bị móng chọc thịt, góc móng chân khi mọc dài ra là đâm vào thịt ở bên dưới gây đau và rất khó chịu. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp tôi cách khắc phục sự cố này?

Trả lời về hiện tượng móng chọc thịt

Bạn Huy thân mến, bình thường thì hai cạnh móng mọc thuôn ra hai bên và không gây nên bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào, nhưng ở một số người thì lại có dấu hiệu bất thường. Hai cạnh móng khi mọc ra cứ quặp vào phía bên trong móng (chọc vào thịt dưới nền móng) làm cho móng bị cong vồng lên, bề ngang của móng bị thu hẹp lại gọi là móng chọc thịt.

Lúc đầu, móng có màu sắc bình thường nhưng sau một thời gian móng trở nên xỉn màu, xám hoặc đen. Cạnh móng luôn bị kích thích nên bệnh nhân hay gãi, cạo vào cạnh móng làm xây xước. Qua các vết xây xước móng sẽ bị nhiễm trùng. Lúc đầu rỉ dịch vàng, sau đó sẽ có mủ.

Nếu quá trình viêm kéo dài thì cạnh móng sẽ bị sùi lên tổ chức viêm màu đỏ tươi. Có dịch hoặc mủ chảy ra khi ấn vào. Móng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Do viêm và do móng chọc vào thịt nên gây đau nhất là khi đi giày.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ngâm chân bằng nước muối loãng ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút. Bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ phối hợp với kháng sinh như: fucicort, fobancort… Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Nếu tổ chức viêm sùi nhiều thì phải lấy đi bằng tia laser CO2. Nếu móng chọc vào trong nhiều và gây đau làm trở ngại sinh hoạt thường xuyên thì phải phẫu thuật lấy hết cả chân móng đi.

Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật lấy móng thì vẫn có tỷ lệ móng chọc thịt tái phát ở 20-30% các trường hợp. Các trường hợp tái phát thường nhẹ hơn tình trạng bệnh lúc ban đầu. Khi có nhiễm trùng thì phải sử dụng một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Hiện tượng móng chọc thịt không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì những triệu chứng sưng đau, đi lại khó khăn mà còn có nguy cơ gây viêm nhiễm. Do đó, mọi người nên chủ động khám và điều trị bệnh sớm khi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo. Vậy phương pháp điều trị móng chọc thịt là gì?


29/09/2021 | Đừng chủ quan với tình trạng viêm da quanh móng
29/09/2021 | Có thể điều trị bệnh nấm móng dứt điểm hay không?
05/08/2021 | Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân đơn giản và hiệu quả
24/10/2020 | Nấm móng tay: nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả

1. Sơ lược về tình trạng móng chọc thịt

Móng chọc thịt được mô tả là tình trạng các tổ chức phần mềm ở cuốn móng bị rách do góc trước của bờ hai bên bản móng chọc vào và gây tổn thương. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy phần thịt hai bên móng bị sưng đau nhẹ nhưng theo thời gian các triệu chứng này ngày một nặng hơn và gây viêm nhiễm. Trong quá trình đi lại, bệnh nhân thường cảm nhận các triệu chứng của bệnh rõ rệt hơn khi mang giày. 

Móng chân không dính vào thịt

Tổng quan về tình trạng móng chọc thịt

Theo bác sĩ, bệnh móng chọc thịt có thể nảy sinh ở cả móng tay và móng chân nhưng thường gặp nhiều ở các ngón chân và phổ biến nhất là ngón chân cái. Mặc dù, bệnh lý này hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều cản trở cho người bệnh khi đi lại, nhất là trong những trường hợp cần phải mang giày. Để giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh, các bạn nên tích cực điều trị móng chọc thịt ngay khi nhận thấy triệu chứng cảnh báo. 

2. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Để điều trị móng chọc thịt an toàn và hiệu quả, trước tiên bác sĩ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, bệnh lý này có thể nảy sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu nảy sinh từ những tác nhân bên ngoài, điển hình các thói quen trong đời sống hằng ngày. Cụ thể như:

  • Thường xuyên đi giày mũi chật: việc thường sử dụng những đôi giày mũi nhọn sẽ khiến cuốn móng bị ép vào hai bên bờ bản móng, nhất là khi đôi giày bị chật. Đồng thời, khi di chuyển trên giày cao gót, phần đầu ngón chân thường chịu nhiều áp lực hơn, bản móng cũng dễ phát triển xuyên vào hai bên cuốn móng dẫn đến móng chọc thịt.

Móng chân không dính vào thịt

Móng chọc thịt ngón chân do đi giày mũi nhọn nhiều

  • Cắt tỉa móng tay, móng chân không đúng: sau khi móng được cắt bỏ, các tổ chức phần mềm sẽ phát triển và thay thế vào chỗ móng bị cắt. Do đó, trong những trường hợp móng bị cắt tỉa quá sâu vào hai bờ bên bản móng thường dễ bị móng chọc thịt khi móng phát triển lại. 

  • Nguyên nhân khác: một số bệnh lý như loạn dưỡng, nấm móng,… thường khiến ngón tay, ngón chân dày và rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để cuốn móng phát triển và đâm vào bản móng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn vì phần bản móng bị cuốn móng phát triển và chùm lên. 

