Một ngày ăn bao nhiêu thịt bò là đủ

Kỹ sư Lê Thị Mai Linh, khoa Dinh Dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết lượng protein (đạm) cần nạp vào ở mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, sinh lý, đang mang thai, cho con bú, bệnh lý và mức độ, lao động. Lượng đạm một người cần bổ sung từ 1,1 đến 1,3 g trên mỗi kg trọng lượng một ngày, trong đó đạm động vật chỉ nên chiếm 50% tổng nhu cầu đạm. Mức này bằng 13-20% nhu cầu năng lượng (calo) hàng ngày.

Có hai nguồn đạm chính là đạm thực vật và đạm động vật. Đạm thực vật bao gồm các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen..., sản phẩm từ đậu như giá đỗ, đậu phụ; yến mạch, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt mè, các loại rau xanh đậm... Đạm động vật bao gồm các loại thịt (heo, bò, gà, vịt), cá, trứng, hải sản, tôm cua...

Tuy nhiên, theo kỹ sư Mai Linh, khi nói đến đạm, nhiều người Việt vẫn thường nghĩ ngay đến thịt, cá, đạm động vật.

"Đạm động vật tối đa chỉ nên chiếm 50% lượng đạm cả ngày", kỹ sinh dinh dưỡng cho biết.

Ví dụ, một người nữ 20 tuổi, cao 1,6m, nặng 56 kg, điều kiện sức khỏe bình thường, không mang thai hay cho con bú, không có bệnh thì lượng đạm được tính với công thức: 56 x (1,1-1,3) tức khoảng 63 g - 73 g. Trung bình cần khoảng 68 g đạm mỗi ngày.

Trong đó lượng đạm động vật chiếm 50%, tức cần bổ sung 34g đạm động vật. Để có 10g đạm động vật thì cần tiêu thụ 50 g thịt. Vậy người này sẽ cần khoảng 170 - 210 g thịt cá mỗi ngày.

Lượng thức ăn từ đạm động vật hay thực vật nên được thay thế trong cùng một nhóm, không nên thay thế khác nhóm. Ví dụ ở nhóm đạm động vật, thay vì ăn 50 g thịt có thể thay bằng 60 g trứng, tức 1 quả trứng công nghiệp lớn, 2 quả trứng gà ta. Hoặc có thể thay bằng 50g cá nục, khoảng 1 con cá nhỏ, hay 55g tôm, cỡ 4 con tôm trung bình, 55 g cá lóc, tương đương 1 lát cá vừa.

"Nếu ăn quá nhiều protein động vật sẽ dễ dẫn đến bệnh gout, các axit uric lắng đọng gây nên bệnh khớp, tim mạch. Ngoài ra, các axit béo trong thịt dưa thừa tạo thành mỡ gây béo phì và loãng xương. Tuy nhiên nếu ăn quá ít đạm động vật thì sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất đặc biệt là với thanh thiếu niên tuổi mới lớn", kỹ sư Linh cho biết.

Một ngày ăn bao nhiêu thịt bò là đủ

Ăn 50g thịt sẽ cung cấp cho cơ thể 10g protein. Ảnh: Flickr

Mỗi người nên ăn đa dạng các loại thực phẩm đủ 4 nhóm chất đường bột, đạm (đạm động vật, đạm thực vật), chất béo, vitamin và khoáng chất.

"Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá và nên bổ sung đậu phụ trong mỗi bữa ăn để đa dạng nguồn đạm", kỹ sư Linh khuyến cáo.

Tuy thịt bò cung cấp khá nhiều chất có lợi cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt bò sẽ gây hại cho sức khoẻ và gây ra một số bệnh như sau:

Bệnh về tim mạch: thịt bò là loại thịt có màu đỏ nhưng các chuyên gia nói rằng nếu chúng ta ăn quá nhiều các loại thịt có màu đỏ sẽ dễ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, gây ra những tác động không tốt đến tim mạch mà chúng ta không thể lường trước được. Vì khi thịt bò được tiêu hoá tại dạ dày, sẽ tạo ra Carnitine làm xơ vữa động mạch.

Có nguy cơ bị ung thư cao: Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thịt đỏ và các loại bệnh ung thư và kết quả đã cho ta thấy rằng nếu ăn quá nhiều thịt đỏ thì khả năng bị ung thư đại tràng và ung thư ruột kết sẽ cao hơn so với bình thường.

Một ngày ăn bao nhiêu thịt bò là đủ
Ăn quá nhiều thịt bò sẽ gây bệnh cho bạn

Ăn thịt bò nhiều sẽ gây bệnh alzheimer: Theo khoa học, nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer chính là do cơ thể bị dư quá nhiều chất sắt. Điều này dẫn đến việc protein ở não gây phá vỡ một số Nơron thần kinh khiến chúng bị tê liệt, mất chức năng. Nếu bạn ăn thịt bò với liều lượng vừa phải thù chất sắt được bổ sung vào cơ thể sẽ tốt cho sức khỏe, tim mạch và trí não. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều khiến dư sắt thì nguy cơ bị mắc alzheimer rất cao.

Nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao: nguyên dẫn dẫn đến bệnh này là do loại chất béo bão hoà-loại chất béo xấu nhưng trong thịt bò lại chứa rất nhiều loại chất béo này. Nếu cơ thể bạn hấp thụ quá 7% chất béo bão hòa trong tổng số calo của một ngày thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 1 là rất cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn ăn các loại thịt bò tái hoặc sống có thẻ bị sán lá gan do loại sán này kí sinh rất nhiều ở động vật ăn cỏ.

Ăn thịt bò như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Theo như các nghiên cứu, một tuần chúng ta chỉ cần ăn từ 300 đến 500 gam thịt bò là đủ tốt cho sức khoẻ, không nên ăn quá nhiều. Vậy câu trả lời cho câu hỏi ăn thịt bò nhiều có tốt không? Chắc chắn là không tốt đâu bạn nhé.

Một ngày ăn bao nhiêu thịt bò là đủ
Nên cung cấp hàm lượng thịt bò như thế nào cho cơ thể của bạn

Vào buổi tối tốt nhất không nên ăn thịt bò

Buổi tối là thời gian chúng ta dành để nghỉ ngơi, ít vận động vì thế nếu như ta ăn thịt bò vào buổi tối thì hàm lượng chất sắt chứa trong thịt bò sẽ kích thích gan khiến nó hoạt động nhiều hơn làm cho đường trong máu cũng tăng lên sẽ gây nguy cơ bị tiểu đường và các loại bệnh khác. Nếu ăn thịt bò vào buổi tối thì sẽ tiêu hóa chậm gây ợ chua và đầy bụng. Đồng thời, thịt bò cũng không tốt đối với những người bị bệnh béo phì, dư cân, mỡ trong máu…

Không ăn thịt bò khi cơ thể có vết thương chưa lành

Khi bị thương chúng ta không nên ăn thịt bò và các loại chả, giò làm từ thịt bò vì thịt bò sẽ làm cho vết thương của bạn có màu trở nên sẫm hơn và hình thành nên sẹo lồi.

Không ăn bò khi còn tái, sống

Có rất nhiều loại sán ký sinh trong thịt bò nó rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho chúng ta. Đồng thời trong quá trình giết mổ và vận chuyển thịt bò thì chúng ta không thể đảm bảo được nó có an toàn và không bị nhiễm bất kỳ loại vi khuẩn nào nữa hay không vì thế chúng ta không nên ăn thịt bò tái sống để đảm bảo sức khỏe.

Một ngày ăn bao nhiêu thịt bò là đủ
Có nên ăn các loại đồ ăn và thịt bò khi chưa chín kỹ

Không ăn kết hợp thịt bò bà hải sản

Nếu chúng ta ăn thịt bò kết hợp với hải sản thì phốt pho có ở thịt bò, canxi và magie có ở hải sản sẽ kết hợp với nhau tạo thành kết tủa và làm chậm quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và ngăn cản hấp thụ phốt pho.

Nếu bạn đang điều trị các loại bệnh da liễu như nám, tàn nhang thì không nên ăn thịt bò

Trong thịt bò có nhiều protein để cơ thể hấp thụ nhưng nếu bạn bị tàn nhang hay nám thì khi ăn thịt bò nám và tàn nhang sẽ lây lan nhanh hơn. Vì thế bạn nên kiêng thịt bò nếu như đang bị các tình trạng này.

Không uống rượu trắng khi ăn thịt bò

Các món từ thịt bò là là những món nhậu được nhiều người lựa chọn nhưng họ lại không biết rằng khi ăn thịt bò mà uống rượu trắng họ có thể gặp một số bệnh về răng lợi, một số bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1 tuần ăn bao nhiêu thịt là đủ?

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu thịt?

Trung bình cần khoảng 68 g đạm mỗi ngày. Trong đó lượng đạm động vật chiếm 50%, tức cần bổ sung 34g đạm động vật. Để có 10g đạm động vật thì cần tiêu thụ 50 g thịt. Vậy người này sẽ cần khoảng 170 - 210 g thịt cá mỗi ngày.

Một ngày nên ăn bao nhiêu thịt đỏ?

Mức này là rất cao so với khuyến nghị, theo ông Lê Danh Tuyên - nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tùy theo loại hình lao động từ nhẹ đến nặng, mỗi người chỉ nên sử dụng 1,2 - 2,2g thịt đỏ/kg thể trọng/ngày, trong đó người 50kg làm việc văn phòng chỉ nên dùng 60g thịt đỏ (thịt lợn, bò, phần thịt đỏ của gia ...

Ăn thịt gà bao nhiêu là đủ?

400-500g ức gà mỗi ngày hoặc 150-200g thịt gà nguyên con có thể được coi là lượng lý tưởng trong một ngày đối với một người. Bạn có thể ăn ức gà 2-3 lần/ngày mà không cần đắn đo vì loại thịt này an toàn.