3. Các triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh

Theo bác sĩ, phương pháp điều trị móng chọc thịt còn tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh đang trong giai đoạn nào. Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương. Vậy bệnh móng chọc thịt có mấy giai đoạn? Biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn như thế nào? Sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:

3.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy vùng ngón chân, ngón tay bị bệnh sưng, đau nhẹ kèm theo sự gia tăng tiết mồ hôi những vùng da xung quanh. Trong trường hợp bản móng tác động khiến biểu mô của cuốn móng bị tổn thương nặng thì phần cuốn móng thường phù nề nặng hơn. Nhìn chung, tình trạng sưng, đỏ tùy thuộc vào mức độ và thời gian biểu mô cuốn móng bị tổn thương. 

Móng chân không dính vào thịt

Đầu ngón chân có biểu hiện sưng đỏ và đau nhẹ

3.2. Giai đoạn 2

Theo thời gian, tình trạng tổn thương sẽ ngày một nặng hơn và bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy sự nhạy cảm, đau nhức và gia tăng tiết mồ hôi ở vùng vết thương. Quan sát bằng mắt thường, bạn dễ dàng nhận thấy bờ móng bị phá hủy, lở loét và trùm lên phần bản móng. Ở giai đoạn này, vết thương thường tiết dịch và mủ kèm theo mùi thối do các vi khuẩn gram dương tấn công.

3.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh móng chọc thịt nên các triệu chứng tăng sinh tổ chức hạt, tăng tiết mồ hôi, đau nhức cũng nặng nề hơn. Khi quan sát, bạn có thể thấy được hiện tượng phủ lên bản móng do các tổ chức hạt phát triển mạnh khiến chúng không thể nâng lên khỏi phần rãnh. 

4. Phương pháp điều trị móng chọc thịt 

Để xây dựng phác đồ điều trị móng chọc thịt, bác sĩ cần tiến hành thăm khám, đánh giá tổng quan về tình trạng, mức độ viêm nhiễm ở vết thương để xác định giai đoạn của bệnh. Cụ thể phương pháp chữa trị ở từng giai đoạn như sau:

4.1. Đối với giai đoạn đầu và giai đoạn 2

Đối với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 2, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng bảo tồn. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nên thường xuyên ngâm chân với nước ấm, sử dụng thuốc bôi và kháng sinh. Đồng thời, người bệnh tuyệt đối không được mang giày quá chật. 

Móng chân không dính vào thịt

Điều trị bảo tồn khi tình trạng bệnh còn nhẹ

4.2. Đối với giai đoạn 3

Với những bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn cuối, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ một phần bản móng và gốc móng. Vậy điều trị móng chọc thịt bằng phương pháp phẫu thuật có phức tạp không? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là những chia sẻ cụ thể về hình thức điều trị này.

4.2.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cần tìm hiểu tiền sử bệnh cũng như những dị ứng ở bệnh nhân (dị ứng thuốc). Đặc biệt, với những đối tượng mắc bệnh mạch ngoại biên, rối loạn đông máu, bệnh mạch collagen, bệnh đái tháo đường hoặc đang sử dụng thuốc chống đông thì bác sĩ cần lưu ý để đưa ra cách điều trị an toàn nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chụp X - quang nhằm giúp bác sĩ dễ dàng xác định được những thương tổn tăng sắc tố, tân sinh,… có thể gây loạn dưỡng móng (nếu có). 

Móng chân không dính vào thịt

Chụp X - quang trước khi tiến hành phẫu thuật móng chọc thịt

4.2.2. Quá trình phẫu thuật móng chọc thịt 

Quy trình phẫu thuật để điều trị móng chọc thịt sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây: 

  • Tiến hành gây tê tại chỗ: bệnh nhân sẽ được gây tê trực tiếp ở vùng bản móng bị tổn thương và góc móng tương ứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể gây tê theo hình thức vòng tròn xung quanh ngón chân bị móng chọc thịt.

  • Thực hiện loại bỏ những tổ chức đã bị hoại tử, các tổ chức hạt phì đại và mủ rồi tiến hành rửa vết thương. 

  • Thực hiện cắt bỏ một phần bản móng ở vị trí móng chọc thịt sau đó tạo một bờ móng mới. Ngoài ra, để đảm bảo loại bỏ hết những vi khuẩn gây viêm nhiễm, mầm mống gây bệnh cũng như ngăn ngừa khả năng bản móng phát triển trở lại, bác sĩ sẽ tiến hành phenol hoặc đốt điện vị trí vết thương. 

  • Tiến hành khâu vết mổ. Sau khi hoàn tất, tại vị trí vết mổ và vết băng sẽ được tra mỡ kháng sinh. 

Sau khi kết thúc quy trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể được xuất viện nhưng cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như những dấu hiệu sinh tồn. Với những trường hợp người bệnh cảm thấy đau đầu, nôn ói hoặc ở vị trí phẫu thuật bị chảy máu, bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và can thiệp sớm. 

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị móng chọc thịt. Ngoài ra, các bạn cũng không nên chủ quan khi mắc bệnh vì điều đó sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm nhiễm trở nặng, gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu.